Chính sách giáo dục và phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Huyền thoại sông Hàn (1962-1980) và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (KL06700) (Trang 41)

Chính sách giáo dục trong thời kỳ này là phát triển nhanh chóng nguồn nhân lực một cách thích hợp để phục vụ trực tiếp công nghiệp hóa nhanh. Do vậy, trong những năm 60 của thế kỷ trước, đã có sự gia tăng mạnh mẽ số lượng giáo viên và phương tiện dạy học nhằm đáp ứng sự gia tăng nhanh chóng số lượng học sinh.

Tổng thống Pắc Chung Hy lên nắm quyền vào năm 1961 đã cho thay đổi căn bản triết lý phát triển, chiến lược phát triển cùng các biện pháp thực hiện mục tiêu. Điều chỉnh quan trọng nhất trong giai đoạn này là phát triển nhanh hệ thống giáo dục chuyên nghiệp để tạo ra lực lượng công nhân kỹ thuật, cán bộ quản lý đáp ứng việc mở rộng cơ cấu công nghiệp và phát triển nhanh các ngành phục vụ xuất khẩu. Trong thời kỳ 1952 - 1960 học sinh chuyên nghiệp chỉ tăng 3,6%; trong khi đó học sinh trung học chuyên nghiệp tăng 10,7% [9; 251]. Đây là giai đoạn tăng số lượng, do đó hệ thống trường học mở rộng: Có trường công, trường tư, đa dạng các loại hình đào tạo để phát triển nhân lực phục vụ quá trình công nghiệp hóa. Số lượng học sinh phổ thông trung học tăng gấp ba. Hệ thống giáo dục đại học được mở rộng nhờ các biện pháp sau:

- Lên trung học không qua thi tuyển.

37

- Mở rộng chỉ tiêu cho các trường đại học tổng hợp tại các tỉnh, mở các trường đại học ngắn hạn.

- Mở rộng đại học chuyên nghiệp, trường đại học tổng hợp hàm thụ và các trường trung học hàm thụ.

- Nâng cấp các trường cao đẳng sư phạm thành các trường đại học sư phạm.

- Mở trường đào tạo cán bộ giáo dục nâng cao.

Ngoài việc tăng cường chi phí để mở rộng đào tạo phổ thông và ngành nghề, Chính phủ còn tạo điều kiện cho các tổ chức tư nhân hình thành và phát triển các cơ sở đào tạo. Song để đảm bảo chất lượng, Chính phủ đã thường xuyên tổ chức cá kỳ thi chất lượng.

Chính phủ mở rộng cơ hội giáo dục đến tất cả những bộ phận của cộng đồng xã hội như người già, người tàn tật và phụ nữ. Thực hiện xóa nạn mù chữ và tăng cường tri thức cho người lớn tuổi thông qua các tổ chức giáo dục như: Hội bà mẹ Hàn Quốc, Hội nữ sinh viên Hàn Quốc, Cơ quan về những vấn đề lao động…

Để nhanh chóng tạo ra được các đơn vị công nghiệp mới nhất là công nghiệp nặng và hóa chất. Nhà nước đã tạo thuận lợi cho các công ty quốc doanh cũng như các công ty tư nhân nhập khẩu công nghệ của nước ngoài. Cùng với chính sách này, trong lĩnh vực đào tạo, Nhà nước tạo thuận lợi để các công ty cho các kỹ sư và các công nhân kỹ thuật ra nước ngoài đào tạo nhằm khai thác và nâng cao khả năng sử dụng các công nghệ này.

Năm 1966, Chính phủ cho thành lập Viện Khoa học công nghệ Hàn Quốc (KIST), Bộ Khoa học kỹ thuật, Trung tâm Thông tin liên lạc,Viện Máy móc, Viện Năng lượng và tài nguyên, Tổ hợp Phát triển năng lượng

38

nguyên tử…nhằm đào tạo các kỹ sư, công nhân kỹ thuật và phát triển công nghệ phục vụ quá trình phát triển công nghệ nặng và hóa chất.

Đi đôi với việc thành lập các cơ quan nghiên cứu, Chính phủ kết hợp với tư nhân (chi phí của Chính phủ 30%, tư nhân 70%) mở rộng mạng lưới đào tạo kỹ sư và công nhân kỹ thuật. Nguồn nhân lực của Hàn Quốc có giáo dục cao nhờ vào chính sách đào tạo ở nước ngoài vào cuối những năm 1970, Nhà nước đưa ra các chính sách để thu hút các nhà khoa học, kỹ sư và những người làm quản lý người Hàn Quốc sống ở nước ngoài chủ yếu ở Mỹ, Nhật và Tây Âu trở về nước, kể cả họ chưa có việc làm. Nguồn nhân lực có kỹ năng được đảm bảo bằng một thời gian học việc, đào tạo ngắn hạn ở nước ngoài và học tại chức. Trong khu vực châu Á, Hàn Quốc và Nhật Bản là hai nước có tỷ lệ nhập học các trường đại học đạt mức cao nhất.

