Tổ chức bộ máy của Nhà trường:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động liên kết đào tạo giữa trường trung cấp nghề kinh tế công nghiệp thủ công nghiệp nghệ an với các cơ sở sản xuất (Trang 45)

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

2.1.3.Tổ chức bộ máy của Nhà trường:

- Ban Giám hiệu: + 01 Hiệu trưởng + 03 phó Hiệu trưởng

- Các Phòng, Trung tâm chức năng: + Phòng Đào tạo

+ Phòng Tổ chức - Hành chính + Phòng Tài chính - Kế toán

+ Phòng Quản lý Học sinh - Sinh viên

+ Trung tâm tuyển sinh và giới thiệu việc làm - Các Khoa chuyên môn:

+ Khoa Cơ khí

+ Khoa Mỹ thuật công nghiệp - Thủ công mỹ nghệ + Khoa Điện - Điện tử - Công nghệ thông tin + Khoa May và thiết kế thời trang

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức nhà Trường

- Tổng số cán bộ, giáo viên, công nhân viên của Nhà trường: 58 người + Nam: 36 người + Nữ: 22 người

- Đội ngũ giáo viên: 35 người

+ Nam: 23 người + Nữ: 12 người

+ Cơ hữu: 24 người + Thỉnh giảng: 11 người

2.1.4. Quy mô đào tạo

Bảng 2.2. Quy mô đào tạo của Trường

Trình độ đào tạo 2010 -2011 2011 - 2012 2012- 2013Năm học

1. Trung cấp nghề 300 350 350

2. Sơ cấp nghề 1.120 966 800

3. Liên kết đào tạo:

- Đại học 80 - -

- Cao đẳng 200 300 250

4. Giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động:

600 700 1.000

Tổng cộng: 2.300 2.216 2.400

(Nguồn: Phòng Đào tạo)

Với quy mô đào tạo hàng năm bình quân từ 2.000 - 2.500 học sinh, bảo đảm chất lượng tuyển sinh đầu vào và đặc biệt chú ý nâng cao chất lượng đào tạo nhằm đạt mục tiêu về kỹ năng nghề và phẩm chất đạo đức cho học sinh, bởi vậy hàng năm tỷ lệ học sinh tốt nghiệp đạt bình quân 95% trở lên.

Nhà trường đã thành lập “Trung tâm tuyển sinh và giới thiệu việc làm”, với chức năng tư vấn, giới thiệu việc làm và giải quyết việc làm cho học sinh - sinh viên sau khi ra trường, để gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm sau đào tạo; phối hợp chặt chẽ với các CSSX, CSSX, địa phương thực hiện phương châm đào tạo có địa chỉ, đào tạo theo đơn đặt hàng để vừa đào tạo nghề, vừa giải quyết việc làm. Bởi vậy, sau khi tốt nghiệp ra trường hầu hết người lao động đều có việc làm ở các làng nghề, các CSSX, CSSX, tại các khu công nghiệp hoặc đi xuất khẩu lao động.

Lực lượng lao động được Nhà trường đào tạo thực sự trở thành đội ngũ lao động chủ lực, thợ bậc cao làm nòng cốt, cùng với lực lượng lao động qua đào tạo của các ngành, các cơ sở CSSX, các địa phương trong tỉnh góp phần thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực sản xuất nghề tiểu thủ công nghiệp, thủ công mỹ nghệ và gúp phần xây dựng làng nghề của tỉnh.

