3.2.3.1.Mục đích của giải pháp
Giải pháp này đề ra nhằm mục đích:
- Khắc phục thực trạng thiếu nguồn vốn đầu tư hiện nay, giải quyết vấn đề then chốt của đầu tư là nguồn vốn.
- Đầu tư cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng, phục vụ lâu dài cho sự nghiệp giáo dục.
3.2.3.2.Nội dung của giải pháp
- Tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các Bộ, ngành để tăng mức hỗ trợ đầu tư từ ngân sách Trung ương, đặc biệt là vốn kiên cố hoá trường, lớp học và nhà công vụ giáo viên giai đoạn tiếp theo, vốn chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục. Tranh thủ tối đa các nguồn tài trợ, viện trợ từ các tổ chức nước ngoài như ODA, FDI... và các tổ chức chính trị - xã hội trong nước.
- Tiếp tục thực hiện đổi mới cơ chế tài chính giáo dục nhằm huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của nhà nước và xã hội đầu tư cho giáo dục, nâng cao tính tự chủ của các cơ sở giáo dục, đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm đối với Nhà nước, người học và xã hội.
- Tăng cường đầu tư xây dựng cơ bản, đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường Phổ thông đạt chuẩn quốc gia. Mở rộng mô hình trường tiên tiến, hiện đại, hội nhập quốc tế, nhất là với các nước tiên tiến ở phương Tây. Đầu tư phát triển các trường chuyên, trường năng khiếu của TP đảm bảo thực hiện thành công Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi TP”.
3.2.3.3.Cách thức tiến hành giải pháp
Để thực hiện tốt các mục tiêu và tăng cường khả năng huy động các nguồn lực theo hướng như trên, TP Hồ Chí Minh cần tiến hành thực hiện các nội dung sau:
- Thực hiện tốt các chính sách ưu đãi tín dụng hỗ trợ lãi suất vốn vay sau đầu tư.
- Huy động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước ủng hộ, tài trợ, đóng góp tiền của công sức… để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học được gắn biển ghi tên và được hưởng nhiều quyền lợi khác.
- Khuyến khích thành lập các trường ngoài công lập có sự quản lý của Nhà nước: các trường dạy học ngoài công lập hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận. Cơ chế hoạt động và quản lý tài chính của các trường ngoài công lập là tương đối hiệu quả, tất cả các hoạt đông của trường đều nhằm mục đích là sinh lời, là thế nào để một đồng vốn bỏ ra có khả năng sinh lời cao nhất, đạt
hiệu quả nhất. Trường hoạt động theo cơ chế thị trường, học phí mà nhà trường đề ra phản ánh chất lượng giảng dạy mà nhà trường mang lại. Chính điều này thúc đẩy nhà trường đầu tư phát triển để nâng cao chất lượng giảng dạy. Cách thức hoạt động của các trường này giống như cách thức hoạt động của một công ty. Mỗi trường đều có hội đông nhà trường gióng như hội đồng quản trị của các công ty. Hội đồng này có nhiệm vụ yêu cầu hiệu trưởng đưa ra các chính sách để đáp ứng yêu cầu của học viên học tập tại trường.
- Đầu tư ngân sách nhà nước có trọng điểm, không bình quân dàn trải cho các cơ sở giáo dục công lập theo định hướng đầu tư đến đâu đạt chuẩn đến đó. Từng bước chuẩn hóa, hiện đại hóa cơ sở vật chất nhà trường, đảm bảo đủ nguồn lực tài chính và phương tiện dạy học tối thiểu của tất cả các cơ sở giáo dục.
- Xây dựng kế hoạch từ đầu năm, tranh thủ tối đa các nguồn hỗ trợ của Trung ương. Tiết kiệm chi tiêu theo Quyết định số 11/2011/QĐ-TTg của Thủ trướng Chính phủ song phải đảm bảo tỷ lệ cơ cấu vốn ngân sách đầu tư hàng năm cho giáo dục THPT. Tăng cường các giải pháp huy động nguồn vốn từ ngân sách quận, huyện, phường, xã nhất là nguồn vốn xây dựng nông thôn mới, nguồn vốn phục vụ chương trình kiên cố hóa trường học. Tranh thủ tốt các chương trình dự án, tổ chức lồng ghép hình thức đầu tư bằng nhiều cách nhằm huy động tối đa nguồn lực phục vụ cho giáo dục THPT.
3.2.3.4.Điều kiện thực hiện giải pháp
Giải pháp huy động các nguồn lực chỉ thực hiện được thành công khi hội tụ các điều kiện sau:
- Nền kinh tế trong nước ổn định, đảm bảo về tốc độ tăng trưởng.
- Tình hình kinh tế nói chung, tình hình doanh nghiệp trên địa bàn TP Hồ Chí Minh phải phải triển, tiếp tục tăng trưởng khá, nguồn thu tăng.
- Các điều kiện văn hóa - xã hội, đời sống dân sinh của TP Hồ Chí Minh tiếp tục có nhiều khởi sắc.
- Tình hình chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Đấy là điều kiện căn bản để nền kinh tế, xã hội phát triển, là tiền để để người dân,
doanh nghiệp tiếp tục đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, làm giàu chính đáng, qua đó nâng cao thu nhập và đóng góp cho nền giáo dục.
- Thành ủy, UBND TP Hồ Chí Minh có các chính sách và thực hiện tốt các chính sách về đất đai, tài chính, chính sách cán bộ trong lĩnh vực giáo dục.
+ Chính sách về đất đai: Các trường công lập hoặc bán công khi chuyển sang loại hình ngoài công lập được tiếp tục giao đất và miễn tiền sử dụng đất. Địa điểm, vị trí giao đất cho các trường ngoài công lập phải theo đúng quy hoạch chi tiết đô thị và các điểm dân cư. Các cơ sở ngoài công lập phải sử dụng đất theo đúng mục tiêu không được chuyển nhượng hoặc bán, cho thuê lại, thế chấp quyền sử dụng đất được giao dưới mọi hình thức.
+ Chính sách cán bộ: Thực hiện quy hoạch phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đến năm 2020. Triển khai quy chế bồi dưỡng thường xuyên nâng cao năng lực nghề nghiệp đối với đội ngũ giáo viên THPT. Đổi mới phương thức tuyển dụng, ưu tiên chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao đảm bảo cung cấp đủ số lượng, đạt yêu cầu về chất lượng ngày càng cao về đội ngũ giáo viên cho các trường THPT. Các cơ sở ngoài công lập có nhu cầu về đào tạo, nâng cao trình độ cho cán bộ, nhân viên được ưu tiên bố trí trong kế hoạch đào tạo hàng năm của TP. Tuỳ theo tính chất mức độ của từng cơ sở, việc hỗ trợ một phần hay toàn bộ kinh phí đào tạo sẽ được UBND TP quy định.