Quan hệ Hàn – Mỹ chính thức thiết lập mối quan hệ vào năm 1948 với những mục đích khác nhau, song động cơ mà cả Hàn Quốc và Mỹ theo đuổi đều chịu sự chi phối từ lý do chính trị. Vì mục đích của mình, từ năm 1945, Mỹ đã bắt đầu có sự “quan tâm đặc biệt” đối với vùng đất này thông qua các khoản viện trợ. “Sự hào hiệp” của Mỹ được thể hiện đậm nét hơn khi chính phủ của Lý Thừa Văn ra đời.
Tính từ năm 1945 đến 1960, tổng số tiền mà Mỹ viện trợ trực tiếp cho Hàn Quốc lên đến 2,4 tỷ USD. Nếu bao gồm cả viện trợ gián tiếp thì tổng số
26
tiền Mỹ viện trợ cho Hàn Quốc đến năm 1960, lên đến 3 tỷ USD. Riêng trong giai đoạn 1954 - 1961, Mỹ đã viện trợ cho Hàn Quốc khoảng 2 tỷ USD, hầu hết là theo hình thức viện trợ không hoàn lại [1; 49].
Các khoản viện trợ trong thời kỳ này nhằm những mục tiêu khác nhau. Giai đoạn 1945 - 1949 chủ yếu nhằm giảm nhẹ khó khăn cho những vùng chiếm đóng. Giai đoạn tiếp theo 1949 - 1950, ưu tiên dành cho việc nhập khẩu những mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, phân bón, than đá, dầu mỏ, quần áo, vải. Người Mỹ hậu thuẫn cho chính phủ Lý Thừa Văn (1948 - 1960) thực hiện chương trình phân phối đất đai và quản lý các ngành công nghiệp thuộc sở hữu của người Nhật trước đây. Trong những năm chiến tranh Nam - Bắc, Hàn Quốc tiếp tục được nhận viện trợ lương thực, thuốc men, nhà tạm và các vật dụng cần thiết. Đặc biệt sau khi chiến tranh chấm dứt, chương trình viện trợ kinh tế của Mỹ đã phục vụ trực tiếp cho việc thực hiện mô hình kinh tế hướng nội với chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu của Hàn Quốc, trong đó phần lớn dành cho sự phát triển công nghiệp và khai thác, nông nghiệp và các nguồn tự nhiên. Phần còn lại dành cho các mục tiêu chung, phát triển xã hội, giao thông, Kể đến là hàng chính, giáo dục, y tế. Lúc này, hình thức chủ yếu là viện trợ không hoàn lại. Chưa có một trường hợp đầu tư trực tiếp nào của công ty Mỹ được triển khai trong những năm 1953 - 1961, nguyên nhân chủ yếu là do Hàn Quốc bị chiến tranh hủy hoại, giới doanh nghiệp Mỹ thấy khó tìm cơ hội kinh doanh tại đây và đã không sốt sắng quay lại như vào thời điểm 1945 - 1948 [10; 52].
Đến năm 1961, hầu như không có một doanh nghiệp Mỹ nào đầu tư trực tiếp vào Hàn Quốc. Sự thiếu vắng đầu tư của họ đã dẫn đến một môi trường kinh doanh hết sức ảm đạm tại đây. Chính điều này thể hiện không hề có triển vọng cho sự tăng trưởng của nền kinh tế Hàn Quốc.
27
Viện trợ và nhận viện trợ là nhân tố chiếm vị trí chủ đạo cho kiểu quan hệ một chiều là đặc trưng chung trong quan hệ giữa Mỹ với các nước ở khu vực như: Đài Loan, Thái Lan và kể cả Hàn Quốc. Thông qua viện trợ, Mỹ từng bước chi phối tình hình chính trị tại các nước này. Đặc biệt, cuộc Chiến tranh Triều Tiên xảy ra đã làm cho Hàn Quốc và Mỹ càng gắn chặt vào nhau hơn. Sau sự kiện này, không chỉ Mỹ mà cả Hàn Quốc cũng đã bắt đầu nhấn sâu vào trò chơi cân bằng quyền lực tại khu vực.
Sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, đặc biệt sau chiến tranh Triều Tiên, Hàn Quốc đã phải đối mặt với quá nhiều khó khăn về kinh tế cũng như chính trị, buộc Tổng thống Lý Thừa Văn phải đặt trọng tâm vào việc “ổn định đời sống xã hội”. Tham gia vào mô hình này còn có sự giúp đỡ trực tiếp của Mỹ. Mỹ đã rót vào đây một lượng viện trợ khổng lồ để tái thiết và xây dựng Hàn Quốc theo quỹ đạo mà mình đã vạch sẵn. Theo đó, tất cả mọi vấn đề liên quan đến sự tồn vong của Hàn Quốc đều chịu sự chi phối của Mỹ, Chính phủ Hàn Quốc có tiếng nói hết sức mờ nhạt trong bất kỳ quyết định nào. Viện trợ chỉ là “phương tiện” và “vỏ bọc” mà Mỹ sử dụng để đạt được mục đích cuối cùng của mình. Mục đích của Mỹ không đơn thuần việc xây dựng đất nước này thành một quốc gia vững mạnh, mà xa hơn Mỹ muốn biến Hàn Quốc thành một công cụ hữu hiệu để có thể ngăn chặn “mối đe dọa” từ Liên Xô, Trung Quốc, cũng như phục vụ lâu dài những mưu đồ chính trị của Mỹ tại khu vực Đông Bắc Á nói riêng và châu Á - Thái Bình Dương nói chung. Không phải không nhận thức rõ điều này, song sau nội chiến, dường như chính phủ của Lý Thừa Văn lúc nào cũng sẵn sàng chuẩn bị cho một “hiệp đấu” tiếp theo. Điều đó đã đẩy Hàn Quốc đến chỗ ngày càng phụ thuộc hơn vào Mỹ.
