Đầu tư cho các đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư cho giáo dục trung học phổ thông ở thành phố hồ chí minh (Trang 51 - 53)

Các đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo gồm: các trường Trung cấp chuyên nghiệp (không bao gồm các trường Trung cấp chuyên nghiệp công lập của các Bộ đóng trên địa bàn và các sở chuyên ngành); Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp; Trung tâm Giáo dục thường xuyên; Trung tâm Bồi dưỡng năng khiếu âm nhạc; Trung tâm Y tế học đường; Trung tâm Ngoại ngữ, Tin học và các trường THPT.

Cách thức đầu tư cho các đợn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo cũng giống như đầu tư cho các đơn vị khác đó là xây dựng phòng học, nhà công vụ cho giáo viên, chi cho các hoạt động khác. Nguồn vốn đầu tư cho các đơn vị này gồm: vốn trái phiếu chính phủ, vốn ngân sách địa phương (gồm vốn ngân sách TP, ngân sách quận, huyện) và nguồn vốn khác. Việc phân bổ vốn cho các đơn vị trực thuộc sở là do TP trực tiếp phân bổ. Cách thức phân bổ vốn trực tiếp này sẽ hạn chế được việc thất thoát vốn đầu tư trong khi phân bổ vì vốn đầu tư không phải qua tay nhiều khâu, nhiều chủ thể trung gian.

Do tác động của nền kinh tế mà trực tiếp là tình hình lạm phát và mức trượt giá, trong những năm gần đây, ngân sách cấp chi cho hoạt động thường

xuyên của các đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo đã có sự điều chỉnh theo hướng tăng dần. Mặc dù, từ năm học 2009 - 2010 đến năm học 2012 - 2013, định mức ngân sách đầu tư/ học sinh khối đào tạo vẫn theo cơ cấu 40% chi cho con người, 60% chi cho hoạt động và cơ sở vật chất nhằm tăng cường đầu tư trang thiết bị dạy nghề và hiện đại cho các trường Trung cấp và Cao đẳng nghề trực thuộc, nhưng tổng nguồn chi có thay đổi nên ngân sách đầu tư lớn hơn. Tương tự, nguồn chi cho hoạt động thường xuyên cho các đơn vị trường THPT vẫn theo cơ cấu 80% chi con người - 20% chi hoạt động nhưng tổng nguồn có sự điều chỉnh do điều chỉnh theo mức trượt giá.

Cụ thể, tổng mức ngân sách cấp chi cho hoạt động thường xuyên của các đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh từ năm 2009 - 2013 như sau:

Bảng 2.10: Ngân sách cấp chi cho hoạt động thường xuyên của các đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh từ 2009 - 2013

Đơn vị tính: triệu đồng

Danh mục chi Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Các trường THPT 511.960 611.829 709.102 905.291 1.007.750 Các đơn vị trực

thuộc khác 40.712 53.924 108.480 167.575 270.941

Tổng 552.672 665.753 817.582 1.072.866 1.278.691

Nguồn: Sở Tài chính TP Hồ Chí Minh

Nhìn vào bảng số liệu, có thể thấy, nguồn đầu tư vào các đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh tăng theo từng năm. So với năm 2009, năm 2013 tăng 726.019 triệu đồng. Nếu so từng năm kế tiếp chúng ta thấy: năm 2010 cao hơn 2009 là 113.081 triệu đồng, năm 2011 cao hơn 2010 là 151.829 triệu đồng, năm 2012 cao hơn 2011 là 225.284 triệu đồng, năm 2013 cao hơn 2012 là 205.825 triệu đồng.

Sự tăng lên về nguồn chi thường xuyên theo từng năm và cả quá trình cho thấy 2 điều:

1. Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh rất quan tâm nguồn kinh phí đầu tư cho các đơn vị trực thuộc Sở. Mục đích của việc đầu tư là để phát triển ngành giáo dục và đào tạo theo hướng đa dạng và đồng bộ giữa các cấp học, ngành học và loại hình.

2. Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh đã điều chỉnh nguồn chi thường xuyên dựa trên sự biến động kinh tế trong nước. Có thể thấy rõ điều này ở hai điểm mốc gần nhau: nếu như năm 2011 tăng hơn năm 2010 là 151.892 triệu đồng thì năm 2012 tăng hơn năm 2011 là 225.284 triệu đồng. Cần nhớ rằng, vào thời điểm năm 2010, 2011, nền kinh tế thế giới và trong nước bắt đầu khủng hoảng. Khi nền kinh tế phục hồi, dầu tốc độ chậm, giá trị các mặt hàng cơ bản ổn định, các tỉ giá được điều chỉnh, lúc này nguồn đầu tư cho chi giáo dục bắt đầu có dấu hiệu ổn định. Cụ thể, năm 2013 chỉ cao hơn năm 2012 là 205.825 triệu đồng, tức là con số tăng thấp hơn năm 2012 so với năm 2011.

Qua phân tích trên, có thể thấy, Thành ủy, UBND TP Hồ Chí Minh đã quan tâm chăm lo cho công tác giáo dục. Quan điểm và hành động đó được thể hiện cả trên hai khía cạnh: đầu tư phát triển quy mô giáo dục phù hợp với đòi hỏi khách quan do sự gia tăng số lượng dân cư kéo theo việc tăng số lượng học sinh theo học; đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy và học ở trong nhà trường. Mặc dù trong điều kiện kinh tế có khó khăn, từ năm 2011 đến nay do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn làm ăn thua lỗ, nhiều doanh nghiệp tuyên bố phá sản đã tác động xấu đến tình hình kinh tế, xã hội của TP Hồ Chí Minh, tuy vậy, lãnh đạo TP Hồ Chí Minh vẫn quan tâm đầu tư cơ sở vật chất phục vụ dạy học cho tất cả các trường từ quy hoạch, bố trí quỹ đất đến đầu tư về số lượng và nâng cao chất lượng số phòng học, phòng chức năng, thư viện và đầu tư các cơ sở vật chất khác phục vụ cho sinh hoạt trong tất cả các nhà trường.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư cho giáo dục trung học phổ thông ở thành phố hồ chí minh (Trang 51 - 53)