Thực trạng quản lý hoạt động liên kết đàotạo giữa Trường Trung cấp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động liên kết đào tạo giữa trường trung cấp nghề kinh tế công nghiệp thủ công nghiệp nghệ an với các cơ sở sản xuất (Trang 71)

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

2.3.2. Thực trạng quản lý hoạt động liên kết đàotạo giữa Trường Trung cấp

Trung cấp nghề Kinh tế - Công nghiệp - Thủ công nghiệp Nghệ An với các CSSX qua khảo sát, phỏng vấn

2.3.2.1 Thực trạng quản lý mục tiêu liên kết đào tạo với CSSX

Mục tiêu đào tạo là cái đích mà hoạt động đào tạo cần phải đạt tới. Quản lý mục tiêu đào tạo bao gồm:

- Kế hoạch hóa mục tiêu đào tạo trên cơ sở cụ thể hóa mục tiêu về kiến thức, thái độ, kỹ năng nghề nghiệp.

- Tổ chức thực hiện mục tiêu thông qua xây dựng chương trình nội dung môn học

- Lựa chọn phương thức đào tạo - Kiểm tra đánh giá mức độ đạt được - Điều chỉnh mục tiêu đào tạo.

Nhằm đánh giá thực trạng quản lý mục tiêu liên kết đào tạo của nhà trường, chúng tôi tiến hành thăm dò ý kiến với câu hỏi và thu được kết quả ở bảng 2.15 như sau:

Bảng 2.15. Đánh giá của khách thể điều tra về thực trạng quản lý

mục tiêu đào tạo: TT

Các nội dung quản lý mục tiêu

đào tạo liên kết

Các mức độ đạt được (%) Cao đối caoTương Trungbình Thấp

1

Kế hoạch hóa mục tiêu đào tạo trên cơ sở cụ thể hóa mục tiêu về kiến thức, thái độ, kỹ năng nghề nghiệp

21.66 61.67 16.67

2

Tổ chức thực hiện mục tiêu thông qua xây dựng chương trình nội dung môn học

15.00 40.00 45.00 3 tạoLựa chọn phương thức đào 18.33 51.67 30.00

4 đạt được Kiểm tra đánh giá mức độ 10.00 25.00 53.33 11.67 5 tạoĐiều chỉnh mục tiêu đào 8.33 11.67 56.67 23.33 Kết quả thăm dò ý kiến ở bảng 2.15 cho thấy công tác quản lý mục tiêu liên kết đào tạo được thực hiện khá tốt ở khâu kế hoạch hóa mục tiêu đào tạo, tuy nhiên việc tổ chức thực hiện mục tiêu kết quả đánh giá "trung bình" còn cao, nội dung kiểm tra đánh giá, điều chỉnh mục tiêu kết quả thực hiện chưa tốt. Điều đó chứng tỏ mục tiêu đào tạo vẫn còn một số vấn đề chưa được điều chỉnh kịp thời phù hợp với yêu cầu thực tế.

2.3.2.2. Thực trạng quản lý nội dung liên kết đào tạo với CSSX

Nội dung đào tạo là phần trọng tâm của quản lý quá trình đào tạo, góp phần trực tiếp thực hiện mục tiêu đào tạo. Quản lý nội dung đào tạo bao gồm:

- Xây dựng nội dung đào tạo phù hợp với mục tiêu đào tạo - Triển khai nội dung đào tạo

- Kiểm tra đánh giá, đổi mới nội dung đào tạo.

