Về phương diện học tập-tăng trưởng:

Một phần của tài liệu Vận dụng thẻ điểm cân bằng đánh giá thành quả hoạt động tại trung tâm thông tin di động khu vực II (Trang 75)

Ưu điểm:

Các mục tiêu, thước đo, chỉ tiêu được lựa chọn đã giúp cho các nhân viên của VMS2 luôn được cập nhật, học hỏi thêm các kiến thức cần thiết để thực hiện tốt công việc mình đảm nhận, có được môi trường làm việc tốt cùng một hạ tầng công nghệ thông tin đáp ứng được yêu cầu hỗ trợ cho hoạt động SXKD . Những yếu tố trên là cơ sở để Trung tâm có được và giữ được đội ngũ nhân viên tốt, làm việc có năng suất, giúp cho cho các quy trình SXKD vận hành hoàn hảo, mang lại giá trị cho khách hàng từ đó đạt được các mục tiêu tài chính của Trung tâm.

Nhược điểm:

Các mục tiêu, thước đo trong phương diện này một mặt chưa tạo ra sự đồng thuận của các phòng ban khác khi đánh giá kết quả thực hiện, mặt khác thì chưa cho thấy được hiệu quả của công tác đầu tư của Trung tâm vào phương diện này. Ngoài ra thì hệ thống đánh giá thành quả hiện tại về phương diện học tâp-tăng trưởng cũng chưa tạo động lực gắn kết nhân viên với Trung tâm cũng là một hạn chế nữa.

Nguyên nhân của hạn chế trên xuất phát từ nhiều lý do. Đầu tiên là do các thước đo cho nguồn nhân lực và nguồn lực tổ chức đặt ra các chỉ tiêu dễ đạt được (ví dụ như về thước đo đào tạo chỉ cần hoàn thành kế hoạch đã đăng ký đầu năm là xem như đạt chỉ tiêu, hay như chỉ tiêu về phản ánh có cơ sở chất lượng làm việc cũng là một chỉ tiêu đánh giá không rõ ràng, có thể dễ dàng đạt được). Tiếp theo nữa là các thước đo đang được sử dụng trong phương diện học tập-tăng trưởng của VMS2 như đã trình bày ở phần trên chỉ là những nhân tố thúc đẩy hoạt động. Những thước đo này có thể giúp Trung tâm thành công trong ngắn hạn nhưng về dài hạn thì không. Không thể khuyến khích các lãnh đạo Công ty, Trung tâm ủng hộ việc tăng cường chi phí cho công tác đào tạo, cải thiện môi trường làm việc,…khi mà hiệu quả của các khoản chi phí này không được đo lường cụ thể. Và lý do cuối cùng của hạn chế này là việc đo lường, đánh giá nguồn lực tổ chức thiếu các mục tiêu và thước đo về sự gắn kết nhân viên với tổ chức, tạo động lực cho nhân viên.

KẾT LUẬN CHƯƠNG II

Trung tâm thông tin di động khu vực 2 (VMS2) là một đơn vị hạch toán phụ thuộc Công ty thông tin di động (VMS) là một thành viên của Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT), hoạt động trong lĩnh vực thông tin di động tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Cũng như các Trung tâm khu vực khác của Công ty thông tin di động, VMS2 hoạt động theo tầm nhìn, chiến lược của Công ty và có trách nhiệm báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của mình theo các chỉ tiêu pháp lệnh do Công ty đưa xuống. Bên cạnh các chỉ tiêu pháp lệnh, Trung tâm đã xây dựng được một hệ thống các thước đo, chỉ tiêu khá đầy đủ dùng để đánh giá thành quả hoạt động của mình. Bằng cách tiếp cận phỏng vấn ý kiến của cán bộ nhân viên về hệ thống đánh giá thành quả hoạt động hiện tại, phân tích kết quả phỏng vấn kết hợp với nghiên cứu các tài liệu có liên quan đã cho thấy những ưu điểm và nhiều khía cạnh còn hạn chế của hệ thống đánh giá thành quả hoạt động đang áp dụng tại Trung tâm cũng như nguyên nhân của những hạn chế đó.

Chương III dưới đây sẽ trình bày việc vận dụng thẻ điểm cân bằng để đánh giá thành quả hoạt động của VMS2, khắc phục những mặt còn hạn chế của hệ thống đánh giá hiện tại,… như là một gợi ý giúp cho VMS2 lựa chọn được phương thức đo lường thành quả hoạt động phù hợp.

3 CHƯƠNG 3: VẬN DỤNG THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG TRONG ĐÁNH

Một phần của tài liệu Vận dụng thẻ điểm cân bằng đánh giá thành quả hoạt động tại trung tâm thông tin di động khu vực II (Trang 75)