Về đầu tư cho người học

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư cho giáo dục trung học phổ thông ở thành phố hồ chí minh (Trang 61 - 65)

Trong những năm qua, bên cạnh việc đầu tư phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên thì đầu tư cho người học - học sinh cũng được TP xác định là một trong những lĩnh vực trọng yếu trong đầu tư cho giáo dục. Cúng giống như đầu tư cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, đầu tư cho người học là đầu tư cho “vốn con người”, làm cho những tiềm năng, tố chất của học sinh được bộc lộ và phát triển một cách toàn diện. Đây là một trong những nội dung đầu tư có quan hệ trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng dạy học.

Cùng với việc nâng cao chất lượng dạy và học các môn văn hóa, những năm gần đây, TP đã tập trung nâng cao công tác giáo dục thể chất cho học sinh. Hằng năm, kết quả khám sức khỏe ban đầu, nhà trường có 98% học sinh đạt sức khỏe loại khá, tốt.

TP luôn coi trọng công tác giáo dục thể chất để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh. Ý thức được vai trò của yếu tố thể lực đối với việc học tập, nhiều trường đã đầu tư xây sân bóng đá, cầu lông, cột bóng rổ, mua sắm các phương tiện thể dục dụng cụ… để học sinh tham gia tập luyện ngoài giờ học. Ngoài việc giáo dục thể chất thông qua các tiết học Thể dục trong trường, hoạt động thể dục ngoại khoá như thi đấu bóng đá, đá cầu, cầu lông, cờ vua, điền kinh, nhảy cao, nhảy xa vào các dịp kỷ niệm ngày thành lập Đoàn (26-3), ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22-12)… cũng được TP quan tâm đầu tư. Chương trình “Phổ cập bơi lội học đường” nhằm trang bị kỹ năng phòng chống đuối nước cho học sinh và phong trào “Bóng đá học đường” góp phần rèn luyện nâng cao sức khoẻ cho các em đã kêu gọi được sự đầu tư của nhiều tổ chức, cá nhân.

Cùng với giáo dục thể chất đại trà, TP còn luôn coi trọng công tác phát hiện, bồi dưỡng học sinh có năng khiếu thể thao để tham gia các kỳ thi học

sinh giỏi thể dục thể thao của ngành và tham gia bổ sung thành viên cho các đội tuyển thể dục thể thao TP.

Tuy nhiên, để đầu tư cơ sở vật chất đạt chuẩn phục vụ việc rèn luyện thể lực cho học sinh cần một nguồn kinh phí rất lớn nên nhìn chung, các nhà trường THPT trên địa bàn TP Hồ Chí Minh mới chỉ dừng lại ở mức ban đầu về đầu tư giáo dục thể chất. So với yêu cầu của giáo dục thể chất, các trường THPT trên địa bàn TP Hồ Chí Minh còn phải tiếp tục bổ sung nhiều về nội dung đầu tư và nguồn kinh phí. Cụ thể, phải đầu tư hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động của học sinh như: sân bóng đá, bóng chuyền, dụng cụ tập thể dục, bể bơi và các thiết bị phục vụ tập luyện khác.

Bên cạnh đầu tư rèn luyện thể lực, việc đầu tư nâng cao chất lượng học tập các môn văn hóa được TP xác định là khoản đầu tư cho mũi nhọn chất lượng, nhằm mục đích nâng cao trí tuệ, chất lượng học sinh, từ đó nâng cao uy tín ngành giáo dục TP. Vì mục đích đó nên đầu tư cho học sinh giỏi luôn là lĩnh vực đầu tư mà TP rất chú trọng. Hàng năm, các trường đều dành ngân sách rất lớn cho việc bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi các môn Văn hóa cấp tỉnh và cấp quốc gia. Trường có học sinh lọt vào đội tuyển Olimpic quốc tế được TP tạo mọi điều kiện tốt nhất về thời gian, nhân lực, vật lực để tiến hành ôn luyện. Rất nhiều năm, các trường được sự giúp đỡ từ Sở Giáo dục và Đào tạo và UBND TP đã dành nguồn kinh phí rất lớn để mời các chuyên gia, giáo viên có trình độ cao về giảng dạy hoặc tạo điều kiện để đội tuyển học sinh giỏi được tham gia bồi dưỡng chuyên đề ở Huế, Hà Nội.

Ngoài việc được đầu tư ôn luyện, bồi dưỡng, học sinh các môn văn hóa, thí nghiệm thực hành đạt giải cấp tỉnh trở lên đều nhận được sự khích lệ kịp thời về vật chất (giải Nhất cấp quốc gia: 500.000 đồng; giải Nhất cấp TP: 200.000 đồng; giải Nhì cấp quốc gia: 400.000 đồng; giải Nhất cấp TP: 150.000 đồng; giải Ba cấp quốc gia: 300.000 đồng; giải Ba cấp TP: 100.000 đồng; giải Khuyến khích cấp quốc gia: 200.000 đồng; giải Khuyến khích cấp TP: 50.000 đồng) và tinh thần của ngành giáo dục TP.

