THPT nói riêng ở TP Hồ Chí Minh, chúng tôi đề ra 6 giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đầu tư cho giáo dục THPT ở TP Hồ Chí Minh.
- Để huy động được các nguồn lực, thu hút được các nguồn đầu tư, theo chúng tôi TP Hồ Chí Minh cần phải nâng cao chất lượng môi trường đầu tư nói chung và môi trường đầu tư vào giáo dục THPT. Từ yêu cầu đòi hỏi phải nâng cao chất lượng môi trường đầu tư và căn cứ vào trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị đối với các vấn đề kinh tế, xã hội, chúng tôi cho rằng cần phải đổi mới về tư duy, nhận thức của các cá nhân và tổ chức trong hoạt động đầu tư phát triển giáo dục THPT ở TP. Chỉ khi công tác tư tưởng được làm tốt, các tổ chức trong hệ thống chính trị có cùng quyết tâm, thực hiện đồng bộ các giải pháp thì chất lượng đầu tư vào giáo dục sẽ có được những kết quả tích cực, đáp ứng được đòi hỏi của xã hội.
Đối với hoạt động đầu tư vào giáo dục, vấn đề căn bản vẫn là câu hỏi về nguồn lực. Bởi vậy, chúng tôi đề xuất giải pháp tăng cường khả năng huy động các nguồn lực đầu tư bằng cách: tranh thủ tối đa các thuận lợi, các nguồn hỗ trợ; tiếp tục đổi mới cơ chế tài chính giáo dục; điều tiết nguồn đầu tư theo hướng có trọng điểm để tạo thu hút; xây dựng kế hoạch một cách căn cơ, có dự trù các nguồn huy động; tăng cường đầu tư xây dựng cơ bản, tập trung xây dựng các trường học đạt chuẩn. Cùng với việc huy động các nguồn lực, yêu cầu thường xuyên đối với công tác đầu tư cho giáo dục THPT ở TP Hồ Chí Minh là phải siết chặt công tác quản lý, nâng cao hiệu quả điều hành, chống thất thoát, lãng phí.
Muốn phát triển giáo dục, giáo dục phải đa dạng hóa các loại hình, cần phải xây dựng các mô hình liên kết đào tạo để tạo ra sản phẩm giáo dục thiết thực hơn, phù hợp với thực tế hơn. Căn cứ vào tình hình kinh tế, xã hội của
TP Hồ Chí Minh, nhất là tỉ trọng cơ cấu nền kinh tế (công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm tỉ trọng lớn), chúng tôi cho rằng việc liên kết giáo dục THPT ở TP Hồ Chí Minh cần áp dụng các hình thức: liên kết hợp tác đào tạo giữa các trường THPT trong TP; liên kết giữa doanh nghiệp và nhà trường; liên kết đào tạo quốc tế. Cuối cùng là giải pháp đẩy mạnh công tác đẩy mạnh công tác XHHGD; vận động các tổ chức, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân ủng hộ, giúp đỡ bằng vật chất để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học.