Để nắm được thực trạng quản lý nội dung liên kết đào tạo giữa nhà trường và CSSX, chúng tôi tiến hành thăm dò ý kiến khách thể. Kết quả như sau:

Bảng 2.16. Đánh giá của khách thể điều tra về thực trạng quản lý nội

dung liên kết đào tạo với CSSX:

TT Các nội dung quản lý nộidung đào tạo liên kết

Các mức độ đạt được (%) Cao đối caoTương Trungbình Thấp

1 Xây dựng nội dung đào tạophù hợp với mục tiêu đào tạo 25.00 65.00 10.00 2 Triển khai nội dung đào tạo 15.00 43.33 41.67

Kết quả thăm dò ý kiến tại bảng 2.16 cho thấy việc quản lý xây dựng nội dung liên kết đào tạo của nhà trường với CSSX được đánh giá ở tỷ lệ cao và tương đối cao. Qua phỏng vấn thăm dò sâu hơn cùng với số liệu thu được ở bảng 8 chúng tôi nhận thấy công tác triển khai nội dung liên kết đào tạo với CSSX của nhà trường vẫn còn hạn chế, việc đổi mới nội dung đào tạo chưa kịp thời so với yêu cầu sử dụng thực tế của các CSSX .

2.3.2.3. Thực trạng quản lý phương thức liên kết đào tạo với CSSX

Phương thức đào tạo là cách thức để truyền tải nội dung đào tạo tới đối tượng đào tạo. Nội dung chủ yếu của phương thức đào tạo là phương pháp dạy, phương pháp học và hình thức tổ chức dạy học. Quản lý phương thức dạy học bao gồm:

- Xác định phương thức đào tạo phù hợp với mục tiêu, nội dung đào tạo - Tổ chức triển khai phương thức đào tạo

- Đánh giá kết quả, điều chỉnh phương thức đào tạo

Chúng tôi đã tiến hành thăm dò ý kiến về thực trạng quản lý phương thức liên kết đào tạo của nhà trường. Kết quả thăm dò ý kiến thu được ở bảng 2.17.

Bảng 2.17: Đánh giá của khách thể điều tra về thực trạng quản lý

phương thức liên kết đào tạo với CSSX. TT Các nội dung quản lý phươngthức đào tạo liên kết

Các mức độ đạt được Cao đối caoTương Trungbình Thấp

1

Xác định phương thức đào tạo phù hợp với mục tiêu, nội dung đào tạo

15.00 45.00 40.00 2 đào tạo Tổ chức triển khai phương thức 11.67 38.33 50.00

Kết quả khảo sát thăm dò ý kiến ở bảng 2.17 cho thấy nhà trường đã có biện pháp quản lý phương thức liên kết đào tạo với CSSX ở mức độ tương đối tốt. Ngoài việc tổ chức áp dụng các phương pháp giảng dạy tiên tiến trong dạy học, nhà trường cũng đã chủ động thực hiện các hình thức dạy học gắn liền với thực tập lao động sản xuất, nâng cao tay nghề cho học sinh tại các CSSX, thông qua các hợp đồng thực tập, hợp đồng sản xuất, phối hợp với cán bộ kỹ thuật của CSSX kèm cặp tay nghề cho học sinh.

2.3.2.4 Thực trạng công tác quản lý giáo viên trong liên kết đào tạo vớiCSSX CSSX

Chất lượng đội ngũ giáo viên trong nhà trường liên quan trực tiếp đến chất lượng đào tạo. Nội dung công tác quản lý giáo viên bao gồm (trong đó đề cập đến nội dung phối hợp giảng dạy thực hành với CSSX):

- Quy hoạch đội ngũ giáo viên của trường - Tổ chức tuyển dụng, sử dụng

- Phối hợp giữa giảng dạy lý thuyết và thực hành giữa nhà trường và CSSX.

- Cơ chế chính sách, điều kiện làm việc của giáo viên - Bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giáo viên.

