Tăng cƣờng kiểm soát việc sử dụng các nguồn vốn vay ƣu đã

Một phần của tài liệu Huyền thoại sông Hàn (1962-1980) và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (KL06700) (Trang 98)

Việc cho vay vốn với lãi suất ưu đãi là cần thiết để các tổng công ty có khả năng đầu tư vào những ngành công nghiệp trọng điểm và đổi mới công nghệ để nâng cao khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên, chính phủ cần kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng nguồn vốn này. Để chính sách tín dụng ưu đãi phát huy được hiệu quả, chính phủ càng ràng buộc các công ty bằng cách gắn những hỗ trợ tín dụng dành cho các công ty này với những kết quả hoạt động kinh doanh của chính trên thị trường nước ngoài. Sự kiểm soát kết quả hoạt động kinh doanh của các đối tượng được hưởng ưu đãi về tín dụng là cơ sở để quyết định có tái cấp vốn cho các đối tượng đó hay không – có nghĩa các khoản nợ hiện tại nên được chấm dứt hoặc các khoản nợ mới nên được mở rộng tiếp hay không và nếu có thì với những điều kiện gì. Nếu các công ty thực hiện các hoạt động xuất khẩu không có kết quả hoặc trong trường

94

hợp công ty sử dụng vốn vay ưu đãi không đúng mục đích thì cần cắt các khoản tín dụng ưu đãi. Nếu công ty hoạt động tốt thì nó có thể nhận được các hỗ trợ tiếp tục như cũ hoặc mở rộng hơn. Trong trường hợp nếu công ty sử dụng các khoản hỗ trợ không có kết quả thì nó sẽ phải bị trừng phạt bằng việc giảm hoặc thậm chí chấm dứt các khoản hỗ trợ. Các quyết định tái cấp vốn có tác dụng khuyến khích các công ty quan tâm đến hiệu quả sử dụng vốn. Các công ty muốn nhận được các khoản tín dụng ưu đãi thì đều phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình với các công ty khác hoạt động trong cùng một ngành. Cách làm này sẽ góp phần làm giảm thiểu những rủi ro liên quan đến định hướng can thiệp của chính phủ, làm sống động thêm các hoạt động công nghiệp và có khả năng mang lại những kết quả to lớn cho sự tăng trưởng của nền kinh tế.

Tiểu kết chƣơng 3

Thành công của các nước NIC đã cổ vũ nhiều nước nghèo tự so sánh, điều chỉnh từ quan niệm, chiến lược tới các biện pháp triển khai trong quá trình phát triển của mình. Tuy nhiên, niềm hứng khởi này gần đây đang bị suy giảm bởi một số nhà nghiên cứu về NIC nói chung và Hàn Quốc nói riêng cho rằng: Hiện tượng công nghiệp hóa ở nước này là đặc biệt, các nước thứ ba khó, thậm chí không thể lập lại, do bối cảnh quốc tế hiện nay không còn như sau chiến tranh thế giới thứ hai nữa. Lập luận này cũng khá thuyết phục bởi lẽ các yếu tố chính trị kinh tế, tăng trưởng kinh tế ở các nước phát triển, tự do mậu dịch đã thay đổi.

Từ quá trình công nghiệp hóa thành công ở Hàn Quốc, chúng ta không thể phủ nhận rằng sự thành công ở đây nhờ được hưởng một môi trường thuận lợi, điều quan trọng hơn là nhờ cố gắng không ngừng từ phía chủ quan của người Hàn Quốc, từ chính phủ tới kinh doanh và các tầng lớp lao động. Trên bất cứ chặng đường phát triển nào của Hàn Quốc, bên những thuận lợi cũng gặp vô số khó khăn, những vấn đề phức tạp, Người Hàn Quốc nói chung với chí vươn lên đã tìm ra những giải pháp kịp thời vượt mọi khó

95

khăn triệt để khai thác ngững thuận lợi mà đi lên. Như vậy, trong bối cảnh quốc tế mới vẫn có những thuận lợi và cả những khó khăn, hiện tượng phát triển tương tự rất có thể còn xuất hiện ở thế giới thứ ba, tại những quốc gia mà toàn dân tộc nỗ lực vươn lên để tồn tại vì sự lạc hậu chính là nguyên nhân hàng đầu đe dọa sự sống còn. Chắc chắn đây phải là niềm tin của mọi người dân Việt Nam chúng ta.

Những kinh nghiệm nỗ lực từ phía chủ quan của Hàn Quốc vẫn còn nhiều giá trị đối với những quốc gia đi sau trong quá trình công nghiệp hóa như Việt Nam. Rõ ràng là không thể áp dụng nguyên xi các nội dung và bước đi cũng như các biện pháp thực hiện ở Hàn Quốc, song những bài học nhu phải đổi mới kịp thời quan điểm, chiến lược phát triển kinh tế cho phù hợp với diễn biến tình hình ở trong cũng như ở nước ngoài và giải quyết kịp thời những vấn đề nảy sinh trên con đường phát triển, bài học đẩy nhanh nhịp độ công nghiệp hóa và nâng cấp không ngừng tới mức cao nhất có thể để nền kinh tế không bị tụt hậu xa so với các quốc gia có trình độ phát triển như đã trình bày ở trên sẽ giữ nguyên giá trị với các quốc gia đi sau trong sự nghiệp công nghiệp hóa dù ở một môi trường quốc tế như thế nào.

