Tình hình nguồn vốn đầu tư

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư cho giáo dục trung học phổ thông ở thành phố hồ chí minh (Trang 45 - 47)

Đảng ta xác định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Bởi vậy, đầu tư cho giáo dục phải được các cấp, các ngành và toàn xã hội quan tâm. Trong những năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng, các chính sách của Nhà nước, TP Hồ Chí Minh đã rất quan tâm đến công tác đầu tư cho giáo dục. TP đã tích cực huy động nguồn lực từ nhiều nguồn khác nhau như từ: ngân sách Nhà nước, vốn chương trình mục tiêu, chương trình kiên cố hoá trường học, nhà ở công vụ cho giáo viên, vốn ODA, FDI...

Nguồn vốn được phân bổ đầu tư cho các địa bàn, địa phương khác nhau phụ thuộc vào nhu cầu và điều kiện của từng vùng miền. Những huyện ngoại thành, huyện Nhà Bè, Cần Giờ thì nguồn vốn đầu tư cho giáo dục chủ yếu là từ ngân sách của TP và các chương trình mục tiêu. Còn các quận, huyện nội thành, vùng kinh tế phát triển thì nguồn vốn huy động từ ngân sách TP chỉ chiếm khoảng 30 - 40 %, còn 60 % do các địa phương tự huy động.

Để có được vốn đầu tư cho giáo dục, TP đã đề ra nhiều biện pháp thu hút vốn, vận động các doanh nghiệp, các tổ chức đoàn thể trong xã hội tham gia đóng góp. Nguồn lực đóng góp của doanh nghiệp và các tổ chức trong xã hội hàng năm chiếm một số lượng tương đối lớn. Cùng với cách thức đó, TP cũng tăng cường thực hiện nghiêm túc các biện pháp quản lý vốn phù hợp để tránh tình trạng thất thoát và lãng phí trong quá trình đầu tư.

Tổng số vốn đầu tư cho trường học tại TP Hồ Chí Minh từ 2010 - 2012 đạt: 11.416,293 tỷ đồng, bình quân đầu tư hàng năm đạt 4.805,431 tỷ đồng/năm. Trong đó, mức đầu tư cho giáo dục tăng theo từng năm. Cụ thể: năm 2010 đầu tư cho giáo dục là 3.835,26 tỷ, năm 2011 con số này tăng lên 4.604,831 tỷ đồng (tăng 20%) và năm 2012 tăng lên đạt 5.976,202 tỷ đồng (tăng 29,78%).

* Cơ cấu vốn đầu tư theo nguồn vốn từ 2010 - 2012:

- Ngân sách Trung ương hỗ trợ (qua Bộ Giáo dục và Đào tạo ) là: 4.224,028 tỷ đồng, bình quân là 1.408,01 tỷ đồng/năm, chiếm 37% trong tổng vốn đầu tư.

- Vốn từ các chương trình mục tiêu, dự án phát triển và ngân sách TP là 4.794,84 tỷ đồng, bình quân là 1.598,28 tỷ đồng/năm, chiếm 42% trong tổng vốn đầu tư.

- Tiết kiệm chi ngân sách sự nghiệp giáo dục- đào tạo của TP là 456,65 tỷ đồng, bình quân là 152.21 tỷ đồng/năm, chiếm 4% trong tổng vốn đầu tư.

- Vốn tài trợ viện trợ của các tổ chức nước ngoài: 228,32 tỷ đồng, bình quân là 76,11 tỷ đồng/năm, chiếm 2% tổng vốn đầu tư.

- Vốn đầu tư từ ngân sách huyện, xã và huy động các nguồn lực trong nhân dân là 1.712,44 tỷ đồng, bình quân là 570,81 tỷ đồng/năm, chiếm 15% tổng vốn đầu tư.

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu vốn đầu tư cho giáo dục theo nguồn vốn của TP Hồ Chí Minh từ 2010 - 2012

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hồ Chí Minh

Qua biểu đồ trên ta thấy vốn đầu tư cho giáo dục của TP Hồ Chí Minh chủ yếu là từ các chương trình mục tiêu, dự án và ngân sách TP (42%) và từ nguồn vốn của ngân sách trung ương (37%).

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư cho giáo dục trung học phổ thông ở thành phố hồ chí minh (Trang 45 - 47)