Chính sách hợp tác khoa họ c công nghệ

Một phần của tài liệu Huyền thoại sông Hàn (1962-1980) và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (KL06700) (Trang 53 - 54)

Trong chính sách hợp tác khoa học công nghệ, các biện pháp nhập khẩu công nghệ, để từ đó cải tiến nâng cao năng suất và phát minh công nghệ mới đê xuất khẩu…được chính phủ đặc biệt coi trọng. Trong chính sách nhập khẩu, Hàn Quốc đã lựa chọn các hàng hóa nhập khẩu theo nguyên tắc nhập nguyên liệu, thiết bị lẻ để sản xuất ra hàng hóa hoàn chỉnh cho xuất khẩu. Nguyên tắc này cũng được thực hiện nghiêm ngặt đối với nhập khẩu công nghệ. Nhập khẩu công nghệ chủ yếu qua con đường mua thiết bị lẻ, hoặc bằng sáng chế phát minh, tránh nhập khẩu qua FDI. Nếu nhập khẩu công nghệ qua FDI, Hàn Quốc luôn khống chế tỷ lệ góp vốn của nước ngoài dưới 49%. Trong trường hợp nhập khẩu bằng sáng chế, Hàn Quốc giám sát chặt chẽ nội dung công nghệ, tránh lãng phí hoặc nhập khẩu công nghệ chưa cần thiết, hoặc công nghệ giống nhau.

Về kỹ thuật – công nghệ, Hàn Quốc đã tích cực đưa kỹ thuật tiên tiến thích hợp từ các nước phát triển trước hết là Mỹ và Nhật Bản để đồng hóa và cải tiến, đồng thời khuyến khích phát triển năng lực bên trong về phát triển kỹ thuật theo phương châm “sáng tạo” hơn là “bắt chước”, đây là tiền đề cho khát vọng chiếm lĩnh các kỹ thuật cao cấp của Hàn Quốc vào các giai đoạn sau,… Tất cả, ở những mức độ khác nhau, đều có tác dụng tích cực trong việc thúc đẩy nền kinh tế Hàn Quốc phát triển nhanh và là nhân tố quan trọng góp phần vào sự thành công của quá trình công nghiệp hóa đất nước này trong giai đoạn 1961-1979.

Cùng với chính sách nhập khẩu công nghệ, chính sách xuất khẩu công nghệ cũng được chú trọng. Trong thời kỳ 1978 - 1994, xuất khẩu công nghệ của Hàn Quốc đạt 153 triệu USD, trong đó Trung Quốc là nước nhập khẩu công nghệ lớn nhất của Hàn Quốc chiếm tỷ lệ 20,8%, Inđônêxia 10,8%, Philippin và Ấn Độ khoảng 8,4% [13; 159].

49

Một phần của tài liệu Huyền thoại sông Hàn (1962-1980) và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (KL06700) (Trang 53 - 54)