Về phương diện quy trình kinh doanh nội bộ:

Một phần của tài liệu Vận dụng thẻ điểm cân bằng đánh giá thành quả hoạt động tại trung tâm thông tin di động khu vực II (Trang 74)

Ưu điểm:

- Xây dựng được các mục tiêu, thước đo bao quát được toàn bộ các quá trình của hoạt động SXKD.

- Trong phương diện này, các mục tiêu, thước đo được xây dựng dựa trên mối quan hệ nhân quả với nhau (ví dụ như nếu như tỷ lệ thu cước đạt hiệu quả thì tỷ lệ nợ đọng sẽ giảm, nếu như tỷ lệ thời gian xử lý sự cố càng nhanh thì số lượng nghẽn mạch sẽ giảm,…).

Nhược điểm:

- Còn tồn tại những bất đồng giữa các Phòng ban liên quan đến việc thực hiện các chỉ tiêu đăng ký, kết quả đánh giá.

- Không có các mục tiêu, thước đo kết nối với chiến lược về mặt tiết kiệm chi phí để làm giảm chi phí từ đó có thể dẫn tới sự cải thiện về lợi nhuận (chênh lệch thu chi)

Nguyên nhân của những hạn chế này là do nhiều mục tiêu, thước đo được xây dựng các chỉ tiêu đánh giá không rõ ràng, có thể dễ dàng đạt được, một phần do xuất phát từ tâm lý tối ưu hóa cục bộ (suboptimization) nghĩa là các Phòng ban đặt ra các chỉ tiêu dễ đạt được hoặc là chạy theo số lượng không chú ý đến chất lượng để nhằm đạt được chỉ tiêu đã đề ra. Ví dụ chỉ tiêu về số lượng các phương án được phê duyệt, để đạt được chỉ tiêu này các Phòng ban có thể đưa ra chỉ tiêu thấp hoặc là ồ ạt trình duyệt phương án trong khi chất lượng (dự trù kinh phí được lập có chính xác hay không, thiết kế có đúng chuẩn không,…) thì chưa được quan tâm. Ngoài ra cũng giống như ở phương diện tài chính thì do toàn bộ chi phí thực hiện ở Trung tâm đều là do Công ty giao cho nên các Trung tâm chỉ quan tâm đến việc hoàn thành các dự án, công việc đúng tiến độ, không vượt quá khoản chi phí được giao mà không quan tâm nhiều đến việc tiết kiệm chi phí cũng là nguyên nhân dẫn đến các mục tiêu, thước đo trong phương diện này có mối liên kết với chiến lược về mặt tiết kiệm chi phí.

Một phần của tài liệu Vận dụng thẻ điểm cân bằng đánh giá thành quả hoạt động tại trung tâm thông tin di động khu vực II (Trang 74)