2.1.5. Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo

- Diện tích khuôn viên của trường: 20.000m2, - Diện tích hạng mục và công trình:

Bảng 2.3. Hạng mục cơ sở vật chất của Trường

(ĐVT: m2) TT Hạng mục, công trình Diện tích Tổng Đã xâydựng Đang xây dựng Diện tích Thời gian hoàn thành

1 Khu Hiệu bộ (Nhà làm việc

hành chính) 520 520

1. 2 Phòng học lý thuyết 1.360 1.360

2. 3 Xưởng thực hành 3.300 3.300

3. 4 Hội trường và giảng đường lớn 1.247 1.247 4. 5 Khu phục vụ: 5. 6 Thư viện 330 330 6. 7 Ký túc xá 2.914 1.660 1.254 2014 7. 8 Nhà ăn - phục vụ 1.266 1.266 8. 9 Khu thể thao 2.000 2.000 10 Tổng 12.937 11.68 3 1.254 (Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính)

2.1.6. Cơ cấu nghề đào tạo

Từ năm 2002 đến năm 2013, Nhà trường đã tổ chức đào tạo cho 18.600 người lao động có trình độ từ sơ cấp nghề đến trung cấp nghề và cao đẳng

nghề với đại đa số các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp như: Sản xuất hàng mây tre đan - Dệt thổ cẩm - Thêu ren mỹ thuật - Mộc mỹ nghệ - Chạm khắc đá - May & thiết kế thời trang - Cơ khí nhỏ công nghiệp - Công nghệ hàn - Điện công nghiệp & dân dụng và các ngành nghề khác.

Bảng 2.4. Danh sách các nghề đào tạo theo từng trình độ:

TT Tên nghề Nghề TT công nghiệp Trình độ đào tạo Ghi chú Trung cấp nghề Sơ cấp nghề 1 Mộc mỹ nghệ x x x 2 Chạm khắc đá x x -

3 Thêu ren mỹ thuật x x x

4 Sản xuất hàng mây tre đan x x x

5 May và thiết kế thời trang - x -

6 May công nghiệp và dân dụng

-

- x

7 Kỹ thuật ươm tơ - dệt dũi x - x

8 Kỹ thuật dâu, tằm tơ x - x

9 Hàn - x -

10 Điện công nghiệp - x -

11 Công nghệ dệt (Dệt thổ cẩm) x - x

Cộng 7 7 7

(Nguồn: Phòng Đào tạo)

2.1.7. Đội ngũ giáo viên

Mặc dù với đặc thù riêng là cơ sở đào tạo đa ngành, đa nghề nhưng giáo viên Nhà trường đã thực hiện tốt nhiệm vụ, kế hoạch đào tạo hai hệ: Sơ cấp nghề và Trung cấp nghề. Đội ngũ giáo viên của Nhà trường đã đạt chuẩn về trình độ, nghiệp vụ sư phạm, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu để thực hiện kế hoạch đào tạo hàng năm, đảm bảo tất cả các môn học có đủ số lượng giáo viên đứng lớp. Tổng số môđun môn học là 143, tổng số giáo viên là 35, đạt tỷ lệ 1 giáo viên/ 4 môđun, môn học.

Bảng 2.5. Thống kê trình độ của đội ngũ GV

(ĐVT: người)

TT Nội dung Trình độ Số lượng GV Tỷ lệ %

1 Chuyên môn Thạc sĩ 02 5,7 Đại học 26 74,2 Cao đẳng 03 8,6 Thợ bậc cao 04 11,5 2 Ngoại ngữ A 3 8,6 B + trên B 30 85,8 3 Tin học A 20 57,1 B + trên B 15 42,9

(Nguồn: Phòng Đào tạo)

Một trong những yếu tố bảo đảm chất lượng đào tạo là tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên vừa đủ về số lượng, vừa đảm bảo đạt chuẩn về trình độ và nghiệp vụ sư phạm theo quy định. Đến nay, 35/ tổng số 35 giáo viên bảo đảm đạt chuẩn trở lên về trình độ và nghiệp vụ sư phạm. Có được đội

ngũ giáo viên đó là do Nhà trường thực hiện quy trình tuyển dụng giáo viên nghiêm ngặt và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên thường xuyên.

