Chủ trương, định hướng và công tác triển khai hoạt động đầu tư cho giáo dục ở thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư cho giáo dục trung học phổ thông ở thành phố hồ chí minh (Trang 40 - 45)

gian qua

2.2.1. Chủ trương, định hướng và công tác triển khai hoạt động đầutư cho giáo dục ở thành phố Hồ Chí Minh tư cho giáo dục ở thành phố Hồ Chí Minh

Trong thời gian qua, Thành ủy, UBND TP Hồ Chí Minh đã bám sát quan điểm của Đảng, các chủ trương, chính sách của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác giáo dục và đào tạo. Đặc biệt, trong năm 2013, Sở Giáo dục và Đào tạo đã chủ trì chủ trì phối hợp với các Sở, ban ngành TP tham mưu UBND TP ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Kết luận số 51- KL/TW ngày 29/10/2012 của Hội nghị Trung ương 6 (Khóa XI) về Đề án "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Đây chính là kế hoạch dài hạn trong quá trình thực hiện các mục tiêu giáo dục, đào tạo trên địa bàn TP.

Nằm trong lộ trình thực hiện kế hoạch đó, trong năm 2013, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu UBND TP Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1145/KH-UBND ngày 08/3/2013 về ban hành Kế hoạch tiếp tục triển khai Đề

án 1928 “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường” trên địa bàn TP Hồ Chí Minh từ năm 2013 đến năm 2016.

Trong năm học 2012 - 2013, UBND TP và Sở Giáo dục và Đào tạo đã ban hành nhiều đề án nhằm nâng cao năng lực cho học sinh các cấp, bậc học. Ngày 31/01/2012, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh đã ký Quyết định số 448/QĐ-UBND về phê duyệt Đề án: “Phổ cập và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh Phổ thông và chuyên nghiệp TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2012-2015”. Đề án nhằm hướng đến tăng cường năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh. Để thực hiện tốt đề án đó, Sở Giáo dục và Đào tạo đã biên soạn, phân phối chương trình, giáo án, tập huấn cho giáo viên và chuẩn bị cho việc giảng dạy học sinh các lớp mà trước nhất là lớp 1. Cùng giai đoạn đó, UBND TP Hồ Chí Minh cũng đã ký phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020”. Đây là đề án chiến lược, tập trung vào nhiệm vụ mà Đảng ta đã chỉ rõ là mỗi người phải học tập suốt đời, cùng chung tay xây dựng xã hội học tập.

Không những tập trung vào các vấn đề của giáo dục như giáo dục trong nhà trường, tăng khả năng học tiếng Anh, nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật, giáo dục trong xã hội, trong đó có công tác XHHGD, TP Hồ Chí Minh cũng đã tập trung đầu tư vào các “mũi nhọn”, “điểm nhô” trong giáo dục. Cụ thể, TP Hồ Chí Minh đã ban hành Đề án "Phát triển hệ thống trường THPT Chuyên giai đoạn 2010 - 2020”. Hiện nay, đề án đang được các sở, phòng, ban ngành liên quan và nhà trường tập trung thực hiện.

Bên cạnh các đề án là điểm nhấn quan trọng trong thực hiện các mục tiêu giáo dục và đào tạo, TP Hồ Chí Minh đã tập trung thực hiện các chương trình dự án mang tính thường niên trên cơ sở thực tiễn giáo dục và đào tạo TP như: đổi mới phương pháp dạy học; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ ngày càng tốt cho công tác dạy học; hướng dẫn và thu hút nhiều học sinh THPT nghiên cứu, sáng tạo khoa học công nghệ; mở rộng số lượng học

sinh được học 2 buổi/ngày; thực hiện chương trình kiên cố hóa trường học, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008 - 2012 theo Quyết định số 20/2008/QĐ-TTg ngày 01/02/2008 của Thủ tướng Chính phủ...

Để thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể mà trọng tâm là các đề án nêu trên, trong những năm qua, Thành ủy, UBND TP Hồ Chí Minh đã chỉ đạo các sở, ban ngành, các quận, huyện khẩn trương xây dựng kế hoạch các chương trình, dự án cụ thể, ban hành thiết kế mẫu nhà lớp học, phân cấp cho UBND quận, huyện quyết định đầu tư các công trình, dự án; quy định mức hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước, mức đóng góp của các cấp ngân sách phù hợp với khả năng và điều kiện từng địa bàn; vận động các tổ chức đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân ủng hộ, đóng góp để thực hiện các chương trình đầu tư cho giáo dục.

Cụ thể hơn, Thành ủy, UBND TP Hồ Chí Minh đã phân công trách nhiệm cho các sở, ban, ngành, các quận, huyện thực hiện nhiệm vụ đầu tư cho giáo dục như sau:

- Sở Giáo dục và Đào tạo: Là cơ quan thường trực của các chương trình mục tiêu về giáo dục, đào tạo, có nhiệm vụ tổng hợp, xây dựng kế hoạch, quản lý, đánh giá toàn diện các chương trình, dự án đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học và các chương trình giáo dục khác như dạy tiếng Anh, ứng dụng CNTT. Chủ trì, phối hợp với UBND các quận, huyện chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường công tác hướng nghiệp, phân luồng học sinh, chỉ đạo thực hiện việc phổ cập giáo dục.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư: Là đầu mối khâu nối, hướng dẫn lồng ghép các chương trình dự án. Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp, xây dựng kế hoạch, cơ chế quản lý điều hành; dự kiến phân bổ vốn các chương trình, dự án,báo cáo ban chỉ đạo, trình UBND TP xem xét, quyết định. Hàng năm, phối hợp với các Sở: Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, UBND các quận, huyện tổng hợp, cân đối các

nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp, thiết bị dạy học, kinh phí thực hiện các nhiệm vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.

