Tình hình đầu tư theo cấp học

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư cho giáo dục trung học phổ thông ở thành phố hồ chí minh (Trang 47 - 49)

Đầu tư cho giáo dục ở TP Hồ Chí Minh phân theo cấp học gồm 4 cấp đó là: Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT. Ở mỗi cấp học, TP có chủ chương và chính sách đầu tư khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện, nhu cầu và số lượng đơn vị trường học, học sinh ở từng cấp.

Bảng 2.7: Nguồn vốn đầu tư theo cấp học của TP Hồ Chí Minh trong năm học 2012 - 2013

STT Cấp học Vốn đầu tư (tỷ đồng) Chiếm tỷ trọng (%)

1 Mầm non 1.903,59 29,79

2 Tiểu học 2.107,22 32,97

3 THCS 1.341,05 20,99

4 THPT 1.038,62 16,25

5 Tổng 6.390,48 100

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hồ Chí Minh

Nhìn vào bảng số liệu trên, chúng ta thấy: trong 4 cấp học thì vốn đầu tư dành cho bậc Tiểu học là lớn nhất chiếm tỷ trọng 32,97%, sau đó đến bậc Mầm non (29,79%) và THCS (20,99%). Việc phân bổ vốn đầu tư cho các cấp học như trên là hợp lí, bởi vì tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi học Tiểu học ở TP chiếm phần lớn so với độ tuổi đi học THCS, THPT. Cụ thể, tỉ lệ học sinh của bậc Tiểu học chiếm số lượng cao nhất với 523.403 học sinh. Trong khi đó, tỉ lệ học sinh của bậc THPT chiếm số lượng thấp nhất với 193.954 học sinh. Ngoài ra, do yếu tố thể chất, sức khỏe và các quy định khác nên định mức đầu tư ngân sách cho học sinh các cấp cũng khác nhau. Theo đó, học sinh Mầm non được đầu tư cao nhất, kế đến là học sinh Tiểu học. Cụ thể, giáo dục Mầm non 5.965.000 đồng/ học sinh, Tiểu học 4.026.000 đồng/học sinh, THCS: 4.071.000 đồng/học sinh, THPT: 5.355.000 đồng/học sinh.

Trong nguồn vốn đầu tư cho giáo dục, TP đã dành một phần để mua sắm các thiết bị, xây dựng các phòng học, phòng bộ môn. Theo số liệu của Sở Giáo dục và Đào tạo, từ 2009 đến 2013, kinh phí dành cho hoạt động đầu tư xây dựng các phòng học có xu hướng tăng lên cả tổng nguồn và từng nguồn riêng cho từng cấp.

Đối với bậc Mầm non, trong năm 2009, trên toàn TP đã đầu tư xây dựng 174 phòng. Năm 2011 tăng lên 233 phòng. Năm 2012 tăng lên 293 phòng.

Đối với bậc Tiểu học, trong năm 2009, trên toàn TP đã đầu tư xây dựng 463 phòng. Năm 2011 tăng lên 544 phòng. Năm 2012 tăng lên 567 phòng.

Đối với bậc THCS, trong năm 2009, trên toàn TP đã đầu tư xây dựng 206 phòng. Năm 2011 tăng lên 518 phòng. Năm 2012 tăng lên 566 phòng.

Đối với bậc THPT, trong năm 2009, trên toàn TP đã đầu tư xây dựng 168 phòng. Năm 2011 tăng lên 210 phòng. Năm 2012 tăng lên 221 phòng.

Bảng 2.8: Kinh phí đầu tư xây dựng phòng học theo từng năm và từng cấp

Đơn vị tính: tỷ đồng

Cấp học Vốn đầu tư xây dựng phòng học

Năm 2009 Năm 2011 Năm 2012

Mầm non 121,8 246,6 334,2

Tiểu học 324,1 580,4 666,1

THCS 144,2 552,7 665,05

THPT 118,0 224,2 259,6

Nguồn: Sở Tài chính TP Hồ Chí Minh

Nhìn vào bảng trên, có thể thấy: nguồn vốn đầu tư xây dựng phòng học của cấp Tiểu học và THCS chiếm tỉ lệ cao nhất trong các năm, nhất là hai năm 2011, 2012. Điều này có nguyên nhân căn bản đó là số học sinh trong lứa tuổi học Tiểu học và THCS tăng lên do dân số tăng cơ học. Để đáp ứng phòng học cho số học sinh tương đối đông trong khi, việc phổ cập giáo dục Tiểu học và THCS đã được hoàn thành nên phải đầu tư kinh phí xây dựng các phòng

học để giữ vững các tiêu chí đã đạt được. Hơn nữa, một lí do khác đó là nhu cầu ứng dụng CNTT của học sinh và việc giáo viên sử dụng CNTT để giảng bài, sử dụng giáo án điện tử cũng đòi hỏi cơ sở vật chất phải đảm bảo hơn: tăng số phòng, giảm tỉ lệ học sinh trong lớp theo đúng quy định về trường đạt chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trong năm học 2012 - 2013, thực hiện Quyết định số 448/QĐ-UBND ngày 31/01/2012 của UBND TP Hồ Chí Minh về phê duyệt đề án: “Phổ cập và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh Phổ thông và chuyên nghiệp TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2011-2015”, ngay trong năm 2012 TP đã bố trí thêm kinh phí để mua sắm các thiết bị như sau:

+ Màn hình đa chức năng: 375 cái x 200 triệu đồng = 75.000 triệu đồng. + Bộ thiết bị tối thiểu theo văn bản: 5893/BGDĐT-CSVCTBTH ngày 06/9/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo: 1.558 bộ x 70 triệu đồng = 109.060 triệu đồng.

Dạy học trong thời kỳ hiện đại đòi hỏi phải có các thiết bị, công cụ hỗ trợ để bắt kịp tiến bộ của thời đại, tiếp cận nhanh với các thành tựu từ bên ngoài để ứng dụng vào thực tiễn. Do đó, việc đầu tư đồng bộ các trang thiết bị dạy học và đầu tư tập trung vào các chương trình có trọng tâm, trọng điểm đã chứng tỏ quan điểm đúng đắn của lãnh đạo TP Hồ Chí Minh, ngành giáo dục TP Hồ Chí Minh về vai trò, vị trí cũng như đòi hỏi của công tác giáo dục trong nền kinh tế, xã hội quốc dân.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư cho giáo dục trung học phổ thông ở thành phố hồ chí minh (Trang 47 - 49)