nghiệp nhà nƣớc và xu hƣớng hội nhập
Từ sự phát triển thần kỳ của Hàn Quốc cho thấy để thực hiện công cuộc cải tổ theo đúng hướng, vấn đề tạo dựng môi trường pháp luật là rất quan trọng. Xu hướng hội nhập đòi hỏi chúng ta phải có nỗ lực đặc biệt trong vấn đề này. Những năm qua, Việt Nam đã thông qua rất nhiều đạo luật cấn thiết cho việc chuyển dịch cơ chế quản lý từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường. Tuy nhiên, yêu cầu hội nhập đòi hỏi công tác này cần được đẩy mạnh hơn nữa. Chính phủ cần tiếp tục thúc đẩy quá trình xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp luật. Cần ban hành và sửa đổi các văn bản luật pháp liên quan đến những vấn đề phát sinh cần giải quyết trong quá trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước. Ví dụ như khung pháp luật về vấn đề quản lý ở các công ty cổ phần, hướng dẫn thi hành các thủ tục phá sản, sáp nhập, giải thể… Khi sự ra đời của các tập đoàn kinh tế nhà nước đã trở thành hiện thực với quyết định thành lập Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (2005), trong thời gian tới chính phủ cần tập trung vào việc xây dựng các đạo luật cần thiết tạo khung pháp lý cho hoạt động của các tập đoàn như Luật về Tập đoàn kinh tế, Luật về Công ty tài chính, Luật Thị trường chứng khoán, Luật Liên kết kinh doanh, Luật chống độc quyền…
Chính sách “mở cửa” và hội nhập với nền kinh tế thế giới và khu vực, để Việt Nam có thể tận dụng được công nghệ nới, nguồn vốn, các thị trường và kinh nghiệm phát triển của nước ngoài trong đó có Hàn Quốc. Việt Nam có lợi thế của người đi sau, nếu biết tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm, tận dụng các mặt tích cực của xu hướng khu vực hóa, toàn cầu hóa, triệt tiêu các mặt tích cực thì sẽ có thể đón đầu và rút ngắn khoảng cách với các quốc gia phát triển.
93