Công nghiệp điện tử

Một phần của tài liệu Huyền thoại sông Hàn (1962-1980) và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (KL06700) (Trang 59 - 65)

Hàn Quốc rất quan tâm đến mặt hàng điện tử. Mặc dù công nghiệp điện tử của Hàn Quốc đã ra đời từ năm 1959, nhưng nó có bước phát triển ngoạn mục hơn bất kỳ ngành công nghiệp nào khác từ năm 1970 đến đầu thập niên 90. Nếu tính từ năm 1971 đến năm 1991 thì giá trị sản lượng của ngành công nghiệp này đã tăng 236 lần từ 140 triệu USD lên 33 tỷ USD. Mức tăng xuất khẩu hàng điện tử mặc dầu thấp hơn mức tăng sản lượng, nhưng đã tăng hơn 162 lần trong cùng kỳ.

55

Công nghiệp điện tử là ngành thu được thặng dư thương mại lớn do đó Chính phủ Hàn Quốc đề ra các chính sách nhằm tạo mọi điều kiện cho công nghiệp điện tử phát triển nhanh. Năm 60 Hàn Quốc mới chỉ lắp ráp được các radio, năm 1970 đã lắp ráp và sản xuất Caset, các thiết bị nghe nhìn màu, năm 80 trở đi Hàn Quốc sản xuất các đầu máy Video, máy vi tính, thiết bị viễn thông tiêu dùng trên thị trường nội địa và xuất khẩu. So với ngành công nghiệp điện tử của Nhật Bản thì tốc độ chuyển đổi từ sản xuất các sản phẩm cấp thấp sang các sản phẩm điện tử chất lượng cao nhanh hơn nhiều. Ngành điện tử Hàn Quốc đã mau chóng đuổi kịp Nhật Bản.

Linh kiện điện tử, chủ yếu là thiết bị bán dẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong ngành công nghiệp điện tử. Từ năm 1975 – 1987, tỷ lệ đó vào khoảng 45 – 47%. Cuối thập niên 80 đến nay tỷ lệ này giảm đi nhưng tỷ trọng của linh kiện điện tử trong toàn bộ ngành công nghiệp điện tử vẫn chiếm hơn 40%. Vị trí thứ hai là hàng điện tử tiêu dùng, chiếm tỷ lệ 38 – 40% trong cùng thời kỳ và hiện tại tỷ lệ đó giảm đi, chỉ còn khoảng 35%. Vị trí thứ ba là hàng điện tử trong công nghiệp; tỷ lệ trong toàn bộ công nghiệp điện tử có xu hướng tăng lên dần từ năm 1975 – 1987. Trong thời kỳ này tỷ lệ đó vào khoảng 13 – 15%, sau năm 1987, tỷ lệ hàng điện tử công nghiệp trong toàn bộ ngành công nghiệp điện tử chiếm tỷ lệ ổn định khoảng 21%[9; 178].

Tốc độ gia tăng sản xuất hàng điện tử công nghiệp như máy tính và thiết bị viễn thông rất cao. Đặc biệt năm 1986 máy tính cá nhân và màn hình chiếm tỷ lệ tương ứng là ½ và ¼ tổng sản lượng thiết bị ngoại vi của máy vi tính. Máy điện thoại và thiết bị thông tin chiếm tới 70% tổng sản lượng thiết bị viễn thông. Sở dĩ các sản phẩm này có tỷ trọng ngày càng cao. Tri thức và kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình sản xuất hàng điện tử tiêu dùng và thiết bị điện tử đóng vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng của việc sản xuất hàng tiêu dùng công nghiệp.

56

Công nghiệp điện tử của Hàn Quốc trong hai thập niên 70 và 80 phụ thuộc mạnh vào nguồn nhập khẩu linh kiện từ Hoa Kỳ và Nhật Bản. Theo số liệu thống kê năm 1986 mức phụ thuộc vào nhập khẩu linh kiện phụ tùng trong tổng phụ tùng là 10% đối với Tivi, 25% đối với VCRS, 40% đối với máy Stereo, 40 – 60% đối với máy vi tính. Trước tình hình này, Chính phủ Hàn Quốc đã đề ra kế hoạch đẩy mạnh sản xuất linh kiện điện tử. Theo kế hoạch này khả năng cung ứng linh kiện điện tử trong nước lên tới 69% năm 1991. Kim ngạch xuất khẩu khoảng 3 tỷ USD sẽ được thay thế bằng sản phẩm sản xuất trong nước, và mức xuất khẩu hàng điện tử là 2 tỷ USD năm 1991.

