Siết chặt công tác quản lý, nâng cao hiệu quả điều hành, chống thất thoát, lãng phí

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư cho giáo dục trung học phổ thông ở thành phố hồ chí minh (Trang 91 - 95)

chống thất thoát, lãng phí

3.2.4.1. Mục đích của giải pháp

Trong hoạt động đầu tư, công tác điều hành, quản lý đóng vai trò vô cùng quản trọng. Bởi vậy, việc đề ra giải pháp siết chặt công tác quản lý, nâng cao hiệu quả điều hành, chống thất thoát, lãng phí được chúng tôi áp dụng ở đây nhằm mục đích:

- Đảm bảo thực hiện tốt các khâu, các quy trình của công tác đầu tư cho giáo dục THPT.

- Quản lý tốt nguồn vốn, đảm bảo sử dụng đúng mục đích, đạt hiệu quả. - Chống “bệnh” thất thoát trong quá trình thực hiện các công đoạn đầu tư.

3.2.4.2. Nội dung của giải pháp

Đối với giáo dục THPT ở TP Hồ Chí Minh, để nâng cao hiệu quả điều hành, siết chặt công tác quản lý, chống thất thoát, lãng phí, cấp ủy, chính quyền, các ban ngành, nhất là ngành giáo dục ở TP Hồ Chí Minh cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

- Đối với các chương trình, dự án đầu tư cho giáo dục THPT:

+ Thực hiện tốt việc phân bổ, điều tiết tốt các nguồn vốn đầu tư cho giáo dục THPT. Để làm tốt việc này, các đơn vị phân bổ phải theo dõi chi tiết các nội dung đầu tư.

+ Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, hướng dẫn triển khai thực hiện các chương trình, dự án, các nội dung đầu tư.

+ Thường xuyên quan tâm, chú trọng giám sát các nội dung liên quan đến các chương trình, dự án như: thời gian thực hiện, tuân thủ thiết kế, bản vẽ, đảm bảo các quy trình kỹ thuật khi thực hiện đầu tư, đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích...

- Đối với các cấp, các ngành, các bộ phận, các tổ chức:

+ Nâng cao hiệu quả hoạt động của ban chỉ đạo, các ban điều hành trong thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến chính sách, cơ chế đầu tư.

+ Nâng cao năng lực tổ chức thực hiện các chủ trương, các dự án đầu tư cho giáo dục THPT của đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là ở cơ sở.

+ Tiến hành rà soát, bố trí, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục phù hợp hơn với yêu cầu phát triển; xây dựng lực lượng cán bộ chủ chốt trong ngành giáo dục tận tâm, thạo việc, có năng lực điều hành.

+ Quy định và giám sát chặt chẽ ngân sách nhà nước phân bổ cho từng địa phương và từng cơ sở.

+ Thực hiện phân cấp trong quản lý giáo dục, đào tạo nói chung và hoạt động đầu tư phát triển giáo dục nói riêng.

+ Theo dõi chặt chẽ nguồn vốn phục vụ cho các nội dung đầu tư như: đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đầu tư cho các chương trình, dự án đổi mới giáo dục THPT.

Để thực hiện tốt các nội dung trên, Thành ủy, UBND TP Hồ Chí Minh cần tiến hành các nội dung sau:

- Đối với công tác cán bộ:

+ Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý các dự án phát triển giáo dục đào tạo có sử dụng vốn ngân sách nhà nước, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tiến độ thực hiện, kiểm tra công tác đấu thầu, dự toán, quyết toán vốn đầu tư. Có những quy định công khai và chi tiết về những khoản thu, chi chính thức trong các trường học.

+ Tăng cường công tác bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ quản lý cho các trường THPT. Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở Nội vụ xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục phù hợp các yêu cầu phát triển giáo dục trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế, phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội của TP Hồ Chí Minh.

