Trong những năm gần đây, mặc dù nền kinh tế gặp nhiều khó khăn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư cho giáo dục trung học phổ thông ở thành phố hồ chí minh (Trang 110 - 111)

song ngành giáo dục của TP Hồ Chí Minh vẫn không ngừng được đầu tư và phát triển. Số trường học, phòng học, số học sinh, giáo viên đều tăng theo từng năm. Cơ sở vật chất phục vụ dạy, học được quan tâm đầu tư với tổng nguồn kinh phí tương đối lớn. Trên cơ sở cơ cấu tổng nguồn ngân sách, TP Hồ Chí Minh đã có sự cân đối để đầu tư cho các cấp học, các địa phương, đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo một cách hợp lí.

Chi cho giáo dục THPT được quan tâm với các nội dung cụ thể: chi tiền lương, biên chế, triển khai các chương trình mục tiêu, tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới giáo dục THPT. Các nội dung chi đều được điều tiết hợp lí, nhờ đó bước đầu đã phát huy hiệu quả đầu tư, tạo tiền đề cơ bản đề thực hiện có hiệu quả Đề án "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo" dự kiến sẽ thực hiện bắt đầu vào năm 2015. Với quan điểm đúng đắn về đầu tư cho ngành giáo dục nói chung, giáo dục THPT nói riêng, trong những năm gần đây, ngành giáo và đào tạo TP Hồ Chí Minh đã thu được nhiều kết quả. Giáo dục phát triển về quy mô, đa dạng hóa các loại hình. Hệ thống cơ sở vật chất được tăng cường, phục vụ ngày càng tốt cho yêu cầu ngày càng cao của ngành giáo dục. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên được nâng cao về năng

lực điều hành, năng lực chuyên môn nghiệp vụ. Độ chênh lệch giữa các trường ở các quận, huyện được rút ngắn khoảng cách... Dầu vậy, việc đầu tư cho giáo dục của TP Hồ Chí Minh cũng tồn tại một số mặt cần được nghiêm túc nhìn nhận, từ đó sớm có giải pháp để khắc phục trong thời gian tới nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành giáo dục TP Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư cho giáo dục trung học phổ thông ở thành phố hồ chí minh (Trang 110 - 111)