Học sinh đạt giải cao trong các kì thi cấp quốc gia hay có thành tích nghiên cứu khoa học cũng được ngành giáo dục TP quan tâm hỗ trợ như:

Thưởng học sinh Trường THPT đạt thủ khoa trong kỳ thi tuyển sinh vào các trường đại học: 500.000 đồng/học sinh; Thưởng học sinh được đăng bài trên các Tạp chí chuyên ngành như: Toán học và Tuổi trẻ, Vật lý và Tuổi trẻ, Văn học và Tuổi trẻ... Mức thưởng là 100.000 đồng/ bài. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính khả thi đã được ngành giáo dục kêu gọi đầu tư để có điều kiện phát triển và ứng dụng trong thực tế.

Bên cạnh việc đầu tư cho học sinh giỏi, học sinh có thành tích cao trong học tập và nghiên cứu khoa học, ngành giáo dục TP cũng quan tâm đầu tư kinh phí cho những trường hợp HS nghèo có hoàn cảnh khó khăn. Nguồn quỹ Khuyến học của các cấp Hội (Hội Khuyến học TP Hồ Chí Minh) trong 10 năm (2000 - 2010) có 69 tỷ đồng và đã trao 62 711 suất học bổng cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn với số tiền trên 41 tỷ đồng. Ngoài ra, ngành giáo dục TP đã có nỗ lực lớn trong việc kêu gọi các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia hỗ trợ học bổng (qũy học bổng “Thắp sáng niềm tin”, “Cùng bạn vượt khó”, “Chung một ước mơ”, “Tiếp sức đến trường”, học bổng của các doanh nghiệp khác)… đối với những học sinh có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn, có ý chí vươn lên trong học tập và rèn luyện; là Đoàn viên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; học lực đạt loại khá, giỏi, hạnh kiểm tốt. Điều này đã góp phần làm nên thành công của công cuộc phổ cập các cấp học và nâng cao chất lượng giáo dục tại các trường THPT, giảm gánh nặng ngân sách đầu tư cho giáo dục của Nhà nước.

Chúng tôi đã tiến hành thu thập báo cáo của 10 trường THPT trên địa bàn TP Hồ Chí Minh trong năm học 2013 - 2014 về các khoản đầu tư khen thưởng và hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Kết quả cụ thể:

Bảng 2.14: Kinh phí đầu tư cho khen thưởng và hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở một số trường THPT trên địa bàn TP Hồ Chí Minh

Đơn vị tính: triệu đồng

TT Tên trường THPT Kinh phí đầu tư

1 Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong 220

3 Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai 188

4 Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa 190

5 Trường THPT Bùi Thị Xuân 201

6 Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền 210

7 Trường THPT Gia Định 196

8 Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ 187

9 Trường THPT Lương Thế Vinh 200

10 Trường THPT Nguyễn Thị Diệu 197

Tổng 1.969

Bình quân/ trường 196,9

Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh

Bảng trên đã cho thấy ngành giáo dục TP đã đầu tư một khoản tương đối lớn trong điều kiện nền kinh tế nói chung, kinh tế trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đang gặp nhiều khó khăn. Điều này cũng cho thấy sự quan tâm của ngành giáo dục TP Hồ Chí Minh đối với việc giáo dục toàn diện cho học sinh THPT.

Hàng năm trên địa bàn TP Hồ Chí Minh thường tổ chức các hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục thể thao thu hút giáo viên, học sinh các trường THPT trên địa bàn tham gia như: hội thi học sinh với an toàn giao thông, học sinh THPT TP Hồ Chí Minh tham gia tiết kiệm điện, các cuộc thi văn hóa - văn nghệ chào mừng ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3), ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11)... Để tổ chức các hoạt động văn hóa - văn nghệ, hội thi, ngành giáo dục và các trường THPT thường phải đầu tư một khoản kinh phí tương đối lớn cho mỗi sự kiện.

Đầu tư cho người học là lĩnh vực bao quát trên một phạm vi rộng và đòi hỏi nguồn kinh phí rất lớn. Trong những năm qua, ngành giáo dục TP đã có những nỗ lực nhất định trong việc tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện của người học, đặc biệt trong việc phát triển thể chất và hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Tuy nhiên, cũng giống như nhiều địa phương trong cả nước, chính sách đầu tư nâng cao chất lượng học tập (như đầu tư cho học sinh giỏi, cho nghiên cứu khoa học) chưa thực sự hiệu quả bởi thường diễn ra theo quy trình: kết quả trước - khen thưởng sau mà chưa có sự đầu tư thích hợp để đạt kết quả tốt nhất. Điều này đặt ra trách nhiệm cho ngành giáo dục TP trong

việc hoạch định kế hoạch đầu tư trong thời gian tới để nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là giáo dục mũi nhọn.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư cho giáo dục trung học phổ thông ở thành phố hồ chí minh (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w