NHỮNG TIỀN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA HÀN QUỐC GIAI ĐOẠN (1962 – 1980)

Một phần của tài liệu Huyền thoại sông Hàn (1962-1980) và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (KL06700) (Trang 35)

GIAI ĐOẠN (1962 – 1980)

2.1.1. Chính trị

Sau khi trúng cử Tổng thống, Lý Thừa Văn với âm mưu nắm quyền Tổng thống lâu dài đã yêu cầu Quốc hội sửa đổi hiến pháp xóa bỏ luật Tổng thống không quá hai nhiệm kỳ thành nhiệm kỳ Tổng thống vô thời hạn.

Năm 1956, sau khi trúng cử Tổng thống lần thứ 3, chế độ của Lý Thừa Văn ngày càng không được quần chúng ủng hộ và đi vào con đường khủng hoảng. Nhiều cuộc bạo động chống lại chính quyền Lý liên tiếp xảy ra ở Seoul và ở nhiều địa phương khác. Năm 1960, Lý Thừa Văn tiếp tục giữ chức vụ Tổng thống Hàn Quốc nhiệm kỳ thứ 4. Tuy nhiên sau đó, nhiều cuộc bạo động, biểu tình đã liên tiếp xảy ra, đáng chú ý là cuộc biểu tình quy mô lớn của sinh viên các trường Đại học đã tụ tập tại khuôn viên Trường Y Quốc gia và cuộc biểu tình của các giáo sư đại học nổ ra ngày 25/4, trước tòa Quốc hội.

Trước áp lực của quần chúng, ngày 27/4, Lý Thừa Văn buộc phải tuyên bố từ chức. Như vậy, sau 12 năm nắm quyền Tổng thống, chế độ độc tài của ông đã bị sụp đổ trước sức mạnh của sinh viên và cư dân Hàn Quốc. Ông phải chấp nhận sống cuộc đời lưu vong vào lúc đã 85 tuổi.

Sự trì trệ về kinh tế dẫn tới khủng hoảng xã hội và chính trị đã đưa tới sự sụp đổ của chính phủ do Tổng thống Lý Thừa Văn vào tháng 4/1960 và sự ra đời của hiến pháp và chính phủ mới do Tổng thống Chang Myun đứng

31

đầu vào tháng 8/1960. Chính phủ do Tổng thống Chang đứng đầu phải đối mặt với nhiều trở ngại nghiêm trọng, đặc biệt nạn tham nhũng và những hậu quả do chính quyền cũ để lại như tiền lương thấp, thiếu tài nguyên, thực phẩm và dân số tăng nhanh. Vì vậy, chính phủ của Tổng thống Chang chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn và nhường quyền cho chính phủ mới.

Ngày 16/5/1961, Đại tướng Chang Do Young tham mưu trưởng lục quân thực hiện cuộc đảo chính lật đổ Tổng thống Chang cùng nội các của ông và lập một tổ chức mới. Hội đồng tối cao tái thiết quốc gia. Tuy nhiên, liền sau đó cuộc đảo chính quân sự của tướng hai sao Pắc Chung Hy tháng 5/1961, đã lật đổ chính phủ hợp hiến của Tổng thống Chang Do Young. Tướng Pắc lên nắm chính quyền Tổng thống kiêm thủ tướng vào tháng 3/1962. Do ra đời không hợp hiến và ban đầu rất không được lòng dân nên để tồn tại chính quyền này tất yếu thực hiện chế độ độc tài. Tuy nhiên, để tránh đối đầu với nhiều giai tầng trong xã hội, Tổng thống Pắc Chung Hy đã biết chọn đúng điều mong muốn lớn nhất của đại bộ phận dân chúng khi đó để đưa ra lời hứa cam kết là Chính phủ do ông đứng đầu sẽ dồn sức cho phát triển kinh tế.

