Đầu tư phát triển đội ngũ thực chất là huy động tất cả mọi nguồn lực nhằm tạo môi trường thuận lợi nhất cho người giáo viên phát triển. Những năm qua, TP đã thực hiện chế độ tiền lương, biên chế bao gồm lương, phụ cấp lương, BHXH, phúc lợi tập thể cho giáo viên, cán bộ công nhân viên của các trường THPT nghiêm túc. Đây là khoản chi cho con người, do vậy nó giúp cho người lao động bù đắp được sức lực đã bỏ ra và đảm bảo cho quá trình tái sản xuất sức lao động của họ, tạo điều kiện cho quá trình tái sản xuất xã hội diễn ra một cách bình thường. Trong thực tiễn, chế độ tiền lương, biên chế chịu tác động của sự biến động nhân sự trong ngành giáo dục, do đó, nguồn chi ở các thời điểm có sự khác nhau. Hàng năm, nguồn chi cho chế độ lương, biên chế được xác định dựa vào số giáo viên, cán bộ công nhân viên dự kiến có mặt kỳ kế hoạch. Cụ thể số chi có được thể hiện qua công thức:
CCN = Σ (MCNi × SCNi) Trong đó:
CCN: Số chi kinh phí giáo viên kế hoạch.
CNi
Scni: Số giáo viên bình quân dự kiến có mặt trong năm kế hoạch.
(SCNi: thường được xác định dựa vào mức chi thực tế của kỳ báo cáo, có tính đến những thay đổi của nhà nước có thể xảy ra về mức lương, phụ cấp và một số khoản khác).
CNi
S = (Số giáo viên có mặt cuối năm báo cáo) + (Số giáo viên dự kiến tăng bình quân năm kế hoạch) - (Số giáo viên dự kiến giảm bình quân năm kế hoạch).
Theo báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo, số giáo viên THPT có biến động tăng lên hàng năm. Để dễ theo dõi, chúng tôi xây dựng thành bảng sau:
Bảng 2.12. Tổng số giáo viên THPT ở TP Hồ Chí Minh các năm học
TT Năm học Tổng số giáo viên
1 2008 - 2009 9.425
2 2009 - 2010 9.861
3 2010 - 2011 11.236
4 2011 - 2012 12.854
5 2012 - 2013 14.728
Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh
Quan sát theo trục dọc, bảng số liệu cho thấy, tổng số giáo viên THPT TP Hồ Chí Minh tăng theo từng năm học và có xu hướng ngày một tăng cao hơn. Cụ thể, nếu như số giáo viên THPT toàn TP năm học 2009 - 2010 chỉ cao hơn năm học 2008 - 2009 là 436 thì đến năm học 2012 - 2013 đã cao hơn năm học 2011 - 2012 1874 giáo viên. Các năm học ở giữa hai năm học trên, có số liệu tăng là 2010 - 2011 tăng hơn năm học 2009 - 2010 là 1375 giáo viên, năm học 2011 - 2012 tăng hơn năm học 2010 - 2011 là 1618. Nguyên nhân tăng giáo viên cơ bản là do tăng số trường và tăng chỉ tiêu định biên cho các trường (do xuất hiện mới một số vị trí mới như văn thư, kế toán, quản lý thư viện, phụ trách CNTT...).
Với sự tăng lên của đội ngũ giáo viên THPT, nguồn kinh phí chi cho lương, biên chế cho đội ngũ giáo viên THPT cũng tăng lên theo từng năm. Cụ thể:
Bảng 2.13: Nguồn kinh phí chi lương, biên chế cho giáo dục THPT ở TP Hồ Chí Minh
Đơn vị tính: triệu đồng
TT Năm học Tổng số tiền chi cho lương, biên chế
1 2008 - 2009 50.895,0
2 2009 - 2010 59.166,0
3 2010 - 2011 70.786,8
4 2011 - 2012 83.551,0
5 2012 - 2013 98.677,6
Nguồn: Sở Tài chính TP Hồ Chí Minh
Nguồn vốn đầu tư cho lương, biên chế tăng từng năm, trong đó từ năm 2008 - 2009 đến 2009 - 2010 tăng nhẹ (8.271 triệu đồng), năm 2011 - 2012 đến năm 2012 - 2013 tăng cao (15.126,6 triệu đồng). Nguyên nhân tăng cao vào các năm học sau, ngoài lí do tăng định biên trong trường THPT còn do sự điều chỉnh mức lương tối thiểu của Bộ Tài chính, trong đó năm 2012 tăng hơn năm 2013 điều chỉnh tăng 100.000 đồng, từ 1.050.000 đồng lên 1.150.000 đồng.