Hàn Quốc đã nhận được sự viện trợ khá lớn trong khoảng 1945 đến 1953, viện trợ kinh tế của Mỹ cho Hàn Quốc tổng cộng gần 1,2 tỷ đôla Mỹ hoàn toàn là các mặt hàng tiêu dùng trực tiếp, đó là lương thực, thực phẩm,
28
quần áo, vải vóc, thuốc men và các mặt hàng tương tự khác [8; 16]. Sau chiến tranh, Hàn Quốc vẫn phải dựa vào Mỹ cả về kinh tế lẫn quân sự. Từ năm 1953 đến 1962, số viện trợ kinh tế tổng cộng gần 2 tỷ đôla và viện trợ quân sự gần 1 tỷ đôla [8; 16]. Vào thập niên này gần 70% tổng số tiền nhập khẩu của Hàn Quốc (1953-1962) được tài trợ bằng khoản viện trợ này và 77% số tư bản cố định mới cũng được hình thành từ đây. Trong những năm đầu 75% số hàng nhập khẩu cũng vẫn là hàng tiêu dùng mà trong nước chưa sản xuất được hay sản xuất còn thiếu.
Nhìn chung, trong suốt gần hai thập niên, chính phủ của Lý Thừa Văn vẫn chưa làm được điều mình mong muốn là phát triển kinh tế để duy trì độc lập. Trái lại, để tồn tại, họ buộc phải dựa vào Mỹ. Những khoản viện trợ khổng lồ của Mỹ lúc này thực sự là “cứu cánh” đối với họ. Những chính sách cứng nhắc, thiếu hiệu quả của chính phủ lúc bấy giờ đã làm cho nền kinh tế vốn nặng tính phụ thuộc của Hàn Quốc sau chiến tranh càng phụ thuộc hơn vào Mỹ.
Tiểu kết chƣơng 1
Với mục tiêu phát triển để tiến tới tự lực trước hết là tự đáp ứng nhu cầu trước mắt và mô hình tác động thử nghiệm của nhà nước vào giai đoạn đầu công nghiệp hóa độc lập, Hàn Quốc đã ghi được những kết quả nhất định như:
Chính quyền ở giai đoạn này đã tạo ra được một môi trường của nền kinh tế hàng hóa với hệ thống pháp luật riêng thay thế hoàn toàn cho hệ thống luật của chính quyền Nhật chiếm đóng áp đặt ở đây. Các quy định về kinh doanh, thuế khóa, tín dụng, xuất nhập khẩu được hình thành tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động định hướng nội dung kinh doanh của mình.
Chính sách phát triển công nghiệp dân tộc ở giai đoạn này cùng nhiều chính sách phát triển đất nước khác đã tạo ra giới doanh nghiệp Hàn Quốc
29
trong nhiều lĩnh vực, mô hình thử nghiệm này đã giúp cho nhiều nhà kinh doanh tiếp tục phát huy được khả năng và điều kiện của mình ở giai đoạn sau.
Chính sách bảo hộ mậu dịch cộng với triệt để khai thác viện trợ để phát triển các ngành thay thế nhập khẩu đã giúp không ít doanh nghiệp nhanh chóng tích lũy được vốn liếng. Ở đây gần như có sự đan quyện giữa tích lũy và tích lũy tư bản.
Mặc dù chưa gắn đào tạo với phát triển kinh tế. Hàn Quốc vào giai đoạn này đã tạo ra một lực lượng lao động được trang bị kiến thức cơ bản để có thể đào tạo một cách nhanh chóng đáp ứng cho các ngành và các khâu trong các dây chuyền sản xuất công nghiệp.
Tuy nhiên, xét về toàn cục có thể nói chiến lược phát triển hướng nội nhằm tự lực của chính quyền Tổng thống Lý Thừa Văn vào giai đoạn này không thành công bởi ngay mục tiêu trước mắt là đáp ứng những mục tiêu tối thiểu và ổn định kinh tế xã hội không được thực hiện. Đất nước rơi vào khủng hoảng và cuộc cách mạng của sinh viên đã lật nhào chính phủ của ông.
Kết thúc giai đoạn phát triển thử nghiệm đầu tiên theo mô hình trên là sự sụp đổ của chính phủ với những vấn đề lớn sau:
Thứ nhất, đất nước rơi vào tình trạng rối loạn chính trị, khủng hoảng niềm tin đối với tầng lớp lãnh đạo, xã hội bất ổn định.
Thứ hai, nền kinh tế chưa đáp ứng được những nhu cầu cơ bản, như đảm bảo việc làm, đảm bảo đời sống cho đại bộ phận nhân dân.
Thứ ba, đất nước chưa tìm ra con đường rút ngắn khoảng cách phát triển giữa nó với các quốc gia công nghiệp phát triển.
Những vấn đề trên chính là nhiệm vụ đặt ra một cách tự nhiên cho chính phủ mới của Hàn Quốc ở những giai đoạn tiếp theo.
30
Chƣơng 2: