Về cơ sở vật chất phục vụ dạy học

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư cho giáo dục trung học phổ thông ở thành phố hồ chí minh (Trang 35 - 40)

Cơ sở vật chất phục vụ dạy học có vai trò quan trọng đối với chất lượng giáo dục. Bởi vậy, trong nhiều năm qua, Thành ủy, UBND TP Hồ Chí Minh đã quan tâm đề ra nhiều chủ trương, chính sách về đầu tư cơ sở vật chất phục vụ công tác dạy học. Trong đó, cụ thể có các thành phần sau: quỹ đất, cơ sở trường học, lớp học, thư viện, thiết bị phục vụ dạy học, điều kiện sinh hoạt...

*) Về diện tích đất dành cho xây dựng trường học

Đến nay, tất cả 24 Ủy ban nhân dân quận, huyện trên địa bàn TP đã ban hành Quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết mạng lưới trường học trên địa bàn với tổng diện tích đất giành cho giáo dục và đào tạo là 1.932,21 ha. Tính đến năm học 2012 - 2013, quỹ đất giành cho ngành, cụ thể là các bậc học được tính bình quân như sau:

Bảng 2.3. Quỹ đất giành cho các cấp học, bậc học ở TP Hồ Chí Minh

Ngành học, bậc học Diện tích đất bình quân tính trên 1 trường

Diện tích đất bình quân tính trên đầu học sinh

Mầm non 3.315 m2 8,28 m2

Tiểu học 5.141 m2 4,62 m2

THCS 7.280 m2 6,01 m2

THPT 10.046 m2 8,54 m2

Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh

Quỹ đất bình quân (trên 1 trường và trên đầu học sinh) là tương đối cao. Trong điều kiện quỹ đất ở TP Hồ Chí Minh đang ngày một ít, giá trị đất ngày một tăng cao thì việc Thành ủy, UBND TP quan tâm, cho phép ngành được đầu tư trên một lượng diện tích khá lớn về mặt bằng đã cho thấy TP Hồ Chí Minh có sự ưu tiên đối với lĩnh vực giáo dục.

*) Về hệ thống phòng học

Mặc dù TP Hồ Chí Minh không nằm trong kế hoạch hỗ trợ kinh phí thực hiện Chương trình kiên cố hóa trường, lớp học song trong nhiều năm qua TP đã lồng ghép Chương trình kiên cố hóa trường lớp học vào chương trình đầu tư phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo chung của TP. Nhờ đó, nhiều công trình phục vụ sự nghiệp giáo dục đã được đầu tư xây dựng mới hoặc sửa chữa mới.

Theo số liệu từ Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh, đến cuối năm học 2012 - 2013, toàn TP có 22.940 phòng học. Do khác nhau về số lớp và đặc thù của từng cấp học, bậc học nên số phòng học của các cấp học, bậc học cũng khác nhau. Cụ thể: Bảng 2.4. Số phòng học của các cấp học, bậc học ở TP Hồ Chí Minh Ngành học, bậc học Tổng số đơn vị Tổng số phòng Số phòng bình quân trên 1 đơn vị Mầm non 827 3.308 4 Tiểu học 474 9.480 20 THCS 259 4.662 18 THPT 184 5.490 29,8 Tổng 1.744 22.940

Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh

Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy:

- Tổng số phòng học của bậc Mầm non chiếm số lượng lớn nhất, tiếp đến là bậc THPT. Nguyên nhân của thực trạng này là do quy định về số trẻ/lớp ở bậc Mầm non. Ngoài ra, để thuận tiện việc phục vụ cho đối tượng là trẻ em dưới 5 tuổi, trường Mầm non của một phường, xã thường được phân

bố thành 2 - 3 cơ sở, mỗi cơ sở có khoảng 4 - 5 phòng. Vì thế, số phòng của bậc Mầm non nhiều lên.

- Tuy nhiên, số phòng bình quân/ 1 đơn vị thì bậc THPT chiếm tỉ lệ cao nhất (29,8 phòng), tiếp đến là bậc Tiểu học (20 phòng). Điều này là do đặc thù của giáo dục THPT, ở chỗ: nhu cầu học của bậc THPT là nhiều hơn so với các bậc học khác, vì thế số phòng học sẽ nhiều lên; trường THPT là đơn vị trực thuộc của Sở Giáo dục và Đào tạo, đối tượng học không phải là con em tại một khu vực nhất định như các cấp học Mầm non, Tiểu học, THCS. Vì lí do này nên số học sinh THPT nhiều lên, trong khi cơ sở trường thì ít có sự thay đổi. Bởi thế, số phòng học trên một đơn vị sẽ nhiều lên.

Ngoài việc tăng cường phòng học thì chất lượng phòng học cũng rất được chú trọng và nâng cao. Nhìn chung, chất lượng phòng học đáp ứng được cơ bản yêu cầu hiện tại của ngành giáo dục. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân mà số lượng và chất lượng phòng học ở một số nơi rất ít vẫn còn hạn chế, chưa đầu tư bổ sung khi có nguồn tăng về sĩ số, nhất là bậc Mầm non (do áp lực tăng cơ học).

Bên cạnh phòng học, Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh còn quan tâm xây dựng các phòng chức năng nhằm phục vụ tốt hơn công tác giảng dạy trong xu thế mới. Ở hầu hết các trường học đều được trang bị phòng học vi tính, phòng thực hành, phòng học nghề, nhất là các trường THPT và THCS. Hiện tại, số phòng chức năng của các trường THPT toàn TP là 1.851 phòng. Việc trang bị phòng vi tính, phòng thực hành đã góp phần nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ và kỹ năng thực hành môn học cho học sinh, làm cho các giờ học trở nên hứng thú, kích thích sự sáng tạo của học sinh.

*) Về hệ thống thư viện

Hệ thống thư viện các trường học TP Hồ Chí Minh được đầu tư hàng năm về cơ sở vật chất (kệ, giá, phòng đọc, kho lưu trữ...), trang bị mới và bổ sung sách, báo, tạp chí, bản đồ, tranh ảnh giáo dục, băng đĩa, sách giáo khoa. Hoạt động thư viện đảm bảo đúng tinh thần nội dung Quyết định số 01/2003/QĐ-BGDĐT ngày 02/01/2003 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về “Ban hành quy định tiêu chuẩn thư viện của trường Phổ thông”.

Theo Báo cáo tổng kết năm học 2012 - 2013 của Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh, về quy mô, toàn TP có 917 thư viện.

- Về phân bố thư viện: Tiểu học: 474 thư viện/ 474 trường; THCS: 259 thư viện/ 259 trường; THPT: 184 thư viện/ 184 trường.

- Về xếp loại thư viện:

+ Thư viện trường học đạt chuẩn: Tiểu học: 412 (năm học 2011-2012 có 408); THCS: 232 (năm học 2011-2012: 228); THPT : 141 (năm học 2011- 2012: 140).

+ Thư viện trường học tiên tiến: Tiểu học: 136 (năm học 2011-2012: 132); THCS: 75 (năm học 2011-2012: 71); THPT: 46 (năm học 2011-2012: 45).

Như vậy, có thể thấy, hệ thống thư viện của ngành giáo dục TP Hồ Chí Minh đảm bảo về số lượng, đã phủ kín toàn bộ số trường (không có trường không có thư viện). Hơn thế, chất lượng thư viện các trường ngày càng được nâng cao. Cụ thể: số thư viện trường đạt chuẩn và thư viện trường học tiên tiến có xu hướng tăng lên đáng kể so với năm học trước, sự gia tăng này được thể hiện ở tất cả các bậc học.

*) Về trang thiết bị trường học

Hiện tại, trang thiết bị dạy học của tất cả các trường trên địa bàn TP đều cơ bản đáp ứng yêu cầu. Cụ thể: 100 % các đơn vị trường học đều được kết nối mạng internet phục vụ cho công tác quản lý và giao lưu hoạt động chuyên môn; các phòng tin học được bố trí đủ số lượng, đủ số máy tính theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; các trang thiết bị dạy học tối thiểu được đầu tư, đảm bảo yêu cầu. Về chi tiết, chúng tôi xây dựng thành bảng sau:

Bảng 2.5. Trang thiết bị phục vụ dạy học ở các cấp học ở TP Hồ Chí Minh

TT Danh mục trang thiết bị Mầm non Tiểu học THCS THPT

1 Máy tính: + Phục vụ quản lý + Phục vụ giảng dạy 7.682 3.806 3.876 17.494 3.230 14.264 16.329 2.154 14.175 19.466 2.880 16.586 2 Máy chiếu 305 1.090 887 1.726 3 Máy photocopy - 570 332 378

(bộ) (bộ) (bộ)

Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh

Như vậy, có thể thấy, các trường đều được đảm bảo hệ thống trang thiết bị cơ bản (máy tính, máy chiếu, máy photo, thiết bị dạy học…) phục vụ cho nhu cầu làm việc và dạy học.Tuy nhiên, nhìn chung, trang thiết bị dạy học của các trường còn lạc hậu. Nhiều thiết bị đã cũ, hư hỏng nên hiệu suất sử dụng thấp. Máy chiếu và thiết bị phục vụ dạy học thực hành còn thiếu, không đồng bộ trong khi nhu cầu sử dụng chúng trong việc đổi mới phương pháp dạy học lại rất lớn. Điều này đòi hỏi TP cần xác định các hạng mục đầu tư cho giáo dục sao cho sát thực hơn với tình hình thực tế và nhu cầu của các trường.

*) Các cơ sở vật chất khác

Không những quan tâm đầu tư cơ sở vật chất phục vụ công tác dạy học, lãnh đạo TP Hồ Chí Minh còn quan tâm đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho việc sinh hoạt trong các trường học nhằm đảm bảo sức khỏe cho giáo viên, học sinh, xây dựng môi trường nhà trường văn minh, hiện đại. Hiện tại, 100 % trường học ở tất cả các ngành học, bậc học trên địa bàn TP đều có nguồn nước sinh hoạt sạch, nguồn điện và nhà vệ sinh cho giáo viên và học sinh. Về cụ thể, bảng thống kê số liệu sau đây sẽ cho thấy:

Bảng 2.6: Thống kê cơ sở vật chất phục vụ cho sinh hoạt trong nhà trường ở TP Hồ Chí Minh

TT Danh mục CSVC Mầm non Tiểu học THCS THPT

1 Nguồn nước sinh hoạt sạch 800/800 trường 474/474 trường 259/259 trường 184/184 trường 2 Trường có điện 800/800 trường 474/474 trường 259/259 trường. 184/184 trường. 3 Công trình nhà vệ

sinh giáo viên

3.817/800 trường 1.517/474 trường 880/259 trường 989/184 trường Trong đó: đạt chuẩn vệ sinh 3.817 nhà 1.517 nhà 880 nhà 989 nhà 4 Công trình nhà vệ sinh học sinh 9.758/800 trường 4.224/474 trường 2.168/259 trường 2.854/184 trường

Trong đó: đạt chuẩn vệ sinh

9.312 nhà 4.224 nhà 2.168 nhà 2.854 nhà

Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh

Như vậy, nhìn chung, cơ sở vật chất tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đã đảm bảo quy định và đã đáp ứng nhu cầu dạy học ở mức cơ bản. Điều đó phản ánh sự nỗ lực của TP trong việc đầu tư hạ tầng cơ sở cho giáo dục. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của cơ sở vật chất chính là thiếu hiện đại và đồng bộ, tính năng sử dụng chưa cao. Điều này đặt ra trách nhiệm cho các nhà quản lý khi tiến hành đầu tư cho giáo dục tại TP Hồ Chí Minh là phải tiến tới xây dựng một nền giáo dục hiện đại, có thể bắt nhịp với trình độ thế giới.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư cho giáo dục trung học phổ thông ở thành phố hồ chí minh (Trang 35 - 40)