Về đầu tư cơ sở vật chất

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư cho giáo dục trung học phổ thông ở thành phố hồ chí minh (Trang 65 - 68)

Cơ sở vật chất tạo nên hình ảnh của một trường học và là một trong những nhân tố quyết định chất lượng dạy học. Đây cũng là lĩnh vực đầu tư quan trọng nhất khi tiến hành đầu tư cho giáo dục. Ý thức được điều đó, trong những năm qua, TP Hồ Chí Minh đã có những chủ trương, việc làm tích cực trong việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường THPT trên địa bàn TP.

- Về tổng nguồn vốn đầu tư

Nguồn vốn là vấn đề then chốt quyết định nội dung, hiệu quả việc đầu tư. Tổng số vốn đầu tư để phát triển cơ sở vật chất của các trường THPT liên tục tăng đều tăng theo từng năm. Cụ thể:

- Năm 2010: 165,72 tỷ đồng. - Năm 2011: 181,25 tỷ đồng. - Năm 2012: 215,00 tỷ đồng.

Như vậy, có thể thấy, từ 2010 đến 2012, ngân sách đầu tư cho sự phát triển cơ sở vật chất của các trường THPT đã tăng 49 tỉ đồng, ứng với 30.3%. Xu hướng tăng lên về nguồn đầu tư theo từng năm cho thấy, TP Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc chi đầu tư cơ sở vật chất phục vụ dạy học cho các nhà trường.

- Về diện tích đất dành cho các trường THPT

TP Hồ Chí Minh rất quan tâm đầu tư về diện tích đất để xây dựng các trường THPT. Cụ thể, so với các cấp học khác, quỹ đất bình quân của bậc THPT chiếm tỉ lệ cao nhất (10.046m/trường; 8.54m/HS). Điều này xuất phát từ yêu cầu của bậc học nhưng cũng phản ánh nỗ lực của TP trong việc tạo điều kiện để đầu tư quỹ đất cho các trường THPT ở một TP đông dân nhất cả nước như TP Hồ Chí Minh .

- Về việc đầu tư xây dựng các trường học

Hiện tại trên địa bàn TP Hồ Chí Minh có 184 trường THPT. Các trường ở khu vực nội thành về cơ bản đã được xây dựng xong, đảm bảo cơ sở hạ tầng đầy đủ, hiện đại, có khả năng đáp ứng tương đối tốt yêu cầu dạy học. Hiện

nay, TP đang mở rộng đầu tư xây dựng cho các trường học khu vực ngoại thành, đặc biệt là các trường nằm trong khu vực xây dựng nông thôn mới. Trong lộ trình thực hiện 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới theo Quyết định 491/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ, tiêu chí cơ sở vật chất trường học được chú trọng. Trong năm 2012, ngoài một số lượng rất lớn nguồn vốn đầu tư cho các trường Mầm non, Tiểu học, THCS nhằm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, nguồn vốn đầu tư cho các trường THPT nằm trong chương trình này được thực hiện như sau:

Bảng 2.15: Các công trình trường THPT được đầu tư theo diện nông thôn mới

Đơn vị tính: triệu đồng

TT Tên công trình Địa điểm Tổng mức

đầu tư

1 Trường THPT Xuân Thới Thượng (Nguyễn Văn Cừ)

Xã Xuân Thới Thượng, huyện

Hóc Môn 37.380

2 Trường THPT Vĩnh Lộc B Xã Vĩnh Lộc, huyện Bình Chánh 99.994

3 THPT Thị Trấn Thị Trấn, huyện Nhà Bè 124.954

Tổng 3 262.328

Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh

- Về việc đầu tư xây dựng các phòng học

Tính từ năm 2011 đến 2013, toàn TP có 461 phòng học thuộc bậc THPT (tính riêng công lập) được xây mới và đưa vào sử dụng, trong đó, năm 2012 là 135 phòng, năm 2013 là 216 phòng. Còn tính cả ngoài công lập thì chỉ mới trong năm 2012, số phòng học được đưa vào sử dụng là 323 phòng. Trong đó, công lập là 135 phòng và ngoài công lập là 188 phòng. Nhờ vậy, đã đáp ứng được cơ bản về phòng học và chỗ ngồi cho học sinh.

