Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục; vận động các tổ chức, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân ủng hộ, giúp đỡ bằng vật chất để

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư cho giáo dục trung học phổ thông ở thành phố hồ chí minh (Trang 100)

doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân ủng hộ, giúp đỡ bằng vật chất để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học

3.2.6.1. Mục đích của giải pháp

Trong những năm qua, công tác XHHGD ở TP Hồ Chí Minh đã thu được những kết quả nhất định. Số trường ngoài công lập được thành lập ngày một nhiều. Đến nay đã có 84 trường THPT ngoài công lập. Nguồn lực từ xã hội hóa đã huy động được trong năm học 2012 - 2013 đối với bậc THPT, GDTX đạt 375.364 triệu đồng/1.373.864 triệu đồng huy động được của các bậc Mầm non, Tiểu học, THCS, Trung tâm Kỹ thuật thực hành hướng nghiệp. Ngoài ra, các trường ngoài công lập còn xây dựng mới nhiều trang thiết bị dựa trên nguồn vốn tự có. Ở bậc THPT có 188 phòng học, 64 phòng bộ môn, 1.550 bàn ghế học sinh.

Với ý nghĩa lớn lao của công tác XHHGD như vậy, việc đưa ra giải pháp này là nhằm:

- Làm cho toàn bộ hệ thống chính trị trên địa bàn TP Hồ Chí Minh tham gia vào quá trình giáo dục, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục THPT.

- Huy động các nguồn lực lớn trong xã hội, nhất là nguồn kinh phí, tạo được nguồn kinh phí để đầu tư cho giáo dục THPT, nhất là cơ sở vật chất trường học, trang thiết bị phục vụ dạy học.

- Củng cố, tăng cường mối quan hệ giữa các chủ thể tham gia vào quá trình giáo dục (nhà trường, gia đình, xã hội).

3.2.6.2. Nội dung của giải pháp

- Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, sự chỉ đạo, điều hành đồng bộ, quyết liệt của chính quyền và sự giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp trong công tác XHHGD, xác định công tác XHHGD là một nhiệm vụ chính trị trọng tâm. Nâng cao vai trò chủ đạo, nòng cốt của ngành giáo dục đào tạo TP Hồ Chí Minh trong quá trình XHHGD.

- Huy động các nguồn lực thành lập các trường học ngoài công lập trên địa bàn.

- Huy động các nguồn đóng góp của nhân dân, các tổ chức, cá nhân để xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị cho các trường THPT như: làm mới, tu sửa hệ thống phòng học, các phòng đa chức năng, mua sắm các thiết bị phục vụ dạy học, các thiết bị thư viện…

3.2.6.3. Cách thức tiến hành giải pháp

Nguồn lực từ xã hội hóa mà TP Hồ Chí Minh huy động được trong những năm học qua, đặc biệt là trong năm học 2012 - 2013 là rất lớn. Tuy nhiên, với lợi thế là một TP đông dân cư, năng động, phát triển mà đầu tàu là lĩnh vực công nghiệp, thương mại - dịch vụ, ngành giáo dục TP Hồ Chí Minh còn có khả năng phát triển hơn nữa nguồn lực huy động từ công tác xã hội hóa. Muốn thực hiện được các nội dung của giải pháp về công tác XHHGD, TP Hồ Chí Minh cần tiến hành như sau:

- Tập trung tuyên truyền sâu rộng, tuyên truyền bằng nhiều hình thức (ấn phẩm báo chí, truyền hình, truyền thanh, hội họp, cụm pano, áp phích...) về chủ trương, chính sách xã hội hoá giáo dục để các cấp chính quyền, nhân dân nhận thức đúng, đầy đủ về công tác XHHGD.

- Cụ thể hóa dựa trên thực tiễn của TP và thực hiện có hiệu quả chủ trương xã hội hoá giáo dục theo Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP của Chính phủ "Về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và thể dục thể thao"; xây dựng mạng lưới thu thập, trang webs xã hội hoá giáo dục... để cung cấp thông tin về giáo dục, đào tạo cho mọi tổ chức và cá nhân quan tâm.

