Nguyên nhân thực trạng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư cho giáo dục trung học phổ thông ở thành phố hồ chí minh (Trang 74)

2.4.3.1. Nguyên nhân của những kết quả đạt được

Để đạt được những kết quả trên là nhờ đường lối đầu tư đúng đắn và hiệu quả của toàn TP. Nghị quyết, chủ trương đầu tư cho giáo dục đã được sự ủng hộ và tham gia tích cực của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể

và toàn thể nhân dân TP Hồ Chí Minh, trong đó đáng chú ý nhất là đưa nội dung tăng cường cơ sở vật chất trường học thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của các cấp, các ngành trong quá trình chỉ đạo tổ chức thực hiện. UBND TP Hồ Chí Minh đã thực hiện phân cấp về quản lý đầu tư xây dựng, ban hành thiết kế mẫu, quyết định mức hỗ trợ hợp lý, đồng thời phát huy quyền chủ động, sáng tạo của cơ sở.

Công tác tổ chức, chỉ đạo việc đầu tư được tiến hành tương đối khẩn trương. Ngay khi HĐND ban hành nghị quyết, UBND TP Hồ Chí Minh đã chỉ đạo các sở, ban ngành, các quận, huyện xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện từ TP đến cơ sở. Việc phân bổ nguồn lực nhanh, kịp thời. Việc ban hành thiết kế mẫu tạo điều kiện cho các chủ đầu tư chủ động, tiết kiệm trong sử dụng nguồn vốn, đảm bảo các tiêu chuẩn về kỹ thuật, mỹ thuật và đẩy nhanh tiến độ xây dựng công trình.

Trong quá trình thực hiện các chủ chương, nghị quyết, trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đã được thụ hưởng nhiều chương trình, dự án đầu tư cho giáo dục của quốc gia và của đầu tư nước ngoài như: chương trình kiên cố hoá trường lớp học, chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo, dự án THPT… đã góp phần quan trọng đến việc phát triển giáo dục của toàn TP. Mặt khác, TP Hồ Chí Minh cũng thường xuyên nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của các Bộ, ngành Trung ương, của Chính phủ, nhất là lĩnh vực hỗ trợ các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương. Chính vì vậy mà nguồn vốn đầu tư cho giáo dục từ ngân sách Trung ương vẫn chiếm một tỉ trọng nhất định trong tổng nguồn vốn đầu tư cho giáo dục của TP.

Trong nhiều năm trở lại đây, chương trình XHHGD đã được các cấp, các ngành ở TP Hồ Chí Minh chú trọng, nhờ đó đã mang lại nhiều kết quả cho giáo dục của TP. Thành công này ghi dấu ấn mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị, các tổ chức đoàn thể, các chủ thể tham gia vào quá trình giáo dục và các tổ chức, cá nhân trong xã hội, con em xa quê, kiều bào ở nước ngoài đã đầu tư công sức, trí tuệ, tài lực, vật lực để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học, thiết bị phục vụ dạy học đảm bảo yêu cầu trong tình hình mới, đồng thời đã tạo nên phong trào học tập sôi nổi trong xã hội.

2.4.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế

Nhận thức của một bộ phận cán bộ, Đảng viên trong thực thi nhiệm vụ ở các cấp, các ngành chưa đầy đủ, thiếu chủ động trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và điều hành thực hiện các chủ chương đầu tư. Hoạt động của ban chỉ đạo, ban điều hành các cấp chưa thường xuyên, chưa kịp thời phát hiện và giải quyết những vướng mắc trong tổ chức thực hiện. Sự phối kết hợp giữa các ban điều hành chương trình với các sở, ngành chưa chặt chẽ, đặc biệt khi thực hiện phân cấp cho cấp huyện và cơ sở, một số sở, ngành buông lỏng quản lý, kiểm tra, giám sát. Một số tổ chức đoàn thể chưa chủ động, chưa thường xuyên trong việc phối hợp, tổ chức tuyên truyền vận động, có nơi, có lúc còn làm hình thức, phong trào.

Trình độ chuyên môn, năng lực tổ chức thực hiện của một số chủ đầu tư, chủ dự án còn hạn chế, nhất là ở cấp xã, huyện. Ban giám sát ở xã yếu, nên chưa phát huy được vai trò kiểm tra, giám sát. Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở một số nơi chưa nghiêm túc, hiệu quả chưa cao.

Chính sách, quy trình, thủ tục, định mức đơn giá trong đầu tư xây dựng có nhiều thay đổi. Giá cả vật tư, nguyên liệu xây dựng cơ bản biến động, ảnh hưởng đến tiến độ thi công xây dựng, tác động trực tiếp làm ảnh hưởng đến kết quả đầu tư về số lượng phòng học, phòng học bộ môn và nhà điều hành trong trường học. Một số văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương ban hành chậm, gây khó khăn trong quá trình chỉ đạo và triển khai thực hiện. UBND các quận, huyện chưa có kế hoạch và giải pháp phù hợp với tình hình thực tiễn để triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án đầu tư về giáo dục.

