Về đầu tư cho đổi mới giáo dục trung học phổ thông

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư cho giáo dục trung học phổ thông ở thành phố hồ chí minh (Trang 68 - 70)

Đổi mới giáo dục THPT là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm đưa giáo dục THPT nước nhà phát triển, đáp ứng được đòi hỏi trong tình hình mới. Tuy nhiên, đổi mới giáo dục THPT là cả một quá trình lâu dài và phức tạp, đòi hỏi sự đổi mới kéo theo của nhiều nhân tố như: cơ sở vật chất, nội dung chương trình, đội ngũ cán bộ giáo viên…

Để phục vụ cho việc đổi mới giáo dục THPT, trước hết TP đã đẩy mạnh xây dựng cơ sở vật chất. Nhiều phòng học, phòng chức năng đạt chuẩn

đã được xây dựng. Các phương tiện, trang thiết bị dạy học hiện đại được đầu tư mua mới. Trong chủ trương đổi mới giáo dục THPT, những năm qua, từ Trung ương đến các địa phương đã đẩy mạnh công tác tổ chức, đánh giá chất lượng các cuộc thi, nhất là thi tốt nghiệp. Để thực hiện tốt chủ trương này, TP Hồ Chí Minh đã đầu tư các nội dung như: tập huấn thi, tổ chức biên soạn, trang bị tài liệu, biểu mẫu, lịch thi giúp Hội đồng coi thi, Hội đồng chấm thi tốn ít công sức vào các biểu bảng tổng hợp báo cáo, sử dụng có hiệu quả CNTT vào công tác khảo thí, ứng dụng CNTT trong việc tổ chức các kỳ thi như: báo cáo nhanh qua mạng internet, xây dựng phần mềm xét tốt nghiệp…

Các nhà trường THPT ở TP Hồ Chí Minh đã đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong quản lý giáo dục và dạy học. Tính đến năm học 2012 - 2013, 100% các đơn vị, cơ sở giáo dục trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đều có cán bộ thông tin đáp ứng yêu cầu của công tác, 100% trường THPT đã kết nối đường truyền internet băng thông rộng (ADSL) với Sở Giáo dục và Đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác. Chưa dừng lại ở đó, với chủ trương phát huy vai trò các mô hình liên kết, năm học 2012 - 2013, 100C% trường THPT đã được Tổng Công ty Viễn thông quân đội (Viettel) thực hiện chương trình kết nối internet trường học. Việc ứng dụng rộng rãi CNTT trong quản lý giáo dục và tổ chức dạy học đã tạo nên những bước đi mới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo của TP Hồ Chí Minh. Để tạo được sự thuận tiện, hiệu quả đó, toàn TP Hồ Chí Minh đã phải huy động nhiều nguồn vốn khác nhau để đầu tư cơ sở vật chất CNTT. Tính từ năm 2005 đến 2012, toàn TP đã phải chi đến 8.121 tỷ, trong đó bao gồm các khoản chi: lập dự án CNTT tại trường học, chi phí mua trang thiết bị kết nối, các thiết bị sử dụng như: model, màn hình, CPU, laptop...

Bên cạnh đó, Sở Giáo dục và Đào tạo TP còn tổ chức nhiều đợt bồi dưỡng, tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học, về sách giáo khoa, triển khai các đợt giảng thí điểm để cán bộ, giáo viên học tập rút kinh nghiệm.

Qua những phân tích trên có thể thấy: mặc dù trong các điều kiện khác nhau song TP Hồ Chí Minh vẫn luôn giành nguồn kinh phí đảm bảo phục vụ cho công tác đổi mới giáo dục THPT; việc đầu tư các nội dung trên với một nguồn kinh phí tương đối lớn đã cho thấy quyết tâm của ngành giáo dục TP Hồ Chí Minh, thể hiện quan điểm đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển. Rõ ràng, đây là chủ trương và quan điểm đúng. Trong lộ trình đổi mới giáo dục THPT sẽ thực hiện trong thời gian tới, ít nhất là vào năm 2015, việc đầu tư kinh phí cho giáo dục THPT thời gian qua của TP Hồ Chí Minh sẽ tạo tiền đề cơ bản để TP Hồ Chí Minh thực hiện thắng lợi chủ trương lớn, quyết tâm lớn của Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư cho giáo dục trung học phổ thông ở thành phố hồ chí minh (Trang 68 - 70)