Về việc chi ngân sách cho giáo dục trung học phổ thông

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư cho giáo dục trung học phổ thông ở thành phố hồ chí minh (Trang 54 - 57)

Nội dung chi sự nghiệp giáo dục THPT gắn chặt với nhiệm vụ và cơ chế quản lý tài chính của sự nghiệp giáo dục THPT trong mỗi giai đoạn lịch sử. Dựa vào mục lục ngân sách Nhà nước, dựa vào những đặc điểm hoạt động của ngành giáo dục và đào tạo, nội dung chi ngân sách Nhà nước cho giáo dục THPT đựơc chia thành 4 nhóm là:

- Chi cho con người: Đây là khoản chi lớn, bao gồm: chi lương, phụ cấp lương, BHXH, phúc lợi tập thể cho giáo viên, cán bộ công nhân viên của nhà trường. Khoản chi này là khoản chi cho con người, do vậy nó giúp cho người lao động bù đắp được sức lực đã bỏ ra và đảm bảo cho quá trình tái sản xuất sức lao động của họ, tạo điều kiện cho quá trình tái sản xuất xã hội diễn ra một cách bình thường.

- Chi phí quản lý hành chính: Đây là khoản chi mang tính chất tiêu dùng tuy nó không lớn nhưng khoản chi này mang lại lợi ích cho việc quản lý hoạt động bình thường gồm: Công tác phí, hội nghị phí, công vụ phí…

- Chi cho nghiệp vụ chuyên môn: Bao gồm các khoản chi mua sắm sách giáo khoa, đồ thí nghiệm, các mô hình, đồ dùng cho hoạt động giảng dạy như: phấn viết, bảng đen, thước kẻ… Đây là khoản chi có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục vì vậy cần có sự quan tâm đầu tư thích đáng.

- Chi mua sắm sửa chữa lớn và xây dựng nhỏ: Đây là khoản chi không diễn ra thường xuyên hàng ngày, hàng tháng, do vậy khi có nhu cầu thì khoản chi thường rất lớn. Khoản chi này thường diễn ra hàng năm do trong quá trình sử dụng bàn ghế, bảng, trường lớp xuống cấp, hỏng hóc, vì vậy cần có một khoản kinh phí đảm bảo cho việc tu bổ xây dựng mới, nhằm phục vụ tốt cho công tác giảng dạy.

Ngoài những nội dung chi kể trên, chi ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp giáo dục còn có những khoản chi ngoài định mức, đó là những khoản chi cho các chương trình mục tiêu quốc gia mà ngân sách trung ương cấp phát kinh phí uỷ quyền cho Sở Tài Chính. Những khoản chi này nhằm nâng cao

chất lượng giáo dục một cách toàn diện nhưng phát sinh không thường xuyên nên việc quản lý các khoản này tương đối phức tạp.

Về tổng nguồn chi, theo Sở Tài chính TP Hồ Chí Minh, cụ thể các năm được thống kê như sau:

Bảng 2.11. Tổng nguồn chi cho giáo dục THPT ở TP Hồ Chí Minh từ 2009 - 2013

Đơn vị tính: triệu đồng

TT Năm Chi cho giáo dục THPT

Tỷ lệ tăng (%) năm sau so với năm trước so với năm trước

1 2009 511.960

2 2010 611.829 10,84 %

3 2011 709.102 15,89 %

4 2012 905.291 27,67 %

5 2013 1.007.750 11,31 %

Nguồn: Sở Tài chính TP Hồ Chí Minh

Nhìn vào bảng số liệu, có thể thấy:

- Từ năm 2009 đến 2013, tổng chi cho giáo dục THPT đã tăng gần gấp đôi (từ 511.960 triệu đồng lên 1.007.750 triệu đồng). Điều này cho thấy sự quan tâm và nỗ lực rất lớn của TP Hồ Chí Minh cho đầu tư phát triển giáo dục THPT.

- Việc chi ngân sách cho giáo dục THPT có biến động tăng theo từng năm, song cơ số tăng không đồng đều. Tuy mức độ biến động, sự giao động không lớn song những con số này cho thấy sự điều tiết đối với nguồn chi cho giáo dục THPT ở TP Hồ Chí Minh. So sánh tỉ lệ giữa năm sau và năm trước, tỉ lệ tăng lớn nhất là năm 2012 (27,67%), tỉ lệ tăng thấp nhất là năm 2010 (10,84 %).