Mức tiêu thụ hàng điện tử phụ thuộc nhiều vào hoạt động xuất khẩu. Trong suốt hai thập niên 70 và 80, việc tiêu thụ hàng điện tử tăng nhanh ở cả thị trường trong nước và thị trường nước ngoài. Thị trường trong nước tiêu dùng hàng điện tử tăng do thu nhập bình quân đầu người tăng lên nhanh. Trong khi đó xuất linh kiện điện tử ra nước ngoài có mức tăng chậm hơn. Công nghệ của Hàn Quốc đã được nâng cấp vào giữa thập niên 80, do đó xuất khẩu hàng điện tử công nghiệp tăng, đặc biệt số máy tính cá nhân và thiết bị thông tin từ năm 1986 trở đi được bán ra thị trường nước ngoài với số lượng lớn mà không phải nhập khẩu như trước đó. Xuất khẩu hàng điện tử công nghiệp tăng nhanh trong suốt những năm 80 do khả năng cạnh tranh của mặt hàng này ngày càng cao. Nếu tính tỷ lệ giữa xuất khẩu và sản xuất của từng ngành, ta thấy rằng ở thời kỳ đầu 1975 – 1980 ngành linh kiện điện tử chiếm tỷ lệ cao nhất 70 – 80%, tiếp theo là hàng điện tử tiêu dùng chiếm tỷ lệ 70%, đột ngột tăng lên 80% vào năm 1980, thứ ba là ngành điện tử công nghiệp chiếm tỷ lệ thấp hơn từ 40 – 50%.

Bảng 3: Sự tăng trƣởng của ngành công nghiệp điện tử ở Hàn Quốc

57 Năm Năm 1970 1975 1980 Sản xuất Hàng tiêu dùng Hàng công nghiệp Hàng bán dẫn Xuất khẩu Hàng tiêu dùng Hàng công nghiệp Hàng bán dẫn 30,4 17,4 32 9,0 0,4 32 270,0 93,6 231 198,3 35,8 178 1.148 364 424 1.020 169 415 [9; 180]

Ngành điện tử của Hàn Quốc có đặc điểm nổi bật là ngành lắp ráp tạo ra thành phẩm rồi sau đó xuất khẩu. một lý do khiến cho cách làm này đứng vững được là do nhân công lao động rẻ và tay nghề cao, hơn nữa các chính sách công nghiệp của Hàn Quốc ưu tiên phát triển công nghiệp điện tử để xuất khẩu. Các hãng điện tử lớn của Hàn Quốc đã mở rộng hoạt động ra nước ngoài bằng việc lập hàng trăm công ty con tại các nước đang phát triển. Hàn Quốc đã tích cực đưa công nghệ nước ngoài vào ngành điện tử, làm cho chất lượng sản phẩm của ngành này tương đối cao. Hàng điện tử của các công ty Samsung, Daewoo, LG đã có mặt và được ưa chuộng trên thị trường quốc tế.

Năm 1975, lần đầu tiên Hàn Quốc xuất khẩu ô tô thành phẩm gồm 31 chiếc xe tải sang Trung Đông. Một thập niên sau Hàn Quốc xuất khẩu hơn 120 ngàn chiếc xe ô tô, năm 1988 con số đó là 576.000 chiếc. Từ năm 1965

58

đến năm 1988 từ con số 0, Hàn Quốc mau chóng vượt lên thành nước sản xuất ô tô đứng thứ 11 trên thế giới. Sự phát triển ngành công nghiệp ô tô của Hàn Quốc chia làm 6 thời kỳ: thời kỳ lắp ráp (1962 - 1966), thời kỳ địa phương hóa sản xuất (1967 - 1971), thời kỳ phát triển các mô hình ô tô của Hàn Quốc (1972 - 1976), thời kỳ chuẩn bị cho hệ thống sản xuất hàng loạt (1977 - 1981), thời kỳ thiết lập cơ sở xuất khẩu (1982 - 1986), thời kỳ tiến tới tự do hóa (1987 - 1991).

Tháng 5/1962, Chính phủ Hàn Quốc ban hành luật bảo trợ ngành công nghiệp ô tô. Ngay sau khi bộ luật ra đời công ty ô tô Saenara thành lập thangd 1/1962 đã xây dựng nhà máy lắp ráp ô tô thông qua viêc hợp tác với hàng Nissan Nhật Bản. Công ty Saenara bắt đầu lắp ráp theo mảng (SKD). Tuy nhiên, việc lắp ráp bị đình lại năm 1963 do khủng khoảng ngoại tệ ở Hàn Quốc, việc nhập khẩu phụ tùng linh kiện từ Nhật Bản trở lên khó khăn. Vào năm 1962, Kia - một nhà máy xe đạp bắt đầu lắp ráp mô tô từ các mảng phụ kiện nhập khẩu của Nhật Bản. Tháng 11/1962, tổ hợp Shinijn – vốn là một xưởng sửa chữa ô tô của Hàn Quốc đã được Chính phủ cho lắp ráp ô tô. Chính phủ đưa ra kế hoạch toàn diện phát triển ngành công nghiệp ô tô vào tháng 8/1964, khi đó tổ hợp Shinijn sáp nhập với công ty Saenara đổi tên thành hãng Shinijn Motor ký hợp đồng mua linh kiện và phụ tùng từ hãng Toyota để bắt đầu sản xuất ô tô với nhãn hiệu Corono.

