XÂY DỰNG MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Một phần của tài liệu Huyền thoại sông Hàn (1962-1980) và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (KL06700) (Trang 93)

Việt Nam đang cất cánh và vẫn chưa mất cơ hội để hóa rồng. Việc lựa chọn những quyết sách, phương thức và bước đi trong phát triển trên cơ sở học tập kinh nghiệm thành công của mô hình Đông Á, rõ ràng là có ý nghĩa quyết định. Tuy nhiên, kinh nghiệm dù hay đến mấy cũng mới chỉ là hành trang để phát triển. Chỉ riêng hành trang chưa đủ giúp người tìm đường tới được cái đích mà anh ta cần đến. Muốn tránh được vết chân khiếm khuyết của mô hình Đông Nam Á hay tiếp thu được cái hay của mô hình Đông Á thì sự lựa chọn cần phải đạt đến trình độ khôn ngoan và cần phải được thực hiện trong thực tiễn bằng những cách thức thông minh – Không phải bài học kinh nghiệm của các nước phát triển khi nào cũng cần áp dụng một cách trung thành, có những trường hợp cần áp dụng trong sự thay đổi, nghĩa là áp dụng một cách sáng tạo và cũng có những trường hợp cần phải biết “vi phạm” kinh nghiệm tốt của người đi trước.

Kinh nghiệm của Hàn Quốc trong quá trình đi tới một xã hội công nghiệp là những bài học có giá trị về nhiều phương diện. Với Việt Nam nói riêng và các nước khác đi sau khác, mô hình Đông Á là không thể áp dụng, hay nói chính xác hơn là không thể áp dụng một cách đầy đủ hoặc áp dụng nguyên xi. Tất cả những chủ trương, quyết sách, bước đi táo bạo của Hàn Quốc thời kỳ GDP đầu người dưới 10.000 USD đều được thực hiện trong khuôn khổ của các chính sách độc đoán, khắc nghiệt. Cùng với tâm thế

89

chống cộng cực đoan trong thời Chiến tranh Lạnh và trong hoàn cảnh các nước Đông Á lúc đó đều là đồng minh của Mỹ, nên môi trường cho các bước đi, quyết sách của Hàn Quốc lúc đó là hoàn toàn đặc thù. Ngoài ra, con đường đi lên của các doanh nghiệp, các nhà tư bản, phương thức thu hút vốn và các nguồn lực cho nền kinh tế, mức độ quyết đoán của các chính phủ…lúc đó cũng rất khác so với bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Do vậy, tất cả những dự định áp dụng mô hình Đông Á, như cách hiểu thông dụng của khái niệm “áp dụng mô hình” đều không hứa hẹn thành công.

Tuy nhiên, ở mô hình Đông Á, Việt Nam cần phải học tập và có thể học được như:

- Không ngừng tạo ra những quyết tâm chính trị mạnh mẽ cả trong dân chúng và trong bộ máy lãnh đạo cầm quyền để quyết tâm bứt phá tiến tới cường thịnh, ít nhất là cho tới khi “hóa rồng”.

- Cũng là quyết tâm chính trị đó nhưng sẵn sàng thay đổi chiến lược, sách lược và công nghệ khi cần thiết. Không bám riết lấy một chiến lược hay một kiểu công nghệ không cho hiệu quả.

- Có tầm nhìn chiến lược toàn diện cho sự phát triển nguồn lực con người, trong đó có chiến lược nhân tài.

- Đầu tư mạnh mẽ cho giáo dục ở tất cả các cấp. Mạnh dạn gửi người đi học và thu hút chuyên gia nước ngoài.

- Có chính sách và buộc các doanh nghiệp theo đuổi kỹ năng, công nghệ và tri thức tiên tiến.

- Nhà nước có phương thức hữu hiệu trong điều tiết thị trường, ngăn chặn những rủi ro có tính hệ thống, sẵn sàng chịu trách nhiệm để rủi do không xảy ra.

- Có cơ chế để Nhà nước không bắt tay với các nhóm lợi ích. Pháp luật có năng lực áp đặt kỷ cương đối với nhóm lợi ích.

- Xây dựng những thành phố năng động về mặt văn hóa, trật tự về mặt xã hội và an toàn về mặt về sinh, môi trường.