- Sở Tài chính: Chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, xây dựng kế hoạch huy động các nguồn lực, cơ chế quản lý tài chính; cân đối bố trí vốn từ ngân sách TP cho các chương trình, dự án; thực hiện chuyển vốn và thanh toán, quyết toán theo quy định. Thẩm định dự toán kinh phí hàng năm để thực hiện các nhiệm vụ giáo dục trình UBND TP phê duyệt; hướng dẫn các cấp, các ngành thực hiện kế hoạch ngân sách hàng năm phục vụ công tác giáo dục.

- Sở Xây dựng: Chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giáo dục và Đào tạo kiểm tra, rà soát điều chỉnh, bổ sung các mẫu thiết kế: lớp học, nhà điều hành, nhà công vụ giáo viên, nhà học bộ môn trình UBND TP ban hành và hướng dẫn áp dụng vào thực tế.

- Các sở, ngành khác như Sở Nội vụ, Tài nguyên - Môi trường, Lao động, Thương binh và Xã hội, Văn phòng UBND TP, Kho bạc... thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công tác đầu tư cho giáo dục theo thẩm quyền, chức năng. Chẳng hạn: Sở Nội vụ chủ trì trong việc xây dựng kế hoạch tuyển dụng giáo viên; Sở Tài nguyên - Môi trường tổ chức kiểm tra, rà soát và hướng dẫn các địa phương lập quy hoạch, kế hoạch, giải quyết các thủ tục cấp đất, quyền quản lý sử dụng đất cho các trưòng học theo luật định; Kho bạc chịu trách nhiệm về thủ tục giải ngân, thanh toán cho các công trình, dự án, chỉ đạo hệ thống kho bạc cấp quận, huyện kịp thời tổ chức thẩm tra kết quả thực hiện và thanh toán, phù hợp với tiến độ thực hiện đầu tư theo quy định...

- Các tổ chức đoàn thể quần chúng cấp TP tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn các đoàn thể cấp dưới vận động các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ về giáo dục và đào tạo mà UBND TP đã đề ra. Tăng cường vận động đoàn viên, hội viên tích cực hưởng ứng và tham gia các hoạt động giáo dục; xây dựng kế hoạch cụ thể với những hoạt động thiết thực

để động viên, khuyến khích các đợn vị, cá nhân thực hiện tốt nhiệm vụ phổ cập các bậc học; vận động các tổ chức, cá nhân đóng góp công sức, tiền của cho các cơ sở giáo dục, đào tạo, tăng cường công tác giám sát, phản biện xã hội trong lĩnh vực đầu tư cho giáo dục đào tạo.

- Các đơn vị chủ đầu tư: Các đơn vị chủ đầu tư lập báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng cho từng hạng mục công trình theo kế hoạch phân bổ vốn thực hiện từng đợt. Chịu trách nhiệm sử dụng vốn hiệu quả, đúng mục tiêu và cân đối, bố trí đủ phần vốn địa phương, đơn vị phải cân đối theo định mức đã quy định để thực hiện hoàn thành mục tiêu đã định. Được phép áp dụng hình thức chỉ định thầu (tư vấn, xây dựng) đối với các gói thầu nằm trong phạm vi được chỉ định thầu theo quy định. Các gói thầu nằm trong phạm vi phải đấu thầu được thực hiện đấu thầu theo quy định hiện hành.

- UBND các quận, huyện: Có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, biện pháp triển khai thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của mình về công tác giáo dục và đào tạo. Tổ chức lồng ghép các nguồn vốn đầu tư, xây dựng các giải pháp huy động các nguồn lực ở điạ phương, cơ sở. Chỉ đạo UBND các phường, xã và các đơn vị cơ sở xây dựng kế hoạch, chương trình dự án cụ thể và tổ chức thực hiện đảm bảo đúng lộ trình. Chỉ đạo các phòng, ban, ngành liên quan trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị thực hiện tốt công tác phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ đầu tư cho giáo dục; đồng thời tập trung huy động các nguồn lực trên địa bàn đầu tư cho sự nghiệp giáo dục và thực hiện đúng thời gian, đảm bảo hiệu quả các kế hoạch.

Qua phân tích trên có thể thấy, Thành ủy, UBND TP Hồ Chí Minh đã rất quan tâm đến công tác giáo dục và đào tạo, đã đề ra các chương trình mục tiêu, các đề án đáp ứng đòi hỏi của tình hình thực tế về giáo dục và đào tạo trên địa bàn, đồng thời đã chỉ đạo, phân công nhiệm vụ khá rõ ràng cho các sở, ngành, địa phương trong việc thực hiện các nhiệm vụ về giáo dục đào tạo. Nhờ thực hiện tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện trong công

tác đầu tư cho giáo dục nên trong nhiều năm qua, công tác đầu tư cho hoạt động giáo dục của TP Hồ Chí Minh luôn đạt kết quả tốt. Nhiều chương trình, dự án đề ra đã thực hiện đảm bảo đúng tiến độ. Hàng năm, đã tập trung kinh phí đầu tư nhiều hạng mục cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ dạy học cho các trường học trên tất cả các địa bàn. Thực hiện tốt các chính sách về tiền lương cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, viên chức phục vụ trong ngành giáo dục, chính sách về ưu tiên, hỗ trợ kinh phí cho các đối tượng học sinh là con em của gia đình thuộc diện chính sách...

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư cho giáo dục trung học phổ thông ở thành phố hồ chí minh (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w