Bên cạnh những thành công, Hàn Quốc cũng gặp phải nhiều thất bại như: nôn nóng phát triển quá mức công nghiệp nặng và hóa chất vào thập kỷ 70, chưa chú ý đúng mức tới môi trường, quá trình dân chủ hóa muộn…Tuy nhiên hạn chế này cần phải tránh song chúng không làm lu mờ và giảm giá trị những kinh nghiệm quý mà họ đã tích lũy được.

96

KẾT LUẬN

Sự phát triển nhanh chóng và đúng hướng của Hàn Quốc có thể là kết quả của sự kết hợp một cách hữu cơ giữa các nhân tố kinh tế và xã hội như: tỉ lệ cao về biết chữ và sự cần cù của dân chúng, chính sách hợp lý và hữu hiệu khi chọn cải cách kinh tế đầu những năm 60 của thế kỉ XX nhằm vào phát triển các ngành công nghiệp cần nhiều lao động và theo hướng xuất khẩu, tính linh hoạt rất cao trong quản lý luôn luôn sẵn sàng phản ứng đối với những tín hiệu phát sinh từ nền kinh tế, sự hợp tác chặt chẽ giữa khu vực nhà nước và khu vực tư nhân,…Mặc dù những quyết định về chiến lược phát triển của chính phủ và những điều kiện thuận lợi trong thương mại quốc tế là những nhân tố quan trọng dùng để lý giải sự phát triển “kỳ diệu” của Hàn Quốc, song nhân tố con người vẫn là cái quyết định trong quá trình công nghiệp hóa của Hàn Quốc. Chính ý chí cháy bỏng vươn tới thịnh vượng của người dân và lãnh đạo đất nước, tinh thần tự nguyện làm thêm giờ, với đồng lương thấp, cùng với tinh thần hy sinh vì xí nghiệp đã bù đắp cho sự thiếu vốn và nguồn lực tự nhiên,…đã làm nên Hàn Quốc hôm nay.

Hàn Quốc là tấm gương chưa từng có tiền lệ trong lịch sử để các nước đi sau nghiên cứu, tham khảo. Quá trình công nghiệp hóa của Hàn Quốc được tiến hành từ năm 1961 đến năm 1991. Trong ba thập niên đó, Hàn Quốc từ một nước nghèo nàn, lại bị tàn phá trong cuộc chiến tranh Triều Tiên, trở thành một trong những nước công nghiệp mới hùng mạnh nhất về mặt kinh tế của thế giới thứ ba. Tính từ năm 1963 đến năm 1978, GDP thực tế của Hàn Quốc tăng với tốc độ hàng năm gần 10% và với tốc độ tăng trưởng thực tế trung bình hơn 11% trong suốt những năm 1973-1978. Tính đến nay chất lượng tăng trưởng của Hàn Quốc vẫn thuộc loại cao nhất so với các nước cùng có tốc độ tăng trưởng cao trên dưới 10%. Năm 1963, GDP theo đầu người ở Hàn Quốc mới đạt 100 USD. Đến đầu những năm 80 đã vượt quá 2.000 USD [16 ; 137-138]. Theo đánh giá của một số học giả, Hàn Quốc là tấm gương nổi bật về phát triển kinh tế dài hạn thành công.

97

Sau hai thập niên xuất hiện các nước NICs châu Á mà không thấy xuất hiện con rồng nào tiếp theo, nhiều ý kiến cho rằng, cả 4 con rồng châu Á dĩ nhiên, đều có sự bứt phá ngoạn mục. nhưng Singapore và Hồng Kông cũng chỉ là những quốc đảo, sự phát triển đó thực ra mới chỉ là sự phát triển của những thành phố lớn. Đài Loan thì ít nhiều cũng lợi thế hơn Hàn Quốc ở truyền thống văn hóa lâu đời, đội ngũ tư bản mang theo từ Hoa lục và nền kinh tế - xã hội tương đối bài bản do thừa kế từ thời Nhật Bản chiếm đóng. Vì thế, sẽ chẳng có một sự bứt phá nào tiếp theo ngoạn mục như Hàn Quốc được nữa.

Kỳ tích trong phát triển kinh tế của con rồng Hàn Quốc đã làm cho cả thế giới kinh ngạc, thế nhưng cũng không tránh khỏi sự trả giá vì sự tăng trưởng quá nhanh, phát triển quá nóng vội làm cho nền kinh tế lâm vào tình trạng lạm phát, mất ổn định chính trị - xã hội. Từ sự phát triển thần kỳ của Hàn Quốc, là bài học kinh nghiệm có thể tham khảo, vận dụng vào thực tiễn phát triển công nghiệp hóa ở nước ta hiện nay.

98

Một phần của tài liệu Huyền thoại sông Hàn (1962-1980) và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (KL06700) (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)