Trong chiến lược phát triển kinh tế Hàn Quốc đã thay đổi chiến lược kinh tế hướng về xuất khẩu, Chính phủ đầu tư mở rộng quy mô sản xuất linh kiện phụ tùng trong nước. Tháng 12/1967, hãng ô tô Hyundai ra đời. Sau khi liên doanh với hãng Ford của Hoa Kỳ năm 1968, Hyundai bắt đầu lắp ráp các xe ô tô Cortina, Ford 20M bằng các linh kiện và phụ tùng nhập khẩu. Năm 1968 nhờ hợp tác với hãng Fiat Italia, hãng ô tô Mỹ - Châu Á bắt đầu sản xuất xe 4 bánh. Năm 1971, hãng Kia bắt đầu lắp ráp ô tô nhờ sự giúp đỡ của hãng Honda.

59

Bằng việc liên doanh liên kết kỹ thuật với các công ty nước ngoài, các nhà chế tạo ô tô Hàn Quốc đã tạo ra hệ thống sản xuất đại trà các phụ tùng linh kiện. Nhờ cạnh tranh giữa các hãng cho nên công nghiệp ô tô Hàn Quốc đã tăng mức độ phát triển.

Trong những năm 1972 - 1976, Chính phủ tập trung phát triển các ngành công nghiệp nặng và hóa chất. Dự định chuyển hướng trọng tâm xuất khẩu từ các sản phẩm hàng hóa công nghiệp nhẹ như hàng dệt may sang xuất khẩu hàng hóa công nghiệp nặng. Và ô tô được coi là một ngành có tính chiến lược không kém so với công nghiệp điện tử. cùng với ngành công nghiệp khác như thép, đóng tàu, ngành điện, ngành sản xuất ô tô cũng được hưởng nhiều chính sách ưu đãi của nhà nước. Tháng 1/1972, Chính phủ thực thi các biện pháp đóng cửa các nhà máy lắp ráp nhỏ để tập trung nâng cao năng lực sản xuất ô tô. Do đó ở Hàn Quốc chỉ có 4 hãng chế tạo: Hyundai, Shinijn, Asia, Kia. Các chính sách ưu tiên và khuyến khích của Chính phủ cũng chỉ tập trung cho 4 hãng lớn này. Năm 1974, Chính phủ Hàn Quốc đưa ra kế hoạch dài hạn khuyến khích sản xuất ô tô theo mô hình Hàn Quốc. Mục tiêu của kế hoạch dài hạn là 95% phụ tùng linh kiện sản xuất tại địa phương, hình thành sự liên kết theo chiều ngang trong ngành chế tạo phụ tùng và nâng mức xuất khẩu lên 75.000 chiếc vào năm 1981. Trong thời kỳ này ba hãng lớn Hyundai, Saenara và Kia cạnh tranh với nhau quyết liệt, bằng cách đầu tư để mở rộng quy mô sản xuất do đó công suất lắp ráp hàng năm tăng từ 30.000 chiếc năm 1973 lên 150.000 chiếc vào năm 1976 [9; 184].

Trong kế hoach phát triển kinh tế lần thứ 4, Hàn Quốc coi ngành ô tô là một ngành xuất khẩu chiến lược. Năm 1975 luật khuyến khích các doanh nghiệp như chế tạo phụ tùng ô tô ra đời. Năm 1977, Chính phủ Hàn Quốc chọn ra 62 nhà sản xuất phụ tùng ô tô. Năm 1978, Chính phủ chỉ định 138 nhà máy sản xuất và hãng sản xuất ô tô Daewoo ra đời trong thời kỳ này.

60

Điều này đã làm cho số các công ty mẹ và các công ty con sản xuất ô tô tăng lên. Ô tô được chọn là một trong 10 mặt hàng xuất khẩu chiến lược. nhờ nâng cao công suất chế tạo hàng năm Hàn Quốc sản xuất hơn 370 ngàn xe ô tô đầu thập niên 80.

Một phần của tài liệu Huyền thoại sông Hàn (1962-1980) và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (KL06700) (Trang 59 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)