Những cơ sở của việc vận dụng thẻ điểm cân bằng trong đánh giá thành quả

Một phần của tài liệu Vận dụng thẻ điểm cân bằng đánh giá thành quả hoạt động tại trung tâm thông tin di động khu vực II (Trang 78)

3.1Những cơ sở của việc vận dụng thẻ điểm cân bằng trong đánh giá thành quả hoạt động tại VMS2: quả hoạt động tại VMS2:

Từ khi ra đời cho đến nay, Thẻ điểm cân bằng đã nhanh chóng chứng minh được vai trò của mình trong việc quản lý chiến lược, đo lường, đánh giá thành quả hoạt động của một tổ chức. Nghiên cứu của Đặng Thị Hương (2010) cho thấy hiện nay nhiều quốc gia trên thế giới đã áp dụng phương pháp này vào việc quản lý chiến lược, đo lường và đánh giá thành quả hoạt động, từ các nước phát triển như Mỹ, Singapore, Châu Âu cho đến các nước đang phát triển như Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc. Nghiên cứu này nêu lên tỷ lệ áp dụng thẻ điểm cân bằng ở một số nước cụ thể như : 43,9% công ty ở Mỹ và 45,28% công ty ở Ấn Độ. Đặc biệt nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ngành dịch vụ là ngành áp dụng thẻ điểm cân bằng nhiều hơn các ngành nghề khác do đặc thù là ngành này có sự liên hệ trực tiếp với khách hàng nhiều hơn các ngành nghề còn lại. Trong khi đó theo thống kê tại Việt Nam năm 2009 của VN report thì chỉ có 7% công ty trong số 500 doanh nghiệp hàng đầu là áp dụng thẻ điểm cân bằng. Mobifone với vị thế là một trong những doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam trong lĩnh vực viễn thông, những năm qua liên tiếp nằm trong top 3 những đơn vị có đóng góp nhiều nhất cho ngân sách nhà nước thì dường như lại không theo kịp xu hướng của thế giới đó là áp dụng thẻ điểm cân bằng vào việc quản lý, đo lường chiến lược của mình. Sự thành công của thẻ điểm cân bằng trên thế giới đã mang lại động lực, cho thấy sự cần thiết phải tiến hành vận dụng thẻ điểm cân bằng cho hoạt động quản lý, đo lường, đánh giá thành quả hoạt động tại Mobifone nói chung hay VMS2 nói riêng. Đây chính là cơ sở thứ nhất cho việc vận dụng thẻ điểm cân bằng tại VMS2.

Cơ sở thứ hai cho việc vận dụng thẻ điểm cân bằng tại VMS2 đó là VMS2 là đơn vị có phần lớn những điều kiện thuận lợi cho việc vận dụng thẻ điểm cân bằng như nghiên cứu của Đặng Thị Hương (2010) đã nêu. Đó là:

- Sự chủ động trong đổi mới, tiếp cận các mô hình quản lý hiện đại:

MobiFone nói chung và VMS2 nói riêng hoạt động trong một lĩnh vực chịu sự giám sát chặt chẽ của Cơ quan quản lý nhà nước (Bộ Thông tin và Truyền thông), phải liên tục thay đổi cho phù hợp với rất nhiều tiêu chuẩn, quy chuẩn Ngành nghiêm ngặt phải tuân theo, đồng thời phải luôn theo sát, nắm bắt những thay đổi trong chiến lược, cách thức quản trị,…của đối thủ cạnh tranh để có những biện pháp đối phó kịp thời. Chính những điều này đã tạo ra cho VMS2 một tư duy không ngại thay đổi, không ngại cái mới, tạo động lực cho việc nghiên cứu áp dụng thẻ điểm cân bằng tại đơn vị của mình. - Nhận thức được vai trò của chiến lược: Mobifone từ lâu đã nhận thức

được vai trò quan trọng của tầm nhìn, chiến lược trong việc xác định hướng đi của mình bằng việc đã xây dựng dựng được cho mình một tầm nhìn, chiến lược cụ thể. Và đây cũng chính là những yếu tố cốt lõi của thẻ điểm cân bằng.

- Lực lượng lao động cần cù, thông minh, ham học hỏi: VMS2 có lực lượng lao động trẻ, có trình độ, ham học hỏi, không ngại cái mới,…sẽ là một thuận lợi không nhỏ cho việc vận dụng thành công BSC .

- Sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin: với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin hiện nay đã hỗ trợ rất nhiều cho việc xây dựng và triển khai thẻ điểm cân bằng tại một doanh nghiệp. VMS2 có đủ điều kiện tài chính để tiếp cận những thành tựu này đồng thời cũng có đủ điều kiện về hạ tầng CNTT cần thiết cho việc triển khai BSC tại đơn vị mình.

Từ những cơ sở nói trên có thể nói rằng việc vận dụng thẻ điểm cân bằng để đánh giá thành quả hoạt động tại VMS2 là cần thiết và phù hợp.

Một phần của tài liệu Vận dụng thẻ điểm cân bằng đánh giá thành quả hoạt động tại trung tâm thông tin di động khu vực II (Trang 78)