Công tác xây dựng phòng đạt chuẩn được tăng cường. Trong những năm qua, TP Hồ Chí Minh đã tăng cường đầu tư, xây dựng nhiều phòng đạt chuẩn như: phòng thí nghiệm, phòng tin học, ngoại ngữ, nhà tập luyện đa năng... Bên cạnh phòng học, Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh còn quan tâm xây dựng các phòng chức năng nhằm phục vụ tốt hơn công tác giảng dạy trong xu thế mới. Ở hầu hết các trường học đều được trang bị

phòng học vi tính, phòng thực hành, phòng học nghề, nhất là các trường THPT và THCS. Hiện tại, số phòng chức năng của các trường THPT toàn TP là 1.851 phòng. Việc trang bị phòng vi tính, phòng thực hành đã góp phần nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ và kỹ năng thực hành môn học cho học sinh, làm cho các giờ học trở nên hứng thú, kích thích sự sáng tạo của học sinh. Năm học 2012, TP đã tập trung xây dựng thêm các khối phòng phục vụ học tập đạt chuẩn như sau:

Bảng 2.16: Tình hình xây dựng các phòng chức năng đạt chuẩn trong năm 2012 bậc THPT ở TP Hồ Chí Minh

STT Tên phòng chức năng được xây mới trong năm

2012 của các trường THPT Số lượng

1 Phòng giáo dục thể chất 4 phòng 2 Phòng Y tế 3 phòng 3 Phòng truyền thống 9 phòng 4 Phòng thiết bị 2 phòng 5 Thư viện 9 phòng 6 Phòng khác 3 phòng 7 Phòng học tin học 18 phòng 8 Phòng học ngoại ngữ 27 phòng 9 Phòng thực hành thí nghiệm Lý 19 phòng 10 Phòng thực hành thí nghiệm Hóa 18 phòng 11 Phòng thực hành thí nghiệm Sinh 46 phòng

12 Nhà tập luyện đa năng 4 phòng

13 Phòng hoạt động Đoàn, Đội. 2 phòng

Tổng cộng: 164 phòng

Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh

Hệ thống thư viện cũng được đầu tư xây dựng. Hiện tại, tất cả các trường THPT trên địa bàn TP đều có thư viện (184 thư viện/184 trường). Trong số đó, có 141 thư viện đạt chuẩn.

- Về việc đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ dạy học

Từ năm 2009, đặc biệt là từ 2011 đến 2013, nguồn chi mua sắm thiết bị phục vụ dạy học tiếp tục được tăng cường. Cụ thể, trong tương quan với nguồn ngân sách chi thường xuyên, chi mua sắm thiết bị chiếm tỉ lệ như sau:

Bảng 2.17: Ngân sách chi mua sắm thiết bị trong tương quan với ngân sách chi thường xuyên

Năm Chi mua sắm thiết bị

Tổng chi thường xuyên

Tỷ lệ % (mua thiết bị/ tổng chi thường xuyên)

Năm 2011 283,55 tỷ 4.423, 581 tỷ 6,41 %

Năm 2012 376,67 tỷ 5.761, 202 tỷ 6,50 %

Năm 2013 376,67 tỷ 7.141, 220 tỷ 6,60 %

Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh

Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy, chi mua sắm thiết bị tăng cả về tổng mức (năm 2003 so với năm 2011 tăng 93,12 tỷ) và cơ cấu. Điều này có nghĩa, chi mua sắm thiết bị càng ngày càng được chú trọng đầu tư. So với các bậc học khác, bậc THPT chiếm tỉ lệ cao trong danh mục các thiết bị phục vụ dạy học. Cụ thể: số lượng máy tính, máy chiếu ở các trường THP chiếm số lượng nhiều nhất. Số máy photocopy, các bộ thiết bị dạy học tối thiểu chiếm tỉ lệ cao thứ hai (sau bậc Tiểu học). Hệ thống thiết bị dành cho việc thực hành các môn học Lý, Hóa, Sinh được đầu tư mới. Phương tiện nghe nhìn phục vụ dạy học tiếng Anh được tăng cường ở các trường học, đạt mức hiện đại ở các trường THPT nội thành. Tuy nhiên, tỉ lệ mua sắm thiết bị/tổng chi thường xuyên còn thấp (trên 6%). Nhìn chung, số lượng và chất lượng thiết bị còn thiếu và yếu (nhất là ở vùng ngoại thành), chưa đáp ứng được yêu cầu dạy học hiện nay.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư cho giáo dục trung học phổ thông ở thành phố hồ chí minh (Trang 65 - 68)