Nhóm nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động liên kết đào tạo giữa trường trung cấp nghề kinh tế công nghiệp thủ công nghiệp nghệ an với các cơ sở sản xuất (Trang 80)

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

2.4.3.2. Nhóm nguyên nhân chủ quan

Các nguyên nhân vi mô thuộc về phía nhà trường và CSSX. Cơ bản tồn tại các nguyên nhân sau:

a.Về phía nhà trường:

- Ttrường hiện nay còn phần nào chịu ảnh hưởng của cơ chế quản lý tập trung, chưa thực sự năng động, linh hoạt trong hoạt động cải tiến chất lượng đào tạo. Nhà trường chưa chủ động thiết lập, phát triển liên kết, hợp tác đào tạo với phía CSSX. Thiếu đội ngũ cán bộ có năng lực thực hiện liên kết, hợp tác đào tạo tại trường và CSSX .

- Nhiều trường chưa nhận thức được một cách đầy đủ hoặc đã thấy được lợi ích của việc hợp tác đào tạo nói trên song chưa có khả năng, điều kiện cũng như các giải pháp hữu hiệu để thực hiện.

- Trường còn trông chờ vào cơ quan nhà nước, những điều kiện sẵn có, chưa chủ động tìm kiếm thị trường đào tạo, thị trường lao động.

- Trong công tác quản lý, một số đồng cán bộ quản lý còn chịu ảnh hưởng của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, chưa thực sự năng động, linh hoạt trong việc cải tiến chất lượng đào tạo theo hướng "cung" sang "cầu".

- Năng lực trình độ của đội ngũ cán bộ giáo viên còn nhiều hạn chế, chưa được chuẩn hóa, và còn thiếu. Cán bộ làm công tác quản lý, giúp việc hiệu trưởng chưa có nhiều kinh nghiệm trong điều hành công tác đào tạo nghề. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên chư đồng bộ, chưa tương xứng với nhiệm vụ và quy mô của các trường.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy nghề còn hạn chế, đang trong giai đoạn từng bước hoàn thiện.

- Tính năng động, sáng tạo của nhà trường còn hạn chế, chưa bắt kịp yêu cầu phát triển của thị trường và xã hội để chủ động trong việc chọn nghề và quyết định quy mô tuyển sinh cũng như tổ chức quá trình đào tạo.

- Quy mô, cơ cấu các nghề đào tạo chậm đổi mới theo nhu cầu của CSSX và thị trường, chủ yếu là tập trung vào các ngành nghề truyền thống, hoặc đào tạo theo khả năng đã có. Trường cơ bản là chú trọng đào tạo những nghề truyền thống hoặc đào tạo theo những khả năng đã có. Chưa tập trung đào tạo theo yêu cầu của thị trường lao động.

- Chưa kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học của học viên, giữa học tập chính khóa với ngoại khóa,

b.Về phía CSSX :

- Chưa thực sự năng động, linh hoạt trong công tác đào tạo bồi dưỡng, nâng cấp trình độ đội ngũ lao động của mình.

- Có nhu cầu sử dụng nguồn lao động kỹ thuật nhưng chưa chủ động thiết lập mối liên kết hợp tác với các cơ sở đào tạo nghề.

- Ở nước ta, cung lao động lớn hơn cầu nên do sức ép về việc làm, người lao động phải tự đào tạo, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp để có cơ hội việc làm. Vì vậy, mặc dù sử dụng sản phẩm của đào tạo nghề nhưng các CSSX chưa nhận thức đúng mức về trách nhiệm trở lại đối với các cơ sở đào tạo, với đội ngũ lao động kỹ thuật.

Tóm lại, hệ thống đào tạo nghề nói chung và các trường trọng điểm nói riêng còn có những hạn chế nhất định. Điều kiện - nguồn lực đảm bảo và nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề còn nhiều bất cập so với yêu cầu phát triển của thực tiễn. Việc liên kết, hợp tác đào tạo giữa trường và CSSX nhằm tăng cường các nguồn lực, nâng cao chất lượng đào tạo nghề còn yếu. Cần thiết phải nghiên cứu, đưa ra hệ thống giải pháp quản lý hữu hiệu, đồng bộ để thiết lập, phát triển liên kết, hợp tác giữa Trường với các CSSX nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề trong hiện tại cũng như tương lai.

Kết luận chương 2

Trong những năm gần đây, Trường Trung cấp nghề Kinh tế - Công nghiệp - Thủ công nghiệp Nghệ An đã có sự đổi mới tương đối toàn diện trong công tác đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực của thị trường và các CSSX. Qua tổng hợp và phân tích thực trạng liên kết đào tạo cho thấy tiềm năng phát triển đào tạo nghề của Trường Trung cấp nghề Kinh tế - Công nghiệp -Thủ công nghiệp Nghệ An nhằm đáp ứng nhu cầu của CSSX là rất lớn. Liên kết đào tạo giữa nhà trường với CSSX là phương hướng đúng đắn, có hiệu quả và thực sự đã nâng cao được chất lượng đào tạo nghề tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh khi tốt nghiệp có việc làm ngay.

Quản lý liên kết đào tạo trong những năm qua đã có những đổi mới về mặt nội dung và cách thức. Trong 18 nội dung liên kết đào tạo qua điều tra cho thấy đều được đánh giá tương đối tốt. Các khâu quản lý từ xác định nhu cầu liên kết, xây dựng kế hoạch, xác định nội dung chương trình đến triển khai và đánh giá đã được chú trọng.

Tuy vậy, các nội dung được triển khai trong hoạt động quản lý liên kết đào tạo giữa nhà trường và CSSX đang sử dụng chưa thực sự thiết thực và hiệu quả. Trên thực tế sự liên kết này diễn ra một cách tự phát và hình thức,

mức độ chưa cao, hệ quả của nó là chất lượng đào tạo nghề hiện nay chưa hoàn toàn đáp ứng được so với nhu cầu của CSSX.

Do vậy, để nâng cao hiệu quả liên kết đào tạo giữa nhà trường với CSSX nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu của CSSX, cần tập trung nghiên cứu, đề xuất và hoàn thiện một số giải pháp quản lý liên kết đào tạo có tính cấp thiết và khả thi.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG LIÊN KẾT ĐÀO TẠO GIỮA TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP

THỦ CÔNG NGHIỆP NGHỆ AN VỚI CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động liên kết đào tạo giữa trường trung cấp nghề kinh tế công nghiệp thủ công nghiệp nghệ an với các cơ sở sản xuất (Trang 80)