+ Xây dựng thang tiêu chuẩn về người cán bộ quản lý trong đó chú trọng các nội dung: trình độ đào tạo, trình độ lý luận, năng lực quản lý, điều hành, kinh nghiệm trong quản lý, đạo đức, lối sống…

+ Trên cơ sở các thang tiêu chuẩn đó, các ban, ngành có thẩm quyền cần thực hiện tốt quy định, quy trình đánh giá, xem xét, bổ nhiệm cán bộ quản lý giáo dục, đảm bảo lựa chọn đúng người, đúng việc, vì lợi ích của sự nghiệp trồng người. Ngoài việc xem xét, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ quản lý ở các trường THPT trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, các ban, ngành có thẩm quyền cũng cần mạnh dạn thay thế những cán bộ quản lý không sa sút về đạo đức, thiếu tinh thần trách nhiệm, không đáp ứng được yêu cầu về quản lý trong lĩnh vực giáo dục, không hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Đối với công tác quản lý:

+ Tách biệt công tác quản lý trong nhà trường với công tác giảng dạy. Quản lý hành chính phải tách bạch với quản lý chuyên môn nhằm mục tiêu nâng cao hơn nữa công tác quản lý các hoạt động của nhà trường, phát huy tối đa chất lượng giảng dạy. Việc huy động, quản lý, sử dụng vốn đầu tư sẽ được đội ngũ quản lý nhà trường điều tiết sao cho đạt hiệu quả cao nhất.

+ Phân cấp quản lý giáo dục, làm rõ trách nhiệm của UBND TP, của các sở, ngành cấp TP, các địa phương và các cơ sở giáo dục theo tinh thần Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ và Thông tư số 47/2011 của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo và Nội vụ. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về giáo dục đối với các loại hình giáo dục, các cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài.

+ Giao quyền tự chủ cho các đơn vị theo tinh thần Nghị quyết số 35/2009/NQ-QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc hội về chủ trương, định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính trong giáo dục đào tạo từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014-2015; Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và các văn bản hướng dẫn thi hành. Triển khai nghiêm túc Nghị định số 166/2004/NĐ-CP “Quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục”.

+ Chú trọng công tác thanh tra hoạt động giáo dục. Thực hiện tốt Nghị định số 42/2013/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thanh tra giáo dục, Nghị định số 138/2013/NĐ-CP về “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục”, Thông tư số 39/2013/TT-BGDĐT về “Hướng dẫn về thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục”.

+ Thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm và chống lãng phí. Kiên quyết xử lý đối với các trường hợp sai phạm, đặc biệt là việc lợi dụng hoạt động giáo dục nhằm thu lợi bất chính.

- Đối với thẩm quyền, chức năng của các sở, ban, ngành, các địa phương:

+ Ban hành văn bản quy định rõ chức năng cũng như nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo, các Sở có liên quan và các trường THPT. Các đơn vị này sẽ có trách nhiệm bố trí vốn đối ứng và thực hiện cũng như tự chịu trách nhiệm theo đúng mục tiêu đã đề ra.

+ UBND TP Hồ Chí Minh cần nghiên cứu để cụ thể hoá các chính sách của Đảng, nhà nước về giáo dục vào thực tiễn của TP, tập trung huy động các

nguồn lực, xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục, mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn.

+ Đẩy mạnh thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, có cơ chế để phát huy vai trò giám sát của xã hội trong hoạt động đầu tư cho giáo dục THPT trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, kịp thời phát hiện, uốn nắn, xử lý các sai phạm trong quá trình tổ chức thực hiện các quy định về đầu tư.

+ Hàng năm, TP cần nghiên cứu, bổ sung các quy định về tăng cường quyền tự chủ và trách nhiệm của cơ sở giáo dục đối với xã hội về sản phẩm đào tạo, về tài chính, nhân sự và tuyển sinh.

+ Sở Giáo dục và Đào tạo, các địa phương, các trường học thực hiện tốt nội dung Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày 7/5/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về “Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân”.

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện giải pháp

Để tăng cường công tác quản lý, điều hành, chống thất thoát, lãng phí trong hoạt động đầu tư cho giáo dục THPT ở TP Hồ Chí Minh đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ nhiều nội dung. Có những nội dung thuộc về cấp ủy, chính quyền, các sở, ngành cấp TP, cấp quận, huyện, có những giải pháp thuộc về các trường THPT. Tất nhiên, để các giải pháp đó được triển khai thực hiện có hiệu quả trong thực tế, đòi hỏi các cấp, các ngành, đơn vị phải tuân thủ nghiêm túc các quy định về đầu tư, thực hiện tốt cơ chế phối hợp, làm tốt công tác công khai minh bạch trong đầu tư.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư cho giáo dục trung học phổ thông ở thành phố hồ chí minh (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w