Ngay sau khi đảo chính năm 1961, tướng Pắc Chung Hy đã “dọn rác” làm sạch xã hội với hàng ngàn vụ bắt bớ và tuyên bố trước 20.000 sinh viên Đại học Seoul: “Toàn dân Hàn Quốc phải thắt lưng buộc bụng trong vòng 5 năm, phải cắn răng làm việc nếu muốn được sống còn. Trong vòng 5 năm, chúng ta tạo được một nền kinh tế đứng đầu ở Đông Á, và sau 20 năm, chúng ta sẽ trở thành cường quốc kinh tế trên thế giới. Chúng ta sẽ bắt thế giới phải ngưỡng mộ chúng ta. Hôm nay, có thể một số đồng bào bất đồng ý kiến với tôi. Nhưng xin những đồng bào ấy hiểu cho rằng tổ quốc quan trọng hơn quyền lợi cá nhân. Tôi không muốn mị dân. Tôi sẽ cương quyết ban hành một chính sách khắc khổ. Tôi sẽ bắn bất cứ kẻ nào ăn cắp của công dù chỉ một đồng. Tôi sẵn lòng chết cho lý tưởng đã đề ra ” [16; 248].

32

Tướng Pắc đã đặt kinh tế lên trên quân sự. Năm 1962, Pắc Chung Hy đã tuyên bố “trong đời sống con người những vấn đề kinh tế đi trước những vấn đề chính trị hay văn hóa” và ông Pắc cho rằng: “con người châu Á sợ đói nghèo hơn là những nghĩa vụ nặng nề mà một chế độ chuyên quyền đặt lên trên đầu trên cổ họ…nói cách khác họ muốn bình đẳng về kinh tế trước tiên sau đó mới tới xây dựng bộ máy chính trị công bằng hơn…” [8; 28].

Chính phủ của Tổng thống Pắc lấy quan điểm hiện đại hóa nhanh thay cho quan điểm phát triển tự lực và ổn định. Hiện đại hóa nhanh ở đây được hiểu là phát triển kinh tế xã hội nhanh để theo kịp trình độ phát triển tiên tiến chứ không phải chỉ tạo ra được một xã hội có khả năng tự lực tương đối nào đó không thể kể tới sự so sánh với trình độ phát triển của các quốc gia khác. Phát triển kinh tế nhanh sẽ tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập, tăng khả năng giải quyết nghèo đói và xã hội sẽ ổn định.

Tổng thống Pắc mặc dù là một tướng lĩnh quân sự, song vào giai đoạn này ông đã không theo cam kết chuẩn bị quân sự như Tổng thống Lý, thừa nhận thực tế tồn tại của hai miền và triệt để khai thác sự bảo trợ về quân sự của Mỹ, hạn chế chi tiêu ở lĩnh vực này để giành nguồn tích lũy cho phát triển kinh tế, nhất là công nghiệp. Vì vậy, chi phí cho quốc phòng trong thập niên do ông nắm quyền giảm đi.

2.1.2. Kinh tế

Sang thập niên 60 của thế kỉ XX, khi tướng Pắc Chung Hy lên nắm quyền, nền kinh tế Hàn Quốc đang ở trong tình cảnh hết sức khó khăn. Hầu hết người dân Hàn Quốc đều lâm vào cảnh nghèo khổ, tổng sản phẩm quốc dân bình quân đầu người năm 1961 chưa đến 100 đôla Mỹ. Hàn Quốc kém Bắc Triều Tiên cả về thu nhập bình quân đầu người lẫn năng lực sản xuất công nghiệp. Hàn Quốc kém Bắc Triều Tiên cả về sức mạnh quân sự cũng như trình độ công nghệ và nền công nghiệp quốc phòng. Do ngoài việc tận