Việc nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học đối với đội ngũ giáo viên luôn được Nhà trường quan tâm. Đây là yêu cầu bắt buộc và là điều kiện đảm bảo tiêu chuẩn của giáo viên. Về tin học, có 35/ tổng số 35 giáo viên có trình độ A, đạt 100%. Về ngoại ngữ, tất cả các giáo viên Trung cấp nghề đều có trình độ B trở lên về một ngoại ngữ thông dụng (30 giáo viên/ tổng số 30 giáo viên Trung cấp nghề). Còn 5 giáo viên thỉnh giảng Sơ cấp nghề có 3 giáo viên đạt trình độ A ngoại ngữ.

Riêng đối với giáo viên giảng dạy các nghề tiểu thủ công nghiệp, đa phần đều trưởng thành từ CNKT, thợ bậc cao hay là nghệ nhân vì hiếm có một trường nào trên toàn quốc đào tạo GV những nghề này, đặc biệt là các GV dạy nghề hệ Sơ cấp. Đa số họ đều trưởng thành từ các làng, xã, vùng có

nghề rồi được Nhà trường bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giảng dạy.

2.2. Thực trạng liên kết đào tạo giữa Trường Trung cấp nghề Kinh tế - Công nghiệp - Thủ công nghiệp Nghệ An với cơ sở sản xuất tế - Công nghiệp - Thủ công nghiệp Nghệ An với cơ sở sản xuất

2.2.1 Thực trạng liên kết giữa trường với CSSX qua đánh giá

Cũng giống như các cơ sở đào tạo khác trong hệ thống, Trường Trung cấp nghề Kinh tế - Công nghiệp -Thủ công nghiệp Nghệ An hiện nay chủ yếu vẫn đào tạo theo chỉ tiêu nhà nước giao, theo mục tiêu, nội dung chương trình chuẩn quốc gia có sẵn, hay nói cách khác là đào tạo theo khả năng vốn có của mình (đào tạo cái mình có). Mức độ gắn kết giữa trường với thị trường lao động (hay các CSSX sử dụng lao động qua đào tạo nghề) còn yếu. Sự liên kết giữa các trường này với các CSSX trong lĩnh vực đào tạo nghề đều được thiết lập trong điều kiện nhà trường và CSSX là những đơn vị độc lập với nhau.

Thuận lợi của các trường trọng điểm là dự án GDKT&DN có riêng một cấu phần hoạt động về quan hệ trường ngành nhằm giúp các trường thành lập Hội đồng tư vấn trường ngành (SIAC) và Tiểu ban tư vấn chương trình đào tạo nghề (PIAC). SIAC và PIAC được thành lập với mục tiêu thiết lập những quan hệ giữa trường và ngành; khuyến khích, duy trì đối thoại tích cực giữa người sử dụng lao động (CSSX / ngành) và nhà cung cấp đào tạo nhân lực (trường) và các bên liên quan khác trong lĩnh vực dạy nghề nhằm đảm bảo lợi ích song phương cho các bên liên quan. Tuy nhiên, tới Trường Trung cấp nghề Kinh tế-Công nghiệp -Thủ công nghiệp Nghệ An chưa thành lập SIAC và PIAC. Vì vậy, các trợ giúp phát triển quan hệ trường ngành từ dự án chưa được các trường tận dụng và chưa thực sự phát huy hiệu quả.

Trong những năm gần đây, hoạt động liên kết với CSSX vẫn diễn ra và có xu hướng tăng song thực tế vẫn mang tính đơn lẻ, không hệ thống. Hình thức liên kết chủ yếu hiện nay ở trường là đào tạo theo đơn đặt hàng của

CSSX khi CSSX có nhu cầu (bao gồm cả đào tạo tại trường và đào tạo tại các lớp do CSSX tự tổ chức). Thông thường, các hợp đồng đào tạo này chỉ là các khoá đào tạo ngắn hạn, bồi dưỡng kiến thức nên giá trị không lớn.

Đặt quan hệ với phía CSSX để đưa học sinh đến học trong giai đoạn thực tập sản xuất cũng là kiểu liên kết phổ biến của trường. Xét về mặt số lượng thì đây là kiểu liên kết mà số học sinh được tham gia là lớn nhất.