Trong những năm qua, thực hiện quy định của bộ Luật Lao động số 10/2012/QH13 và các văn bản hướng dẫn của Chính phủ, Bộ Tài chính, TP Hồ Chí Minh đã thực hiện công tác chi trả lương, các chế độ BHXH cho đội ngũ giáo viên THPT nói riêng và của giáo viên trong toàn TP nói chung đảm bảo đúng quy định, không để sai sót xảy ra. Trong nhiều năm qua, về lĩnh vực tiền lương, các chế độ theo quy định cho giáo viên THPT không để xảy ra đơn thư, khiếu kiện. Việc chi trả tiền lương, các chế độ cho đội ngũ biên chế đúng quy định đã tạo nên sự ổn định trong ngành giáo dục, tạo động lực để đội ngũ giáo viên phát huy hết năng lực, phấn đấu và cống hiến cho sự nghiệp "trồng người".
Triển khai thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư và Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ số lượng và đồng bộ về cơ cấu, không ngừng nâng cao phẩm chất và năng lực ở các ngành học, bậc học, từ năm 2005 - 2012, TP Hồ Chí
Minh đã tổ chức 23 đợt tập huấn nâng cao kiến thức quản lý cho đội ngũ làm quản lý ở các trường THPT. Trong đó, chưa tính các kỳ giao ban, tổ chức các chuyên đề, báo cáo tham luận nhằm chia sẻ kinh nghiệm quản lý của các trường. Tổng kinh phí của 31 đợt tập huấn cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý là 724 triệu đồng. Để đưa công tác quản lý ngày càng phát huy hiệu quả, Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh đã tổ chức tập huấn sử dụng trang bị thiết bị Vemis cho tất cả các trường THPT. Vemis là phần mềm quản lý giáo dục, quản lý hồ sơ giáo viên, học sinh, thư viện, thiết bị... bước đầu đã phát huy hiệu quả trong các trường THPT ở TP Hồ Chí Minh.
Cùng với việc tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý, TP Hồ Chí Minh cũng đã tổ chức các chương trình nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên, nhân viên, đáp ứng được đòi hỏi của chương trình mới. Trong đó, tổ chức 20 cuộc hội thảo về phương pháp giảng dạy cho chương trình sách giáo khoa mới, 10 đợt thi giáo viên giỏi bậc THPT. Theo đánh giá của chúng tôi, với một đầu mối lớn, có nhiều trường THPT, việc tổ chức 20 cuộc hội thảo về phương pháp giảng dạy vẫn là chưa nhiều, nhất là trong bối cảnh, những năm gần đây có nhiều trường THPT được thành lập và Bộ Giáo dục và Đào tạo thường xuyên yêu cầu phải đổi mới phương pháp dạy học.
Trong những năm qua, ngân sách chi cho giáo dục THPT của TP Hồ Chí Minh cũng tập trung chi cho nhu cầu học tập nâng cao trình độ của giáo viên. Các giáo viên có nhu cầu học nâng chuẩn giáo viên THPT (học Cao học) hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý đều được ngân sách chi trả học phí, tiền lương, phụ cấp và các chế độ đãi ngộ khác theo đúng quy định. Ngoài ra, cán bộ, giáo viên các trường THPT còn được chi trả kinh phí tham gia chương trình Tăng cường dạy và học Ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, các lớp bồi dưỡng trình độ Tin học, Ngoại ngữ, các đợt tập huấn về sách giáo khoa, về đổi mới phương pháp dạy học… Bên cạnh việc đầu tư phát triển đội ngũ giáo viên hiện có, TP còn chi ngân sách cho việc thực hiện các chế độ ưu đãi đối với sinh viên tốt nghiệp loại giỏi các trường Đại học Sư phạm về công tác tại các trường THPT.
Chính vì được sự đầu tư thích đáng như vậy nên trong những năm qua, đội ngũ giáo viên THPT TP được đảm bảo về mọi quyền lợi nên đã không ngừng phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng, nâng cao hiệu quả dạy học và thực hiện các nhiệm vụ ngành giáo dục TP giao phó.