Cuối năm 2010, nền kinh tế thế giới mới bắt đầu khủng hoảng, tình hình lạm phát, giá cả chưa có sự biến động, nền kinh tế cơ bản ổn định, do đó nguồn chi cho giáo dục THPT cũng như các nguồn chi nói chung không áp

dụng mức độ trượt giá hoặc sự mất giá của đồng tiền. Nói cách khác, nếu có sự điều chỉnh tăng tổng nguồn chi thì chỉ có một lí do là nội dung chi năm sau nhiều hơn năm trước. Các biến động khác có rất ít hoặc cơ bản không tác động đến sự điều chỉnh tăng nguồn. Do đó, nguồn chi cho giáo dục THPT năm 2010 chỉ cao hơn năm 2009: 10,84%.

Năm 2012 điều chỉnh tăng lương cơ bản từ 830.000 đồng lên 1.050.000 đồng. Sự điều chỉnh này sẽ kéo theo nguồn chi liên quan đến con người. Hơn nữa, kịch bản “tăng lương, đẩy giá” thường xuất hiện ngay khi điều chỉnh tăng lương nên giá cả các mặt hàng đều tăng cao. Chính hai lí do này làm cho tổng nguồn chi nói chung, chi cho giáo dục THPT nói riêng tăng lên so với thời điểm trước khi tăng lương. Ngoài ra, ở TP Hồ Chí Minh, năm 2012, giáo dục THPT bắt đầu thực hiện Đề án: “Phổ cập và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh Phổ thông và chuyên nghiệp TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2012-2015” theo Quyết định số 448/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh. Năm 2012 cũng là năm TP Hồ Chí Minh tập trung nhiều nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học, mua sắm thiết bị phục vụ dạy học cho các trường THPT. Cụ thể: đã xây dựng mới và đưa vào sử dụng 2 trường THPT, đã đầu tư nhiều trang thiết bị máy móc (phòng học bộ môn, phòng thực hành thí nghiệm, máy vi tính) nhằm xây dựng trường THPT đạt chuẩn theo Thông tư 06/2010/QĐ-BGDĐT ngày 26/02/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (trong năm đã có thêm 1 trường được công nhận chuẩn quốc gia nâng tổng số trường đạt chuẩn lên 3 trường). Ngoài các lí do trên, quy mô của giáo dục THPT ở TP Hồ Chí Minh cũng có sự thay đổi theo hướng tích cực. Trong năm 2012, đầu năm học 2012 - 2013, có thêm 4 trường THPT công lập, 10 trường THPT ngoài công lập (có mới 14 trường). Việc có thêm 14 trường này đã kéo theo nguồn kinh phí đầu tư, dẫn đến nguồn đầu tư cho năm 2012 lớn hơn nhiều so với năm 2011.

Đến năm 2013, nền kinh tế bắt đầu phục hồi, giá cả cơ bản đã ổn định, thị trường ít xáo trộn, do đó, các chi phí trượt giá, bù giá không xảy ra. Do đó,

nguồn chi ngân sách của năm 2013 không cao hơn nhiều so với năm 2012. Hơn nữa, trong mục tiêu, chỉ tiêu phát triển, năm 2013 không có những bước “đột phá” như năm 2012, các nội dung chi vẫn cơ bản như các năm trước, chỉ khác về sự điều chỉnh tổng nguồn theo hướng có tăng hơn năm trước.

Từ những phân tích trên, có thể kết luận: việc chi ngân sách cho giáo dục THPT trên địa bàn TP Hồ Chí Minh thời gian qua là khá hợp lí. Nguồn chi được điều tiết theo từng năm dẫn đến có sự chênh lệch ở một mức độ nhất định. Tổng nguồn chi có sự tăng lên (năm sau cao hơn năm trước) cho thấy quan điểm đầu tư cho giáo dục THPT theo hướng phát triển. Chính nhờ thực hiện khá tốt công tác chi ngân sách nên giáo dục THPT ở TP Hồ Chí Minh những năm qua phát triển, thu được nhiều kết quả, tăng lên cả về chất và lượng (số trường, số học sinh tăng).

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư cho giáo dục trung học phổ thông ở thành phố hồ chí minh (Trang 54 - 57)