Xây dựng các mô hình liên kết đào tạo

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư cho giáo dục trung học phổ thông ở thành phố hồ chí minh (Trang 95)

3.2.5.1. Mục đích của giải pháp

Liên kết đào tạo là hình thức xuất hiện trong điều kiện nền kinh tế, xã hội phát triển. Tính tích cực của loại hình liên kết đào tạo nằm ở chỗ, các bên tham gia cùng hợp tác, xây dựng ý tưởng để tạo dựng một cơ sở giáo dục hoạt động hiệu quả, có sức “hấp dẫn” thu hút người học. Do đó, mục đích của việc áp dụng giải pháp này là nhằm:

- Tạo thế cạnh tranh về chất lượng, hiệu quả giáo dục THPT. - Tăng cường khả năng thu hút đối với học sinh.

- Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong việc đầu tư cho giáo dục THPT.

- Hạn chế các tiêu cực trong giáo dục như cơ chế bao cấp, tính thụ động của một số cơ sở giáo dục.

3.2.5.2. Nội dung của giải pháp

Liên kết trong giáo dục có nhiều cách, nhiều mô hình. Đối với giáo dục THPT ở TP Hồ Chí Minh cần nghiên cứu, áp dụng các mô hình liên kết sau:

- Liên kết hợp tác đào tạo giữa các trường THPT trong TP:

- Liên kết giữa doanh nghiệp và nhà trường trên địa bàn TP Hồ Chí Minh - Liên kết hợp tác đào tạo quốc tế

3.2.5.3. Cách thức tiến hành giải pháp

- Đối với mô hình liên kết hợp tác đào tạo giữa các trường THPT trong TP:

Đây là mô hình liên kết đào tạo giữa các trường trong một khu vực lãnh thổ, một phạm vi địa giới. Bởi vậy, các bên tham gia sẽ hiểu rõ về nhau hơn, từ đó biết cách khai thác những thuận lợi của các bên để cùng hướng tới mục đích chung tốt đẹp nhất. Không những các bên hiểu rõ về nhau mà các bên còn hiểu rõ hiện trạng giáo dục của TP Hồ Chí Minh, hiểu rõ nhu cầu hiện tại cũng như tâm lí xã hội, các chính sách đầu tư phát triển giáo dục của TP Hồ Chí Minh. Từ những thuận lợi này, các bên tham gia sẽ dễ dàng trao đổi nguồn lực.

Việc liên kết các trường THPT ở TP Hồ Chí Minh có thể được tiến hành theo các cách:

+ Liên kết theo hình thức góp vốn đầu tư cơ sở vật chất, nhất là trang thiết bị phục vụ dạy học khi một trường nào đó có nguồn lực tốt (được huy động hợp pháp theo các cách thức như: doanh nghiệp tài trợ, quỹ hoạt động do các cựu học sinh xây dựng, xã hội hóa...) hợp tác với một trường khác nguồn lực kém hơn. Các cơ sở vật chất khi được đầu tư phải ghi tên của chủ thể, nhằm tạo thương hiệu cho trường. Mục đích sử dụng của các loại cơ sở vật chất phải được các bên thống nhất, có thể tiến hành theo hình thức dịch vụ

nhưng phải đảm bảo đúng quy định của Luật Giáo dục. Lợi ích của các bên được thực hiện theo thỏa thuận.

+ Liên kết xây dựng ý tưởng đào tạo, nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường. Theo đó, những giáo viên có trình độ chuyên môn cao của các bên được mời để giảng dạy.

- Đối với mô hình liên kết giữa doanh nghiệp và nhà trường trên địa bàn TP Hồ Chí Minh

Đây là mô hình khá phổ biến đối với đối với nhiều nước trên thế giới nhưng đang là mô hình khá mới mẻ đối với đất nước Việt Nam. Đến thời điểm hiện tại, ngoại trừ một số TP phát triển như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, còn lại rất nhiều tỉnh, TP trực thuộc trung ương chưa áp dụng hình thức này. Thực chất, việc liên kết giữa doanh nghiệp và nhà trường được đề xuất khi nhu cầu của doanh nghiệp cần đến khả năng đào tạo nguồn nhân lực của nhà trường. Theo đó, mô hình này áp dụng hiệu quả đối với đào tạo sau THPT. Còn giáo dục THPT, trên thực tế, vẫn gặp nhiều khó khăn khi triển khai thực hiện. Tuy nhiên, căn cứ vào hiện tại TP Hồ Chí Minh là đầu tàu khu trọng điểm kinh tế mà đầu tàu là các khu công nghiệp, khu chế xuất. Bởi vậy, yêu cầu về nguồn lao động Phổ thông làm việc tại TP Hồ Chí Minh là rất lớn, trong khi hàng năm nguồn lao động từ các tỉnh khác đổ về đây tương đối nhiều. Dựa trên thực tế nhu cầu về nhân lực của doanh nghiệp và thực tế bài toán việc làm của sinh viên, TP Hồ Chí Minh nên xây dựng hình thức liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp theo hướng cam kết nguồn nhân lực cung cấp cho doanh nghiệp ngay sau khi học sinh tốt nghiệp THPT. Cụ thể, hình thức này được tiến hành như sau:

+ Doanh nghiệp tích cực tham gia vào các hoạt động của nhà trường bằng các hình thức như hỗ trợ mua sắm cơ sở vật chất, tặng học bổng, tham gia vào chương trình đào tạo nghề phù hợp với yêu cầu mà doanh nghiệp đang cần để sau khi học sinh tốt nghiệp có thể thích ứng ngay với công việc.

