Tránh việc liên kết quá sớm thẻ điểm cân bằng vào các quy trình quản lý hiện

Một phần của tài liệu Vận dụng thẻ điểm cân bằng đánh giá thành quả hoạt động tại trung tâm thông tin di động khu vực II (Trang 46)

quản lý hiện tại của công ty:

Việc chuyển đổi công dụng của thẻ điểm cân bằng từ một hệ thống đo lường thành hệ thống quản lý chiến lược phải trãi qua một quá trình, không được vội vàng khi những yếu tố cần thiết để áp dụng thẻ điểm là chưa hoàn hảo. Nếu vội vàng liên kết thẻ điểm với các quy trình quản lý ví dụ như hệ thống khen thưởng thì có thể làm giảm đi động lực của công ty trong việc sử dụng thẻ điểm cân bằng bởi vì có thể các thước đo đã được lựa chọn sai, không đại diện đầy đủ cho các mục tiêu chiến lược, các dữ liệu thu được là không đáng tin cậy,…

KẾT LUẬN CHƯƠNG I:

Thẻ điểm cân bằng ra đời năm 1992, là thành quả của một nhóm các nhà nghiên cứu của học viện Nolan Norton, bộ phận nghiên cứu của KPMG, trong đó Daivid Norton và Robert Kaplan được xem là “cha đẻ” của công trình này. Khi mới ra đời, thẻ điểm cân bằng có sứ mệnh là cải thiện hiệu quả của hệ thống đo lường thành quả hoạt động vốn chủ yếu dựa vào các thước đo tài chính,…sau này đã nó đã phát triển lên một một cấp độ cao hơn đó là trở thành nền tảng cho một hệ thống quản lý mới cho phép các công ty gắn kết và tập trung toàn bộ tổ chức của mình hướng vào việc thực thi và cải tiến chiến lược đã đề ra.

Thẻ điểm cân bằng một mặt vẫn duy trì các thước đo tài chính về các hoạt động quá khứ, đồng thời chỉ ra được những động lực cho các hoạt động tài chính trong tương lai. Những động lực này được cụ thể hóa thành các mục tiêu, thước đo trong các phương diện về khách hàng, quá trình kinh doanh nội tại, học tập và tăng trưởng, được sinh ra từ quá trình chuyển hóa rõ ràng, nghiêm ngặt chiến lược của tổ chức.

2 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI VMS2

Một phần của tài liệu Vận dụng thẻ điểm cân bằng đánh giá thành quả hoạt động tại trung tâm thông tin di động khu vực II (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)