33

dụng tối đa nguồn viện trợ nước ngoài mà chủ yếu từ Mỹ, chính phủ của Tổng thống Lý Thừa Văn (1948 - 1961) không có một chiến lược tăng trưởng rõ ràng nào hơn ngoài việc đẩy mạnh toàn diện sản xuất trong nước để thay thế hàng nhập khẩu. Mối quan tâm lớn của Tổng thống Lý Thừa Văn là chính trị, và những chính sách kinh tế của chính phủ ông đều tập trung vào thay thế nhập khẩu dựa trên tỷ giá hối đoái, đồng nội tệ được định giá cao và dựa vào sự trợ giúp của nước ngoài. Đứng trước tình hình này, Tổng thống Pắc đã quyết định thực hiện bước chuyển đổi chiến lược phát triển kinh tế Hàn Quốc. Triết lý của ông là “Đối với những người nghèo, bên bờ vực của sự chết đói như người dân Hàn Quốc, thì kinh tế được đặt ưu tiên cao hơn chính trị trong đời sống hàng ngày của họ và việc thực thi dân chủ là điều vô nghĩa” [11; 15]. “Xây dựng đất nước thông qua xuất khẩu” là câu châm ngôn ưa thích của Tổng thống Pắc. “Trước hết là xuất khẩu” là một thành ngữ ưa thích khác của ông và đã được các nhà kinh doanh Hàn Quốc chấp nhận. Chiến lược phát triển hướng ra bên ngoài dựa trên việc đẩy mạnh xuất khẩu đã làm cho bộ mặt Hàn Quốc thay đổi nhiều so với trước.

Sự chuyển biến có tính bước ngoặt của nền kinh tế Hàn Quốc kể từ khi chính phủ Pắc Chung Hy lên nắm quyền đã tác động sâu sắc đến quan hệ Mỹ - Hàn. Quan hệ kiểu “viện trợ và nhận viện trợ” trong giai đoạn 1948 - 1961 không còn nữa. Bởi, Mỹ không thể mãi đóng vai trò là một nhà viện trợ “hào hiệp” mang đến cho Hàn Quốc một khối lượng lớn viện trợ khổng lồ như thời kỳ sau chiến tranh. Cuối những năm 60 - đầu những năm 70 của thế kỉ XX, dù vẫn là nước đứng đầu thế giới tư bản về kinh tế nhưng vị trí của Mỹ giảm sút nhiều.

Trước sự tăng trưởng của nền kinh tế Hàn Quốc cùng với những khó khăn trong nước, Mỹ đã quyết định giảm dần đi đến ngưng hẳn viện trợ cho nước này. Trong lúc đó, Pắc Chung Hy lên nắm quyền trong tình cảnh đất nước còn bộn bề khó khăn. Những chính sách của chính phủ tiền nhiệm

34

không những không đưa đất nước thoát khỏi bế tắc mà còn làm nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực, tham nhũng, lạm phát leo thang, nợ nước ngoài ngày càng tăng… gây tâm lý bất ổn đối với mọi tầng lớp trong xã hội. Nếu Mỹ không cắt giảm viện trợ thì chính phủ của Pắc Chung Hy cũng không thể trông cậy hoàn toàn vào “khoản thu” này. Bởi, Tổng thống Pắc nhận thức được rằng viện trợ Mỹ dù có lớn lao đến mấy cũng không thể thay thế nguồn thu nhập chính của quốc gia được. Vì vậy, ông đã chuyển chiến lược thay thế nhập khẩu sang chiến lược hướng vào xuất khẩu. Một nhà nghiên cứu Hàn Quốc nhận xét: “Mỹ càng ít hành động giống như một nhà bảo trợ thì Hàn Quốc càng ít phụ thuộc vào Mỹ” [11; 16].