- Thực hiện chính sách bình đẳng giữa khu vực công lập và ngoài công lập về thi đua khen thưởng, về công nhận các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng, về đánh giá công tác đào tạo, chế độ bồi dưỡng cán bộ, thậm chí, có thể tiến hành tiếp nhận, thuyên chuyển cán bộ viên chức từ khu vực công lập sang ngoài công lập và ngược lại, ưu tiên những cán bộ, giáo viên có năng lực, tâm huyết với nghề. Từng bước xoá bỏ khái niệm ''biên chế' trong các cơ sở công lập, chuyển dần sang chế độ ''hợp đồng'' lao động.

- Đơn giản hóa thủ tục hành chính trong hoạt động giáo dục, tạo thuận lợi cho việc thành lập các cơ sở giáo dục ngoài công lập.

- Ưu tiên khuyến khích tư nhân, các đơn vị đầu tư xây dựng các cơ sở giáo dục ngoài công lập. Có chính sách ưu đãi về thuế và chính sách hỗ trợ về vay vốn với lãi suất ưu đãi để khuyến khích các tổ chức tập thể, cá nhân đầu tư mở trường ngoài công lập. Các cơ sở ngoài công lập huy động vốn để đầu tư phát triển cơ sở vật chất phục vụ ngày một tốt hơn cho nhiệm vụ dạy và học.

- Tiếp tục đổi mới công tác quản lý, giao quyền và trách nhiệm cho các nhà trường trong việc tự chủ tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự và hoạt động giáo dục, đào tạo. Thực tiễn tại TP Hồ Chí Minh những năm qua cho thấy, nhiều trường học được giao quyền tự chủ về tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự và các hoạt động của mình đều phát huy được sự năng động, sáng tạo trong quản lý, điều hành, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, nâng cao chất lượng dạy và học.

- Tích cực huy động nguồn vốn từ các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn, nhất là những doanh nghiệp có nguồn thu lớn, những doanh nghiệp đóng gần điểm trường. Công tác huy động vốn có thể thực hiện dưới các hình thức như: vận động mua trái phiếu giáo dục, tham gia các quỹ khuyến học của TP, quận, huyện, hình thành lập học bổng mang tên doanh nghiệp…

- Phát huy vai trò, hiệu quả hoạt động của một số tổ chức xã hội, nhất là Hội Khuyến học, Ban đại diện cha mẹ học sinh... Song song với các công tác đó, cần đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện XHHGD ở các địa phương và các cơ sở giáo dục, đặc biệt là cơ chế thu hút, sử dụng nguồn vốn.

3.2.6.4. Điều kiện thực hiện giải pháp

Trên cơ sở vận dụng Luật Giáo dục, địa phương phải xây dựng kế hoạch, chương trình công tác XHHGD ở ngành mình, cấp mình, địa phương mình. Phân định trách nhiệm của các ngành, các cấp trong việc đẩy mạnh công tác XHHGD một cách rõ ràng và gắn với trách nhiệm của cá nhân người lãnh đạo.

Các cấp, các ngành từ TP tới phường, xã cần phối hợp thực hiện một cách đồng bộ chủ trương của Đảng, chính sách của nhà nước và của TP Hồ

Chí Minh về công tác XHHGD, tổ chức tuyên truyền tới tất cả các đối tượng xã hội nhằm mục đích biến nhận thức của người dân thành hành động, tham gia tích cực vào công tác XHHGD.

Công tác XHHGD là nhiệm vụ thường xuyên của hệ thống chính trị, tuy nhiên, hiệu quả của công tác này còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khách quan, tùy vào từng giai đoạn, thời điểm. Thông thường, hiệu quả của nó chỉ được phát huy cao khi hệ thống chính trị vào cuộc mạnh mẽ, các doanh nghiệp trên địa bàn TP hoạt động có hiệu quả, doanh thu tăng, thu nhập đầu người, đời sống của người dân ngày một nâng cao.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư cho giáo dục trung học phổ thông ở thành phố hồ chí minh (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w