Nguyên tắc thực tiễn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư cho giáo dục trung học phổ thông ở thành phố hồ chí minh (Trang 79 - 80)

Nguyên tắc thực tiễn trong triết học Mác - Lê nin có nhiều khía cạnh nội dung, trong đó, mấu chốt là quan điểm lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn của chân lý. Nguyên tắc thực tiễn được xây dựng nhằm chống các sai lầm chủ quan, máy móc, quan liêu, các hành động mang tính giáo điều như: lí luận suông, tuyệt đối hóa lí luận, tiếp nhận các tri thức sách vở mà không căn cứ trên thực tiễn. Tất nhiên, việc coi trọng thực tiễn không có nghĩa là coi nhẹ lí luận, không đề cao cáy này hay hạ thấp cái kia và ngược lại.

Nguyên tắc thực tiễn áp dụng trong trường hợp đưa ra các giải pháp ở đây là phải căn cứ trên tình hình thực tiễn khách quan của ngành giáo dục TP Hồ Chí Minh. Các giải pháp đưa ra phải có căn cứ trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm thực tiễn giáo dục trong nhiều năm, nhất là trong tình hình TP Hồ Chí Minh đang có nhiều thay đổi. Việc tổng kết tình hình thực tiễn này bao gồm việc đánh giá những ưu điểm, kết quả đạt được, những thuận lợi cơ bản, những khó khăn, hạn chế, những vướng mắc và tìm ra các nguyên nhân dẫn đến thực trạng. Từ việc tổng kết thực tiễn này đề ra các giải pháp hướng đến

thực tiễn, phục vụ cho thực tiễn nhằm phục vụ tốt hơn cho ngành giáo dục, tạo chuyển biến tích cực trong xã hội.

Tóm lại, việc hiểu biết và vận dụng nguyên tắc thực tiễn trong công tác đầu tư cho giáo dục THPT ở TP Hồ Chí Minh là việc có ý nghĩa quan trọng. Vì vậy, việc vận dụng nguyên tắc thực tiễn phải tiến hành thường xuyên trong quá trình đầu tư nhằm phù hợp với thực tiễn vốn thường xuyên biến đổi.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư cho giáo dục trung học phổ thông ở thành phố hồ chí minh (Trang 79 - 80)