Chúng tôi đã tiến hành lấy ý kiến thăm dò thực trạng công tác quản lý giáo viên của nhà trường với khách thể. Kết quả thăm dò ý kiến tại bảng 2.18:

Bảng 2.18: Đánh giá của khách thể điều tra về thực trạng

quản lý giáo viên trong liên kết đào tạo với CSSX TT Các nội dung quản lý giáo viên

Các mức độ đạt được (%) Cao Tương

đối cao

Trung

bình Thấp

1 Quy hoạch đội ngũ giáo viên của trường 8.33 16.67 75.00 2 Tổ chức tuyển dụng, sử dụng 11.66 21.67 66.67 3 Phối hợp giữa giảng dạy lý thuyết vàthực hành giữa nhà trường và CSSX 20.00 45.00 35.00

4 Cơ chế chính sách, điều kiện làmviệc của giáo viên 6.67 8.33 75.00 10.00 5 Bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giáo viên 8.33 16.67 75.00

Các số liệu trong bảng 2.18 cho thấy các chỉ số quản lý giáo viên của nhà trường còn thấp, chủ yếu các ý kiến thăm dò đánh giá ở mức độ trung bình. Đặc biệt về cơ chế chính sách, điều kiện làm việc của giáo viên của nhà trường còn khó khăn. Song bên cạnh đó nội dung phối hợp giảng dạy lý thuyết và thực hành giữa nhà trường và CSSX đước đánh giá cao. Qua phỏng vấn điều tra chúng tôi được biết, thực trạng nhà trường còn vẫn còn nhiều khó khăn đã ảnh hưởng trực tiếp đến công tác tổ chức quản lý giáo viên, nhưng nhà trường đã quan tâm và có những giải pháp quản lý để giáo viên có điều kiện phối hợp với CSSX trong giảng dạy thực hành như: Tổ chức cho giáo viên tham quan công nghệ, tìm hiểu công nghệ mới tại CSSX; giáo viên quản lý học sinh tham gia thực tập sản xuất, tham gia làm thuê cho CSSX …

2.3.2.5 Thực trạng quản lý học sinh

Chúng ta có thể hiểu học sinh vừa là yếu tố đầu vào vừa là sản phẩm đầu ra của quá trình đào tạo. Công tác quản lý học sinh là yếu tố rất quan trọng quyết định đến chất lượng đào tạo. Nội dung quản lý học sinh bao gồm:

- Tổ chức tuyển sinh, biên chế theo ngành học, lớp học - Quản lý quá trình học tập, rèn luyện

- Tổ chức đánh giá, khen thưởng, kỷ luật

- Quản lý thực tập sản xuất, thực tập tốt nghiệp tại CSSX - Theo dõi học sinh sau khi ra trường.

Câu hỏi điều tra về quản lý học sinh. Kết quả thăm dò ý kiến thể hiện tại bảng 2.19:

Bảng 2.19. Đánh giá của khách thể điều tra về thực trạng

quản lý học sinh trong liên kết đào tạo với CSSX: TT Các nội dung quản lý học sinh

Các mức độ đạt được (%) Cao đối caoTương Trungbình Thấp

1 Tổ chức tuyển sinh, biên chế theongành học, lớp học 16.67 75.00 8.33 2 Quản lý quá trình học tập, rèn luyện 10.00 23.33 66.67

3 Tổ chức đánh giá, khen thưởng, kỷ luật 11.67 26.67 61.67 4 Quản lý thực tập sản xuất, thực tập tốtnghiệp tại CSSX 21.67 36.67 41.67

5 Theo dõi học sinh sau khi ra trường 6.67 15.00 66.67 11.67 Số liệu thăm dò cho thấy có hai khâu quan trọng là khâu tổ chức tuyển sinh và khâu theo dõi học sinh ra trường chưa được nhà trường thực hiện tốt. Song bên cạnh đó nội dung quản lý thực tập sản xuất tại CSSX được đánh giá cao.

2.3.2.6. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ đào tạo:

Cơ sở vật chất kỹ thuật là điều kiện rất quan trọng quyết định đến chất lượng đào tạo nghề. Quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ đào tạo bao gồm:

- Sự đầu tư của hai bên (nhà trường và CSSX ) theo cam kết - Nhu cầu sử dụng trong đào tạo

- Hiệu quả sử dụng

- Phương thức tăng cường, bổ sung cơ sở vật chất.

Chúng tôi đã tiến hành lấy ý kiến thăm dò thực trạng công tác quản lý cơ sở vật chất - kỹ thuật trong liên kết đào tạo của nhà trường. Kết quả như sau:

Bảng 2.20. Đánh giá của khách thể điều tra về thực trạng quản lý cơ

sở vật chất kỹ thuật trong liên kết đào tạo với CSSX Số

TT

Các nội dung quản lý cơ sở vật chất - kỹ thuật

Các mức độ đạt được Cao đối caoTương Trungbình Thấp

cam kết

2 tạoNhu cầu sử dụng trong đào 51.67 38.33 10.00

3 Hiệu quả sử dụng 10.00 26.67 63.33

4 Phương thức tăng cường,

bổ sung cơ sở vật chất 8.33 20.00 61.67 10.00 Qua số liệu thăm dò, nhu cầu sử dụng cơ sở vật chất trong đào tạo là rất lớn, nhưng thực tế đánh giá về sự đầu tư của hai bên (thực chất là của CSSX cho nhà trường) còn rất hạn chế. Hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất, phương thức tăng cường, bổ sung cơ sở vật chất chủ yếu đánh giá ở mức độ trung bình. Số liệu trên cho thấy nhà trường cũng có nhiều cố gắng trong việc phát triển liên kết đào tạo với CSSX , song sự liên kết vần còn tính chất hình thức, chủ yếu xuất phát từ phía nhà trường, chưa thực sự dành được sự quan tâm đầu tư về kinh tế, đầu tư về cơ sở vật chất từ phía các CSSX .

2.4. Đánh giá, phân tích nguyên nhân của kết quả đạt được vàNguyên nhân của những tồn tại, hạn chế về quản lý đào tạo liên kết Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế về quản lý đào tạo liên kết

Sự liên kết giữa nhà trường với CSSX trong lĩnh vực đào tạo nghề còn yếu và hạn chế như thực tế đã phân tích ở trên bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan như: vấn đề nhận thức, lịch sử phát triển đào tạo nghề, vấn đề kinh tế- văn hoá - xã hội, quản lý, kỹ thuật – công nghệ, chính sách… Các nguyên nhân không tồn tại biệt lập, riêng rẽ mà có quan hệ qua lại, chi phối lẫn nhau. Qua các nội dung khảo sát thực trạng liên kết đào tạo giữa Trường Trung cấp nghề Kinh tế - Công nghiệp - Thủ công nghiệp Nghệ An với các CSSX trong những năm qua, chúng tôi thấy:

2.4.1. Về mặt mạnh

- Hiệu trưởng có bề dày kinh nghiệm về tổ chức quản lý quá trình đào tạo nghề và thâm niên công tác. Đã có những mạnh dạn đột phá trong việc liên kết với các đối tác để huy động nguồn kinh phí, trang thiết bị dạy nghề

- Trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý nhà trường đáp ứng yêu cầu so với nhiệm vụ.

- Chất lượng đào tạo của nhà trường đang được nâng lên; mối quan hệ liên kết với CSSX đang dần được chú trọng.

- Cơ chế chính sách, môi trường liên kết thông thoáng, đang được các cấp bộ ngành từ trung ương đến địa phương khuyến khích và ủng hộ.

2.4.2. Mặt yếu

- Về cơ cấu các nghề đào tạo chưa chưa sát với nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp do khó khăn về kinh phí đầu tư.

- Về đội ngũ giáo viên vừa thiếu về số lượng vừa yếu về chất lượng so với yêu cầu thực tiễn của công tác dạy nghề hiện nay.

- Về cơ sở vật, chất trang thiết bị phục vụ dạy nghề nghèo nàn và lạc hậu, vẫn còn tình trạng phải tận dụng những máy móc thiết bị đã hỏng ở các CSSX và trang thiết bị tự chế để dạy nghề. Diện tích phòng học lý thuyết và thực hành nghề còn thiếu. Việc huy động nguồn kinh phí trang bị cơ sở vật chất thiết bị dạy nghề còn ỷ lại nhà nước.

- Chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo chuyển biến chưa tích cực, chưa bám sát nhu cầu thực tế của doanh nghiệp, việc đổi mới còn chậm, chưa thường xuyên được cập nhật. Mặc dù đã có nhiều cố gắng song phương pháp đào tạo nhìn chung vẫn mang tính truyền thụ một chiều, chưa thực sự phát huy tính chủ động sáng tạo của người học. Phong trào nghiên cứu khoa học còn thấp, chưa kết hợp tốt giữa học tập chính khóa với ngoại khóa. Nội dung kiểm tra, thi còn thiếu tính thống nhất.

2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế về quản lý LKĐT

2.4.3.1 Nhóm nguyên nhân khách quan

Các nguyên nhân khách quan bao gồm hoàn cảnh lịch sử phát triển đào tạo nghề, cơ chế, chính sách, các điều kiện Kinh tế - Kăn hoá - Xã hội, quan điểm quản lý của Nhà nước … nằm ngoài tầm kiểm soát của các trường và CSSX .

- Hệ thống cơ chế quản lý, chính sách chưa đồng bộ, chưa đủ mạnh để tạo động lực thúc đẩy liên kết.

- Thiếu hệ thống thông tin dự báo về nhu cầu của CSSX và thị trường lao động.

- Nội dung chương trình chưa được chuẩn hóa, thống nhất theo các nhóm nghề và ngành đào tạo.

- Nguồn kinh phí phục vụ mua sắm trang thiết bị, bồi dưỡng năng lực giáo viên cán bộ quản lý chưa đáp ứng yêu cầu đào tạo trong giai đoạn mới.

- Lịch sử hình thành và phát triển đào tạo nghề chưa thực sự gắn kết cùng sự phát triển của sản xuất công nghiệp theo từng vùng, miền lãnh thổ. Đào tạo nghề chủ yếu phát triển theo yêu cầu của Nhà nước. Quản lý Nhà nước nói chung, kinh tế sản xuất công nghiệp và đào tạo nghề nói riêng trước đây tuân theo hệ thống nguyên tắc của cơ chế tập trung làm cho Trường và CSSX không có điều kiện hợp tác đào tạo trực tiếp. Ngày nay, tuy đã có nhiều đổi mới song cơ chế quản lý tập trung vẫn còn ảnh hưởng nhiều trong lĩnh vực quản lý nói chung và quản lý đào tạo nghề nói riêng.

- Chính sách qui định về quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của các CSSX (người sử dụng lao động) đối với việc đào tạo lao động còn chưa cụ thể, chưa có hiệu lực trong thực tiễn. Có cơ chế khuyến khích song còn chưa đủ mạnh, hiệu lực kém và cơ bản chỉ tồn tại trên văn bản. Các CSSX ở Việt Nam không phải chịu bất cứ một khoản đóng góp bắt buộc nào khi tuyển dụng lao động được đào tạo ở mọi trình độ. Trong khi đó, các nước phát triển như Pháp, Đức,

Hàn Quốc …trách nhiệm của CSSX đối với việc đào tạo lao động được qui định rất rõ ràng và được thực hiện nghiêm túc từ lâu. Việt Nam cũng chưa có chính sách đánh giá về quản lý chất lượng, các quyền lợi, nghĩa vụ kèm theo các mức chất lượng được đánh giá đối với các cơ sở đào tạo nghề.

- Chưa có cơ quan xuyên suốt từ TW tới địa phương về tư vấn, thiết lập, điều tiết…sự liên kết đào tạo giữa trường với CSSX. Hiện nay, dự án GDKT&DN quốc gia đang xúc tiến việc tư vấn trường - ngành song mới chỉ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động liên kết đào tạo giữa trường trung cấp nghề kinh tế công nghiệp thủ công nghiệp nghệ an với các cơ sở sản xuất (Trang 71)