90

Mô hình Đông Nam Á, dĩ nhiên là càng phải tránh, nhưng các nước đi sau phải có cơ chế thật hữu hiệu mới có thể tránh được. Tất cả các nước Đông Nam Á đến nay đều chưa vượt qua bẫy thu nhập trung bình của sự phát triển, mặc dù Indonexia, Malaixia, Philippin, Thái Lan là những quốc gia có nội lực không nhỏ và trong giai đoạn thoát nghèo cũng được hưởng hoàn cảnh quốc tế thuận lợi. Những điều cần làm để tránh rơi vào mô hình này là:

- Không để ngọn lửa làm giàu, ý thức tự tôn dân tộc nhạt đi hoặc nguội dần ở tầng lớp doanh nhân, các nhà tư bản, các chính khách. Sau khi quốc tế đạt đến thu nhập trung bình, động lực phát triển ở tầng lớp này rất dễ không còn là ngọn lửa làm giàu, ý thức tự tôn dân tộc nữa.

- Quyết tâm ngăn chặn và có cơ chế ngăn chặn lợi ích nhóm, chủ nghĩa tư bản thân hữu. Pháp luật trong mọi trường hợp đều phải đứng về phía lợi ích số đông, lợi ích quốc gia.

- Có cơ chế ngăn chặn tham nhũng. Pháp lý phải đủ mạnh và đủ công bằng để có thể truy cứu trách nhiệm dài hạn đối với người tham nhũng, kể cả người đứng đầu đất nước. Có cơ chế để toàn dân, nhất là giới báo chí, các tổ chức xã hội, tôn giáo…cùng tham gia phòng chống tham nhũng.

- Không hữu khuynh để mặt trái của thị trường lấn át các giá trị văn hóa, đạo đức…truyền thống. Giữ gìn bộ mặt quốc gia và đô thị văn minh, làh mạnh.

- Tôn trọng khác biệt ý kiến, đấu tranh phê bình để giữ gìn sự đoàn kết, nhất trí ở mức độ nhất định trong đảng cầm quyền, trong chính phủ. Không cần tuyệt đối nhất trí trong nội các.

Tuyệt đối khước từ quan niệm “độc tài sáng suốt”. Ngày nay, khó có một phương thức nào đảm bảo để chính thể độc tài toàn tâm toàn ý cho lợi ích quốc gia , không tham vọng tư bản thân hữu hay tham vọng quyền lực bất chính đáng. Tính chất của thời đại thông tin ngày nay đảm bảo cho sự

91

cầm quyền, quản lý, cơ chế dựa trên trí tuệ tập thể là cơ chế hoàn toàn sáng suốt.

Dân chủ, tự do ngày nay là cách thức hữu hiệu, tiết kiệm và duy nhất để các xã hội đạt tới tiến bộ, ngăn cản được những sai lầm, sự cố hay tai họa xã hội. Ngày nay, nếu không dựa vào cơ chế dân chủ thì không một pháp luật nào, một thứ đạo đức nào hay một loại công cụ nào có thể ngăn chặn hữu hiệu sự thao túng của các nhóm lợi ích, sự câu kết của các thế lực xuyên quốc gia, sự cám dỗ của các loại tha hóa. Tất nhiên, dân chủ, tự do có thể nhất thời làm khó cho việc cầm quyền, quản lý, thậm chí làm hỗn loạn xã hội. Nhưng không thể vì thế mà chọn phương thức phi dân chủ hay độc tài để quản lý xã hội. O ép, trấn áp hay đàn áp, cho dù chính đáng đến mấy cũng chỉ là phương thức nhất thời để đối xử với kẻ thù chứ không phải với những đối tượng không phải là kẻ thù. Chỉ có một cách vừa nhân văn vừa bền vững là phải thích ứng và chung sống với tự do, dân chủ. Tất nhiên điều này không dễ nhưng không thể làm ngơ và buộc phải thực hiện. Về lâu dài, chắc chắn đó không phải là con đường ngốc nghếch, tăm tối, hay ngõ cụt, mà là cách hợp lý để đi tới tiến bộ xã hội.

Sức mạnh của chế độ, sức mạnh của đảng cầm quyền, của Nhà nước là ở chỗ xã hội năng động, người dân phát huy tối đa năng lực cá nhân, tâm thế xã hội đông thuận trong đa dạng và phong phú.

92

Một phần của tài liệu Huyền thoại sông Hàn (1962-1980) và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (KL06700) (Trang 93)