Nâng cao chất lượng môi trường đầu tư nói chung và môi trường đầu tư vào giáo dục trung học phổ thông nói riêng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư cho giáo dục trung học phổ thông ở thành phố hồ chí minh (Trang 81)

trường đầu tư vào giáo dục trung học phổ thông nói riêng

3.2.1.1.Mục đích của giải pháp

Môi trường đầu tư bao gồm hệ thống các yếu tố kinh tế, xã hội, luật pháp, cụ thể là: cơ chế chính sách, cơ sở hạ tầng, tình hình kinh tế kinh tế, xã hội của địa phương... Trong đầu tư, môi trường đầu tư đóng vai trò rất quan trọng, tác động đến sự thành công hay thất bại của chủ trương đầu tư. Môi trường đầu tư tốt sẽ tạo đà thúc đẩy hiệu quả đầu tư và tạo tiền đề để thu hút các nguồn lực. Đầu tư cho giáo dục THPT chịu tác động của môi trường đầu tư nói chung và môi trường đặc thù của ngành giáo dục. Chính vì vậy, các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng môi trường đầu tư là vấn đề rất quan trọng.

Nâng cao chất lượng môi trường đầu tư nói chung và môi trường đầu tư vào giáo dục THPT nói riêng chúng tôi hướng đến mục đích:

- Tạo cơ chế thông thoáng để hút các tổ chức, các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư vào giáo dục.

- Thu hút các nguồn lực, nguồn vốn trong xã hội.

- Tranh thủ các ý kiến của doanh nghiệp góp ý cho ngành giáo dục. - Tiếp tục thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của TP Hồ Chí Minh nói chung, qua đó, tác động tích cực tới lĩnh vực giáo dục.

Đối với TP Hồ Chí Minh việc nâng cao chất lượng môi trường đầu tư nói chung và môi trường đầu tư vào giáo dục THPT nói riêng cần tập trung vào 3 nội dung cơ bản sau:

- Hoàn thiện hệ thống văn bản, thủ tục hành chính đáp ứng quá trình hội nhập theo xu hướng thông thoáng, minh bạch, cởi mở.

- Nâng cấp cơ sở hạ tầng tạo thuận lợi cho quá trình thực hiện đầu tư, phát triển kinh doanh, sản xuất.

- Đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư.

3.2.1.3.Cách thức tiến hành giải pháp

* Về vấn đề cơ chế chính sách:

- Đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm bớt các thủ tục gây phiền hà cho các tổ chức, doan nghiệp khi tiến hành đầu tư trên địa bàn.

- Ban hành các cơ chế đặc thù để thu hút đầu tư như: đầu tư vào các vùng kinh tế trọng điểm, hỗ trợ về mặt pháp lí đối với doanh nghiệp, hỗ trợ lãi suất cho vay, tạo điều kiện cho ứng nguồn khi thực hiện đầu tư.

- Thu hút, hình thành cơ chế thúc đẩy việc thành lập nhiều hơn các công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài và cho phép các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được phát trái phiếu để huy động nguồn vốn trong nước và vốn nước ngoài.

- Tiếp tục hoàn thiện công tác quy hoạch các ngành, lĩnh vực, quy hoạch mạng lưới giáo dục đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới.

- Để thu hút vốn đầu tư phát triển sự nghiệp giáo dục, các cơ sở giáo dục cần xây dựng kế hoạch phát triển đơn vị thông qua các đề án khả thi, nhằm định hướng một cách rõ ràng mục tiêu phấn đấu của đơn vị trong từng giai đoạn.

- Xúc tiến, tìm nguồn vốn đầu tư cho giáo dục thông qua công tác tuyên truyền, kêu gọi, tiếp xúc với các doanh nghiệp, các tổ chức trong và ngoài nước.

- Huy động các nguồn vốn thông qua tổ chức mua trái phiếu, công trái, xây dựng các loại quỹ tín dụng, quỹ phát triển dành riêng cho giáo dục nhằm thu hút các nguồn vốn tiềm tàng trong nhân dân.

- Hình thành cơ chế, chính sách vay vốn với lãi suất ưu đãi nhằm khuyến khích, động viên nhà trường, nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học.