+ Nhà trường và doanh nghiệp tổ chức lấy ý kiến cam kết tự nguyện của học sinh về việc tham gia lao động ngay khi tốt nghiệp. Việc làm này nhằm định hướng tư tưởng cho các em ngay khi các em đang học trên ghế nhà

trường, giúp các em lựa chọn hướng đi phù hợp với bản thân, từ đó trau dồi ý thức trong việc tích lũy kinh nghiệm học nghề (học trên nhà trường và tự học). + Doanh nghiệp phải cam kết ưu tiên sử dụng nguồn lao động tại địa phương, sử dụng nguồn lao động là học sinh THPT sau khi ra trường.

+ Đối với các doanh nghiệp là người nước ngoài, các nhà trường có thể đào tạo tiếng Việt cho họ nhằm giúp họ nhanh chóng hòa nhập với môi trường làm việc tại Việt Nam nói chung, TP Hồ Chí Minh nói riêng.

Trong xu thế “thừa thầy thiếu thợ”, thất nghiệp phổ biến như hiện nay thì việc liên kết giữa doanh nghiệp và nhà trường THPT là một hướng đi phù hợp. Hướng đi này vừa giúp giải quyết việc làm, phân hóa đối tượng học sinh (học sinh có khả năng học cao hơn thì tiếp tục con đường của mình, những học sinh học lực kém hơn có thể xác định đi làm sau khi học THPT, trong quá trình đó có thể vừa làm vừa học), tiết kiệm thời gian, giảm chi phí đào tạo cho các gia đình khi đầu tư cho con em tiếp tục theo học trong khi rất có thể học xong không có việc làm, từ đây cũng góp phần giảm áp lực cho xã hội, giảm gánh nặng từ các quỹ phúc lợi.

- Đối với mô hình liên kết hợp tác đào tạo quốc tế

Hiện tại TP Hồ Chí Minh có 19 trường THPT có yếu tố nước ngoài trong tổng số 182 trường. Tính tổng thể, số trường Trung học có yếu tố nước ngoài tại TP Hồ Chí Minh là 59. Ưu điểm nổi trội nhất của trường có yếu tố nước ngoài tại TP Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung là các cơ sở giáo dục có thể tranh thủ tối đa nguồn lực của các đối tác nước ngoài, tạo cơ hội học tập cho con em trên địa bàn. Bên cạnh đó, cách đánh giá của các trường THPT có yếu tố nước ngoài trên địa bàn TP Hồ Chí Minh cũng có những mặt tích cực đó là, các trường không lấy điểm số làm tiêu chí đánh giá mà dựa trên tiêu chí thực học, thực hành, năng động, phát huy sở trường, năng lực cá nhân. Tất nhiên, việc xây dựng tiêu chí đánh giá theo kiểu "tự túc" có lỗ hổng lớn là Bộ Giáo dục và Đào tạo đang thiếu hẳn bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng. Nói cách khác, đây là hạn chế lớn của Luật Giáo dục Việt Nam khi chúng ta chưa hề có quy định cho phép dạy chương trình nước ngoài cũng như thiếu các tiêu chí đánh giá các trường nước ngoài phù hợp với thực tiễn.

Trước tình hình đó, mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 73/CP/2012/NĐ-CP quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục. Tuy nhiên, do chưa có thông tư hướng dẫn nên việc triển khai thực hiện là chưa thể. Trong lộ trình Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo hoàn thành các văn bản quy phạm, tạo hành lang pháp lí để các trường có yếu tố nước ngoài hoạt động hiệu quả thì Thành ủy, UBND TP Hồ Chí Minh, trực tiếp là Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh cần nghiên cứu bổ sung hành lang pháp lí áp dụng trên địa bàn, xây dựng bộ tiêu đánh giá chất lượng trường có yếu tố nước ngoài trình Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện thí điểm tại TP Hồ Chí Minh. Đây là việc cần thiết để quản lý và định hướng sự phát triển bền vững cho các trường quốc tế và công khai hoạt động này để xã hội và phụ huynh có sự lưạ chọn đúng. Bởi vì trên thực tế, thiếu hành lang pháp lý nên việc quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh đối với các trường quốc tế trên địa bàn còn gặp rất nhiều khó khăn.

Cùng với giải pháp trước mắt đó, TP Hồ Chí Minh cũng cần chỉ đạo các trường có yếu tố nước ngoài tăng cường hơn nữa năng lực đào tạo, thu hút các đối tượng học sinh tham gia dự tuyển và theo học; tiếp tục chỉ đạo thực hiện Đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020" trong trường THPT nói chung, trường có yếu tố nước ngoài nói riêng; tăng cường ứng dụng CNTT vào dạy và học; hướng dẫn và thu hút nhiều học sinh nghiên cứu, sáng tạo KH-CN.

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện giải pháp

Để thực hiện được các nội dung của giải pháp liên kết đào tạo nêu trên, cần phải có sự hội tụ của nhiều yếu tố như:

- Trung ương, trực tiếp là Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần nghiên cứu ban hành các văn bản quy phạm quy định về hợp tác, liên kết giáo dục, nhất là mô hình liên kết với nước ngoài.

- UBND TP Hồ Chí Minh cần tiếp tục thực hiện chính sách thu hút đầu tư của nước ngoài vào các lĩnh vực kinh tế, xã hội nói chung, giáo dục nói riêng, nhằm hình thành một TP năng động, phát triển theo hướng hiện đại hóa.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư cho giáo dục trung học phổ thông ở thành phố hồ chí minh (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w