Ở Hàn Quốc, có những nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến nội dung và chất lượng của nền giáo dục đó là: 1. Tư tưởng truyền thống Khổng giáo; 2. Những sức ép chính trị và sự sống còn và phát triển của đất nước do thiếu tài nguyên thiên nhiên và sự phân chia hai miền Nam - Bắc; 3. Thực hiện dân chủ hóa; 4. Sự khao khát hiện đại hóa đất nước và tiếp thu khoa học công nghệ tiên tiến.

Những yếu tố trên góp phần tạo nên một đội ngũ lao động tinh hoa của đất nước. Người Hàn Quốc tự trang bị cho mình những năng lực, tri thức và tinh thần kỷ luật cần thiết phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế. Chính phủ luôn thừa nhận tầm quan trọng của giáo dục, coi giáo dục là nhân tố thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước. Có thể nói, Hàn Quốc đã đạt được một nền giáo dục toàn diện. Sự bùng nổ giáo dục diễn ra ở các cấp, bất chấp sự hỗn độn của cuộc nội chiến đầu những năm 1950.

Để phát triển kinh tế, các tiêu chuẩn xã hội phải hoạt động có hiệu quả, các chức năng của nó phải mạnh và rộng khắp. Một nét đặc sắc của các

39

tiêu chuẩn xã hội ở Hàn Quốc trước sự nghiệp công nghiệp hóa nhanh là việc giáo dục rộng rãi tạo ra một nguồn nhân lực có trình độ tương đối cao, có khả năng cộng tác với nhau trong công việc. Tính theo chỉ số phát triển nguồn nhân lực (HDI) năm 1961, nguồn nhân lực của Hàn Quốc được xếp thứ hạng cao hơn các nước đang phát triển khác trong khi mức thu nhập đầu người chỉ bằng mức của các nước kém phát triển (năm 1961 HDI của Hàn Quốc 0,398, trong khi Nhật Bản đạt 0,686, Malaixia đạt 0,330) [3; 165]. Như vậy, Hàn Quốc đã hoàn thành một trong những điều kiện tiên quyết của phát triển kinh tế thậm chí trước khi công nghiệp hóa được thực hiện.

Hệ thống các trường dạy nghề cũng đào tạo ra một số lượng lớn các công ty kỹ thuật, phục vụ cho công nghiệp hóa. Hàng năm, các trung tâm dạy nghề đào tạo khoảng 12.000 người. Trong giai đoạn 1970 – 1980, số nhân lực cần cho công nghiệp hóa chất và công nghiệp nặng tăng lên 750.000 người, do vậy số học sinh sinh viên trong các trường kỹ thuật tăng từ 26.000 người năm 1973 lên 58.000 người năm 1980 [13; 167]. Đặc biệt, hệ thống giáo dục ở Hàn Quốc chú trọng chủ yếu đến nhân tố tinh thần và kỷ luật. Yếu tố trên đã tạo cơ sở đạo đức mới cần thiết cho công nghiệp hóa. Người Hàn Quốc có thể làm việc 60 giờ một tuần khi đất nước đã phát triển ở trình độ cao, cao hơn 10 giờ so với các nước công nghiệp khác. Đức tính tiết kiệm và tinh thần cộng đồng thể hiện ở chỗ: đồng lương của người Hàn Quốc thấp hơn nhiều so với các nước khác cùng thời kỳ công nghiệp hóa, nhưng con người Hàn Quốc nổi tiếng là có tinh thần kỷ luật cao trong làm việc và biết hy sinh khi phấn đấu đạt được những mục tiêu chung của đất nước.

Trong giai đoạn 1960 - 1974, tỷ lệ lao động giản đơn và tỷ lệ lao động có đào tạo đóng góp tới 31,3% GNP, trong đó lao động giản đơn đóng góp 23,5% và tỷ lệ lao động có đào tạo đóng góp 7,8%. Trong những năm sau này, giáo dục và khoa học công nghệ càng góp quan trọng cho tăng trưởng

40

kinh tế. Chính nhờ sự đầu tư chú trọng đến giáo dục của chính phủ, con người Hàn Quốc ngày nay đã trở thành nhân tố quan trọng góp phần vào sự phát triển và tăng trưởng nhanh và kéo dài ở Hàn Quốc [13; 168].

Một phần của tài liệu Huyền thoại sông Hàn (1962-1980) và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (KL06700) (Trang 41)