- Xây dựng kế hoạch cụ thể trong công tác đầu tư cho các trường nói chung, trường THPT nói riêng. Tiếp tục phân cấp nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật trường học. Trên cơ sở đó, chỉ đạo các trường xây dựng kế hoạch cụ thể về các hạng mục đầu tư, thời gian, lộ trình đòi hỏi. Các trường, cơ sở giáo dục ở TP nhất là ở những địa phương có điều kiện thuận lợi, kinh tế phát triển cần đẩy mạnh công tác huy động các nguồn lực từ công tác xã hội hóa, huy động sự góp sức của doanh nghiệp, người dân, các nguồn đầu tư tài trợ để xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học.

* Về cơ sở vật chất

- Rà soát lại hệ thống cơ sở hạ tầng các ngành, lĩnh vực, các địa phương, từ đó xác định các hướng đầu tư, nâng cấp, làm mới các hạng mục đảm bảo sự đồng bộ về cơ sở vật chất để tạo thuận lợi cho quá trình hoạt động đầu tư, kinh doanh.

- Ngoài nguồn vốn nhà nước, vốn ODA nên khuyến khích mạnh dạn đầu tư cá nhân trong và ngoài nước vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng. Chủ động xây dựng các dự án BOT có sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài vào các công trình kết cấu hạ tầng, nhất là dự án giao thông, các loại nhà máy.

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình kiên cố hóa trường học; lồng ghép với các chương trình khác để xoá phòng học chưa đạt yêu cầu, đầu tư xây dựng các phòng học theo hướng kiên cố hoá, chuẩn hoá và hiện đại hoá, đáp ứng nhu cầu lâu dài.

Để thực hiện tốt các giải pháp nâng cao chất lượng môi trường đầu tư nói trên, cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể các cấp ở TP Hồ Chí Minh phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền về vị trí, vai trò và định hướng cụ thể trong phát triển giáo dục của TP Hồ Chí Minh nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và người dân, từ đó tạo sự đồng thuận, chung tay góp sức thực hiện tốt chủ trương XHHGD mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra chủ trương. Tích cực mở rộng hợp tác đào tạo đa phương trên nền tảng kinh tế, xã hội tương đối thuận lợi của TP Hồ Chí Minh gắn với việc tăng cường công tác quản lý nhà nước. Hình thành các chủ trương, chính sách cụ thể để tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục, hình thành các mô hình liên kết nhất là mô hình nhà trường - doanh nghiệp.

Công khai hoá quy hoạch, kế hoạch, các hoạt động giáo dục theo chủ trương của các tổ chức Đảng, Chính quyền các cấp, phối hợp với tổ chức đoàn thể.

Gắn việc thực hiện quy hoạch phát triển giáo dục với các phong trào, các cuộc vận động trong xã hội như ''Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá", “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, các phong trào khối phố khuyến học, dòng họ hiếu học. Có chính sách đãi ngộ xứng đáng, thu hút những giáo viên giỏi, đồng thời có cơ chế tạo động lực và tinh thần say mê nghề nghiệp của giáo viên cho quá trình tham gia giảng dạy.

Giao cho các nhà trường làm tốt hơn nữa nhiệm vụ xây dựng trường học thân thiện, hình thành nền nếp văn hóa, đặc biệt là văn hóa ứng xử trong nhà trường, hạn chế tối đa tình trạng vi phạm các quy định của luật pháp như: Luật giáo dục, Luật Giao thông đường bộ, sử dụng bia rượu, các chất kích thích bị cấm, gây gỗ, sử dụng hung khí, vũ khí... Thực sự hình thành môi trường giáo dục lành mạnh, thiện cảm và năng động phù hợp với xu thế mới, có sức thu hút đối với các tầng lớp, các đối tượng trong xã hội, từ đó tạo đà để thu hút dễ hơn các nguồn lực đầu tư.

Nâng cao chất lượng môi trường đầu tư là một vấn đề không dễ nhất là trong quá trình thực hiện sẽ vướng mắc giữa quyền và nghĩa vụ của nhiều bên tham gia. Song sự cần thiết ở đây là một thái độ cầu thị, thực sự mong mỏi của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp và của các nhà trường. Do đó, vấn để đổi mới tư duy, nhận thức của các cá nhân và tổ chức trong hoạt động đầu tư phát triển giáo dục ở TP Hồ Chí Minh cũng là một việc cần phải triển khai một cách cần kíp.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư cho giáo dục trung học phổ thông ở thành phố hồ chí minh (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w