Quy trình thực hiện giải pháp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động liên kết đào tạo giữa trường trung cấp nghề kinh tế công nghiệp thủ công nghiệp nghệ an với các cơ sở sản xuất (Trang 88)

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

3.3.1.3 Quy trình thực hiện giải pháp

Bước 1: Xây dựng kế hoạch

+ Xác định các nội dung thông tin cần khai thác theo tiến độ, đặc biệt là các thông tin về nhu cầu của CSSX;

+ Xác định các đối tượng cần tiếp cận để khai thác và xử lý thông tin; + Chuẩn bị các cơ sở vật chất trang thiết bị để thực hiện;

+ Dự kiến về cơ cấu tổ chức, nhân sự để thực hiện.

+ Khảo sát các trung tâm giới thiệu việc làm có khả năng cung cấp cho nhà Trường, CSSX và người học các thông tin liên quan đến nhu cầu đào tạo, khả năng đào tạo và tiếp nhận học sinh qua đào tạo; Từ đó lên kế hoạch ký hợp đồng với các trung tâm giới thiệu việc làm

Bước 2: Tổ chức thực hiện

+ Thành lập bộ phận chuyên trách đảm nhiệm công việc khai thác và xử lý thông tin;

+ Quy định chức năng, nhiệm vụ và quy chế hoạt động của bộ phận chuyên trách đảm nhiệm công việc khai thác và xử lý thông tin;

+ Cử cán bộ đi bồi dưỡng nghiệp vụ khai thác và xử lý thông tin về nhu cầu và yêu cầu của CSSX;

+ Xây dựng website và tăng cường các kênh quảng bá về năng lực của nhà Trường nhằm thu hút sự liên kết của các đối tác

+ Tổ thức tọa đàm, hội thảo chuyên đề thường xuyên hoặc định kỳ, tổ chức các cuộc giao lưu, học tập lẫn nhau; tiến hành khảo sát, điều tra các CSSX và các cựu học sinh đang làm việc tại CSSX.

Nhu cầu học nghề ngắn hạn như may mặc…, do thời gian qua lao động các ngành này được đào tạo tương đối nhiều, hiện đã bão hòa, đồng thời trước tình trạng suy thoái kinh tế hiện nay các ngành này đang gặp nhiều khó khăn, phải cắt giảm khá nhiều lao động và thu nhập của người lao động ở khu vực này thấp nên người lao động không muốn lựa chọn.

Ở khu vực Bắc Trung Bộ, Bắc Ninh, Hà Nội... đang phát triển áp dụng công nghệ sản xuất mới với trình độ cơ khí hóa, tự động hóa ngày càng cao đang đặt ra yêu cầu tăng cao trình độ và năng lực nghề nghiệp của người công nhân trực tiếp sản xuất và tăng nhu cầu đội ngũ kỹ thuật viên trực tiếp tham gia quản lý và tác nghiệp, vì vậy nhu cầu đào tạo dài hạn với các ngành nghề như cơ khí, xây dựng, điện tử, thợ vận hành máy và thiết bị; thợ cơ khí, lắp ráp máy móc; sửa chữa, lắp ráp thiết bị điện, điện tử, gia công chế biến... đáp ứng và cung cấp nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp, khu chế xuất, các CSSX liên doanh, là tương đối lớn. Từ nhu cầu thực tế trên, đòi hỏi nhà trường phải xây dựng kế hoạch liên kết đào tạo đa ngành với nhiều loại trình độ đào tạo, tổ chức thực hiện liên thông giữa các cấp trình độ và ngay trong cả từng cấp trình độ; xây dựng kế hoạch đào tạo ngắn hạn kết hợp với xây dựng kế hoạch đào tạo dài hạn.

+ Liên kết tay ba với các Trung tâm giới thiệu việc làm và các CSSX bố trí giới thiệu việc làm cho học sinh sau khi tốt nghiệp.

+ Ký hợp đồng liên kết tay ba để các Trung tâm thực hiện nhiệm vụ là cầu nối: Thay mặt CSSX nhận đơn xin việc, sơ tuyển và lựa chọn người đạt yêu cầu cho CSSX; Thay mặt nhà Trường tiếp nhận đơn xin học nghề, sơ tuyển và lựa chọn học viên cho nhà Trường; Tư vấn cho nhà Trường và CSSX cách thức huy động các nguồn kinh phí để hỗ trợ đào tạo và giải quyết việc làm cho người lao động.

Bước 3: Kiểm tra đánh giá

+ Kiểm tra, đánh giá chất lượng và số lượng nguồn thông tin thu thập được theo tiến độ kế hoạch đề ra như thông tin về nhu cầu nhân lực, khả năng liên kết, cơ cấu ngành nghề, cấp trình độ, các phẩm chất khác của người lao động mà CSSX cần; các kỹ thuật, công nghệ mới, các loại vật liệu mới, giải pháp quản lý mới, thông tin phản hồi về chất lượng và hiệu quả đào tạo.

+ Tiến hành sơ tổng kết năm học để đánh giá kết quả thực hiện giải pháp qua các số liệu thể hiện ở mặt số và chất lượng học sinh tuyển mới và học sinh tốt nghiệp có việc làm thông qua trung tâm tư vấn giới thiệu việc làm;

+ Xem xét những tồn tại và hạn chế trong việc thực hiện hợp đồng để có giải pháp khắc phục

+ Kiểm chứng chất lượng và hiệu quả nguồn thông tin khai thác được thông qua khả năng liên kết thực tế giữa nhà Trường và CSSX;

+ Kiểm điểm, đánh giá nhằm phát huy những ưu điểm, khắc phục những tồn tại hạn chế trong quá trình vận hành của bộ máy khai thác và xử lý thông tin.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động liên kết đào tạo giữa trường trung cấp nghề kinh tế công nghiệp thủ công nghiệp nghệ an với các cơ sở sản xuất (Trang 88)