Về mặt tài chính, dấu hiệu khả quan là phần tài chính do các CSSX đóng góp cho trường ngày càng tăng lên. So với các Trường đào tạo Nghề trong địa bàn Nghệ An, nguồn thu từ phía CSSX của trường tương đối lớn. Trường có có được thành công này một phần là nhờ nỗ lực của các cán bộ tuyển sinh của trường trong việc tìm kiếm các hợp đồng, liên kết đào tạo với các cơ sở sản xuất, mặt khác là do qui mô đào tạo của trường khá lớn so với các trường khác, ngành nghề đào tạo khá đa dạng hơn nên có nhiều cơ hội hợp tác, liên kết đào tạo hơn.

Trong báo cáo của trường tại hội nghị về quan hệ trường, ngành năm 2007, phần tài chính do CSSX đóng góp cho trường chủ yếu là phí đào tạo mà CSSX trả cho trường khi trường thực hiện đào tạo theo đơn đặt hàng của cơ sở sản xuất. Đối tượng được đào tạo ở đây chủ yếu là người lao động của CSSX cần được đào tạo lại hoặc đào tạo bổ sung, bồi dưỡng nâng cao trình độ do yêu cầu của công việc. Ngoài ra, phía CSSX cũng đóng góp tài chính cho các trường dưới một số hình thức khác như cấp học bổng, đầu tư - hợp tác sử dụng trang thiết bị … nhưng giá trị thu được từ các hình thức này rất nhỏ.

Về mặt nhân sự, trường đã có sự hợp tác với phía CSSX như: mời các cán bộ của CSSX tham dự các buổi thảo luận, trao đổi trực tiếp với học viên về những công nghệ sản xuất mới của CSSX để giúp học viên cập nhật kiến thức mới và tích luỹ kinh nghiệm; cử giáo viên tham gia giảng dạy cho các

lớp bồi dưỡng do CSSX tự tổ chức … Tuy nhiên, liên kết về đội ngũ cán bộ quản lý thì hầu như chưa có.

Về mặt thông tin, trường đã có trung tâm hướng nghiệp và giới thiệu việc làm, thậm chí một cán bộ của Trường còn tiến hành các cuộc điều tra khảo sát hàng năm về nhu cầu cũng như xu hướng sử dụng lao động của các cơ sở sản xuất. Song các thông tin thu được chưa được xử lý một cách hiệu quả, thiếu tính hệ thống nên không phát huy được tác dụng trong việc xây dựng kế hoạch đào tạo. Sau khi tốt nghiệp, hầu hết học sinh tự đi tìm việc làm. Các quan hệ về mặt thông tin đối với các CSSX mà trường đã thiết lập hiện nay chưa thực sự chặt chẽ, chưa đáp ứng được yêu cầu thông tin về tuyển sinh đối với trường và tuyển dụng lao động đối với cơ sở sản xuất.

Việc tuyển sinh và đánh giá tốt nghiệp trong đào tạo nghề hầu như chỉ được thực hiện bởi một phía là Trường, ngoại trừ một số CSSX hợp đồng với trường để đào tạo cán bộ của mình. Trong hội đồng đánh giá tốt nghiệp chưa có đại diện từ phía cơ sở sản xuất. Điều này dẫn đến việc học sinh tốt nghiệp loại tốt nhưng nhiều khi chưa thoả mãn yêu cầu của cơ sở sản xuất.

Về liên kết xây dựng chương trình đào tạo, trường đều có sự hợp tác với phía CSSX trong việc xây dựng chương trình đào tạo trên thực tiễn yêu cầu của cơ sở sản xuất. Một số ngành nghề khác, chương trình đào tạo vẫn được xây dựng chủ yếu dựa trên khung quy định của nhà nước.

Đánh giá về mức độ liên kết giữa trường và CSSX theo một số nội dung, hình thức chủ yếu, trường và CSSX đã có nhận định khá thống nhất.