Việc thanh tra, kiểm tra, giám sát, đôn đốc, chỉ đạo trên thực tế của các bộ phận liên quan còn lơi lỏng, chưa khoa học nên chất lượng đầu tư không đạt kết quả thực tế như trên báo cáo. Việc xử lý tình trạng thất thoát, lãng phí nguồn vốn hay không tuân thủ kế hoạch ban đầu chưa được đẩy mạnh. Cũng vì việc thanh tra, kiểm tra không chặt chẽ, thường xuyên nên tình trạng tham nhũng, “rút ruột công trình” hoặc chi phí cho công tác quản lý, chi phí phát sinh quá lớn còn phổ biến.

Việc phân công, phân cấp và cơ chế phối hợp giữa Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội với các huyện, địa phương chậm được thể chế hoá. Các cấp chính quyền ở nhiều quận, huyện vẫn còn thiếu chủ động trong việc thực hiện các chủ trương và giải quyết các vấn đề cụ thể về giáo dục; chưa quan tâm đầy đủ đến việc khắc phục bệnh thành tích và các tiêu cực trong giáo dục. Quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo và của địa phương đối với các cơ sở ngoài công lập, nhất là các trường có yếu tố nước ngoài còn lúng túng, chưa có cơ chế rõ ràng. Trình độ và năng lực của một bộ phận cán bộ quản lý giáo dục còn thấp, chưa theo kịp yêu cầu đổi mới mạnh mẽ sự nghiệp giáo dục.

Các cấp chính quyền địa phương chưa quán triệt sâu sắc các quan điểm chỉ đạo của Thành uỷ và Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh về phát triển giáo dục, chưa cụ thể hóa kịp thời và đầy đủ trong việc hoạch định một số chính sách và tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục. Chưa nhận thức đầy đủ để có giải pháp đối với các vấn đề mới nảy sinh trong mối quan hệ giữa kế hoạch phát triển giáo dục và nhu cầu thực tế; giữa mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng, hiệu quả; giữa đầu tư của Nhà nước và đóng góp của nhân dân; giữa tình trạng phân hóa giàu nghèo và yêu cầu bảo đảm công bằng xã hội trong giáo dục. Chưa nhận thức đầy đủ về vai trò của công tác dự báo và nghiên cứu khoa học giáo dục.

Kết luận chương 2

Trong những năm qua, mặc dù điều kiện nền kinh tế đất nước và lĩnh vực kinh tế của TP Hồ Chí Minh gặp nhiều khó khăn do tác động của đà suy giảm, toàn TP phải thực hiện Nghị quyết số: 11/2011/NQ-TTg của Thủ tướng chính phủ về tiết kiệm chi tiêu nhưng ngành giáo dục của TP Hồ Chí Minh không ngừng được đầu tư và phát triển.

Nằm trong cơ cấu của ngành giáo dục, bậc học THPT trên địa TP Hồ Chí Minh cũng được quan tâm đầu tư với nhiều nội dung cụ thể. Việc chi ngân sách cho giáo dục THPT trên địa bàn TP Hồ Chí Minh trong những năm qua là khá hợp lí. Các chế độ tiền lương, biên chế được thực hiện đảm bảo đúng quy định. Tổng nguồn chi được điều tiết từng năm và có xu hướng tăng dần. Sự điều tiết này đã căn cứ và phân khai theo các nội dung như đầu tư thực hiện các chương trình mục tiêu, đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới giáo dục THPT theo tinh thần của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quan điểm và hành động đầu tư này đã tạo tiền đề cơ bản để TP Hồ Chí Minh "bắt tay" nhanh vào thực hiện đổi mới giáo dục THPT bắt đầu triển khai từ năm 2015.

Tuy vậy, bên cạnh các thành tích đạt được, việc đầu tư cho giáo dục của TP Hồ Chí Minh cũng còn những tồn tại, hạn chế: công tác quản lý nhà nước về giáo dục còn kém hiệu quả; hiện tượng tiêu cực, thiếu kỷ cương trong giáo dục chưa được ngăn chặn kịp thời; quy trình thủ tục liên quan đến công tác đầu tư, giải ngân nguồn vốn còn phức tạp; cơ sở vật chất của một số trường lớp chưa bắt kịp với yêu cầu giảm sĩ số học sinh/lớp của ngành và tốc độ tăng dân số... Trước thực trạng trên, yêu cầu cần thiết hiện nay là phải đề ra các nhóm giải pháp để nâng cao hiệu quả đầu tư cho giáo dục nói chung và giáo dục THPT trên địa bàn TP Hồ Chí Minh nói riêng nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, thúc đẩy ngành giáo dục phát triển hơn nữa, từ đó có tác động tích cực tới các lĩnh vực kinh tế, xã hội của TP.

Chương 3

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư cho giáo dục trung học phổ thông ở thành phố hồ chí minh (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w