.Tính chất của lao động sản xuất ở CSSX

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động liên kết đào tạo giữa trường trung cấp nghề kinh tế công nghiệp thủ công nghiệp nghệ an với các cơ sở sản xuất (Trang 40)

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

1.3.2.4.Tính chất của lao động sản xuất ở CSSX

Đối với một số lĩnh vực sản xuất đòi hỏi sự lưu động về địa bàn như công trình xây dựng thì việc kết hợp giữa kế hoạch thực tập của nhà trường và tiến độ công việc của CSSX sẽ khó khăn, điều này phải được chú ý khi ký hợp đồng liên kết. Cần lựa chọn các địa điểm hợp lý để đảm bảo nội dung, tiến độ thực tập.

Trong tổ chức sản xuất thường được phân chia và chuyên môn hóa thành các tổ, đội, do vậy khi liên kết cũng cần phải có những phương án cụ thể: hoặc chia học sinh thực tập về các tổ, đội hoặc nhận trọn gói một khối lượng công việc để học sinh thực tập sản xuất và kết hợp làm ra sản phẩm cho CSSX.

Nền kinh tế thị trường khiến cho cả CSSX và nhà trường luôn phải chịu áp lực cạnh tranh rất mạnh mẽ, do vậy, không nên quá kỳ vọng có thể liên kết lâu dài với một đơn vị nào đó mà cả nhà trường và CSSX phải luôn luôn tiếp cận với thị trường lao động để kịp thời giải quyết các khó khăn nảy sinh, đồng thời sẵn sàng thiết lập các mối quan hệ liên kết mới.

Vấn đề an toàn lao động có liên quan đến tính mạng con người, do vậy trong các hợp đồng liên kết phải phân rõ trách nhiệm cho các bên liên quan: trách nhiệm về giảng dạy, về kiểm tra, giám sát, về thực hiện an toàn cho người và máy móc, trang thiết bị, v.v…

Để tăng sức mạnh cạnh tranh, nhiều CSSX sẽ đầu tư công nghệ hiện đại vào trong sản xuất. Học sinh cần nắm chắc được nguyên lý vận hành của các công nghệ sản xuất hiện đại ấy trước khi thực tập. Giữa hai bên nhà trường và CSSX cần phải có sự phân định rõ ràng về công tác này.

Kết luận chương 1

Chất lượng đào tạo ở các trường dạy nghề chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo; phương pháp đào tạo; đặc điểm hoạt động học tập của học sinh; đội ngũ giáo viên dạy nghề; cơ sở vật chất, phương tiện thiết bị dạy học; sự liên kết giữa nhà trường với CSSX. Trong các yếu tố trên, yếu tố liên kết giữa nhà trường với CSSX có một vai trò đặc biệt, nhất là trong xu thế hội nhập nền kinh tế quốc tế có sự cạnh tranh khốc liệt về chất lượng sản phẩm, kể cả loại sản phẩm đặc biệt đó là nguồn nhân lực đã qua đào tạo.

Chương 1 luận văn tập trung làm rõ các khái niệm có tính chất công cụ như quản lý, nhà trường, CSSX, đào tạo nghề, liên kết đào tạo và các hình thức đào tạo liên kết, quản lý liên kết đào tạo giữa nhà trường và CSSX.

Quản lý liên kết đào tạo giữa nhà trường và CSSX bao gồm: Quản lý quá trình xây dựng và thực hiện mục tiêu đào tạo, chương trình đào tạo, phương thức đào tạo, quản lý giáo viên, quản lý học sinh và quản lý cơ sở vật chất phục vụ đào tạo nghề.

Chất lượng liên kết đào tạo giữa nhà trường và CSSX trên thực tế chịu sự tác động trực tiếp của các yếu tố bên trong và bên ngoài, đặ biệt là phụ thuộc và hiệu quả quản lý trong quá trình thực hiện nội dung và hình thức liên kết đào tạo.

Quản lý hoạt động liên kết đào tạo chịu sự chi phối bởi các yếu tố: cơ chế, chính sách, quy định của nhà nước, môi trường liên kết đào tạo, các yếu tố bên trong của chủ thể liên kết, tính chất lao động của CSSX.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ LIÊN KẾT ĐÀO TẠO GIỮA TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP -THỦ CÔNG

NGHIỆP NGHỆ AN VÀ CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động liên kết đào tạo giữa trường trung cấp nghề kinh tế công nghiệp thủ công nghiệp nghệ an với các cơ sở sản xuất (Trang 40)