2.1.3. Xã hội

Pắc Chung Hy đã dồn tất cả nguồn lực của đất nước để phát triển kinh tế và không chấp nhận bất kỳ sự hoài nghi nào từ bất kỳ ai. Chính quyền tạo điều kiện và khuyến khích các tập đoàn, các nhà tư bản sử dụng nhân công giá rẻ. Những năm 60 -70 của thế kỉ XX, điều kiện sống của những người lao động di cư từ các khu nông nghiệp đến các thành phố và khu công nghiệp hết sức cực khổ. Quyền của người lao động bị hạn chế tối đa. Chính quyền không ngần ngại hy sinh quyền lợi của mọi tầng lớp lao động. Và mọi thứ đều buộc phải chấp nhận vì từ năm 1962, chính sách toàn quốc thắt lưng buộc bụng được áp dụng từ Tổng thống đến dân chúng. Làm việc nặng nhọc và triền miên như khổ sai, nhưng sống kham khổ. Hàng tuần mỗi người dân đều phải nhịn ăn một bữa, không hút thuốc ngoại nhập, không uống cà phê. Thời gian lao động kéo dài đến 12-14 tiếng mỗi ngày. Điều kiện lao động tồi tệ, lương rất thấp. Những phản kháng tự phát của công nhân, nông dân và của dân nghèo thành thị đòi hỏi cải thiện điều kiện sống đều bị chính quyền thời đó đàn áp không thương tiếc. Các quyền dân chủ cơ bản, như quyền tự do hội họp, tự do lập hội, tự do bày tỏ ý kiến…bị chà đạp. Michael Schuman - một nhà báo nổi tiếng chuyên về kinh tế của tờ Time (Mỹ) nhận định:

35

“Chế độ Pắc Chung Hy thực hiện quyền kiểm soát nhà nước đối với nền kinh tế tàn bạo vượt xa cả con quỷ Sahashi” [16; 251]. Để giải quyết những vấn đề bế tắc đặc biệt là sự hạn chế về thị trường tiêu thụ sản phẩm, cùng với sự thay đổi của đội ngũ lãnh đạo cao nhất, chính phủ của tổng thống Pắc Chung Hy đã đổi mới căn bản phương pháp công nghiệp hóa. Từ chỗ dựa vào thị trường nội địa để phát triển công nghiệp dân tộc, Hàn Quốc chuyển sang lấy xuất khẩu làm động lực cho tăng trưởng kinh tế và công nghiệp, từ chỗ muốn tạo ra nền công nghiệp theo mô hình phát triển tự lực cổ điển của các nước tư bản phát triển, Hàn Quốc chuyển sang phát triển công nghiệp dân tộc gắn với quá trình phân công lao động quốc tế và liên kết quốc tế để phát triển nhanh và hiện đại hóa nhanh nền kinh tế lạc hậu của mình.

Trong thời kỳ đầu công nghiệp hóa (1950 - 1960), Hàn Quốc đã áp dụng chính sách thay thế nhập khẩu đã gây ra nhiều bất lợi cho hoạt động xuất khẩu. Các biện pháp chủ yếu của quá trình công nghiệp hóa thay hóa nhập khẩu lúc đó nhằm bảo hộ các ngành công nghiệp trong nước, khuyến khích sản xuất trong nước và phục vụ thị trường trong nước. Các biện pháp hạn chế hàng nhập khẩu đó đã được chính phủ bảo hộ, định ra tỷ giá hối đoái cao, tỷ lệ lãi suất thấp, đưa giá đồng won lên cao tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu vật tư, máy móc…nhằm thúc đẩy trong nước sản xuất những mặt hàng thay thế nhập khẩu nhưng rõ ràng là rất bất lợi cho xuất khẩu. Mặt khác, trong hoàn cảnh dư thừa lao động và thiếu vốn như Hàn Quốc vào những năm 50, đáng lẽ phải ưu tiên phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động bởi Hàn Quốc là một quốc gia rất ít nguồn lực tự nhiên nhưng có một lực lượng lớn lao động cần cù, nhưng do chính sách công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu đã làm cho khả năng cạnh tranh quốc tế của Hàn Quốc yếu đi trong một số ngành và lĩnh vực mà Hàn Quốc đang có lợi thế so sánh.

Vì vậy, đầu thập kỷ 60, Hàn Quốc đã chuyển sang chính sách công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu. Những biện pháp được áp dụng là tự do hóa

36

thị trường hối đoái, bãi bỏ chính sách lãi suất thấp, tự do hóa nhập khẩu để

Một phần của tài liệu Huyền thoại sông Hàn (1962-1980) và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (KL06700) (Trang 35)