Bảng 2.6. Tổng hợp hình thức và mức độ liên kết với CSSX với

trường.

Đơn vị tính: trường

TT Nội dung và hình thức liên kết

Mức độ liên kết Chưa Đôi

Khi

Thường xuyên

1 Ký hợp đồng đào tạo 0 10 5 2 Tổ chức cho học viên thực tập sản xuất

tại các CSSX 0 5 10

3 Đưa học viên đi tham quan khảo sát tại

các CSSX 0 6 9

4 CSSX đầu tư, hỗ trợ trang thiết bị, nhà

xưởng thực hành cho trường 10 5 0

5 Cử giáo viên giảng dạy tại các lớp do

CSSX tự tổ chức 6 9 0

6 Mời các chuyên gia thực tiễn từ CSSX tham gia hội thảo, tập huấn về công nghệ mới, trao đổi kinh nghiệm

2 10 3

7 CSSX tài trợ cho giáo viên của trường tham gia các khoá đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ

13 2 0

8 Mời các chuyên gia thực tiễn từ CSSX tham gia xây dựng chương trình, giáo trình

0 15 0

9 Cung cấp các thông tin về tuyển sinh,

tốt nghiệp, thu thập thông tin phản hồi 2 13 0 (Nguồn: Tổng hợp điều tra cá nhân)

Từ bảng 2.6 có thể thấy, trường đã có sự liên kết hợp tác với các CSSX trong quá trình đào tạo nghề, hình thức liên kết cũng tương đối đa dạng. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, sự liên kết này còn yếu, chủ yếu là liên kết từng phần và rời rạc, không thường xuyên, hiệu quả đạt được chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng của trường cũng như các cơ sở sản xuất. Theo số liệu cho biết, bình quân giá trị tài chính trường thu được từ phía CSSX hiện nay chỉ ở mức dưới 10% tổng nguồn thu. Số học sinh được đào tạo dưới mọi hình thức liên kết chỉ xấp xỉ 11% qui mô đào tạo của trường (trong đó 7% là thực tập sản xuất tại các CSSX ). Phía CSSX cũng có những nhận định khá thống nhất với trường khi đánh giá về mức độ liên kết với trường (bảng 2.7).

Như vậy, đánh giá của cả CSSX và trường về mức độ liên kết trong đào tạo đều cho thấy mối liên kết này còn lỏng lẻo. Mặc dù các nội dung liên kết, hợp tác đã được triển khai và đa dạng hoá nhưng còn ở mức độ thấp, không thường xuyên. Phổ biến và thường xuyên nhất vẫn chỉ là các CSSX tạo điều kiện cho các trường đưa học sinh tới thực tập tốt nghiệp hoặc tham quan thực tế sản xuất.Những mối liên kết được thiết lập giữa trường với phía CSSX hiện nay hầu hết là mang tính tự phát do nhu cầu của trường và CSSX, chưa có sự can thiệp, chỉ đạo của các cấp, các ngành liên quan. Chưa có các loại văn bản pháp qui tạo hành lang pháp lý và ràng buộc trách nhiệm giữa cơ sở đào tạo và CSSX trong việc liên kết đào tạo nghề nên quá trình thực hiện còn nhiều khó khăn.

Bảng 2.7. Đánh giá về mức độ liên kết với trường với các CSSX

Đơn vị: % người được hỏi

TT Nội dung và hình thức liên kết

Mức độ liên kết

Chưa Đôi khi Thường

xuyên

1 Ký hợp đồng đào tạo 10,34 68,97 20,69

2 Cho học viên thực tập sản xuất

tại CSSX 0 37,93 62,07

3 Cho học viên tham quan thực tế

tại CSSX 3,45 51,72 44,83

4 Đầu tư, hỗ trợ trang thiết bị,

xưởng thực hành cho trường 55,17 34,14 10,69

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động liên kết đào tạo giữa trường trung cấp nghề kinh tế công nghiệp thủ công nghiệp nghệ an với các cơ sở sản xuất (Trang 45)