2.3.1. Nông nghiệp
Nông nghiệp đã từng là ngành quan trọng nhất của Hàn Quốc, chiếm 58% tổng số công ăn việc làm và 38% GDP năm 1965. Tuy nhiên, sau hơn ba thập niên công nghiệp hóa nhanh chóng ở Hàn Quốc, tỷ trọng của khu vực nông nghiệp trong nền kinh tế đã giảm đáng kể.
Quá trình phát triển nông nghiệp ở Hàn Quốc từ năm 1960 đã diễn ra những thay đổi quan trọng. Tỷ lệ tăng sản lượng nông nghiệp được duy trì ở mức 4%/năm trong những năm 1960 – 1970 đã giảm xuống còn 0,78% trong những năm 1980 [13; 110]. Hàn Quốc đã đạt được mức tự cung cấp gạo vào cuối những năm 1970, do đó lượng gạo tiêu thụ theo đầu người đã giảm xuống. Cùng với sự tăng lên nhanh chóng của thu nhập đầu người, cơ cấu tiêu thụ lương thực thực phẩm của người Hàn Quốc cũng thay đổi. Tiêu thụ gạo và các loại ngũ cốc khác đã giảm, thay vào đó các loại thực phẩm khác lại tăng lên (bảng 1). Tuy nhiên, cơ cấu sản xuất nông nghiệp không được điều chỉnh theo nhu cầu tiêu dùng của người dân. Chính phủ đã tỏ ra không thành công trong việc đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp do giới hạn về đất đai và mức độ đô thị hóa.
Bảng 1: Xu hƣớng tiêu dùng thực phẩm theo đầu ngƣời, 1970 - 1980
Đơn vị: kg
1970 1975 1980
Lương thực 216,1 192,9 185,0
Gạo 133,8 119,8 132,0
50 Thịt bò 1,6 2,1 2,6 Thịt bò 1,6 2,1 2,6 Thịt lợn 3,6 2,8 6,3 Khoai tây 38,4 35,0 22,5 Hoa quả 12,0 13,9 16,2 Rau 65,6 62,5 120,6 Các sản phẩm sữa 3,0 4,4 10,8 Dầu và mỡ 1,5 2,7 5,0 [13; 112] Ở Hàn Quốc, lúa vẫn là cây trồng quan trọng nhất. Khoảng 85% số hộ nông dân tham gia sản xuất lúa gạo và 64% đất canh tác được dành cho việc trồng lúa, 44% thu nhập của nông dân Hàn Quốc là từ lúa gạo.
Trong những năm 1960, Hàn Quốc bị thiếu lương thực triền miên. Từ đầu những năm 1960 khi những nỗ lực đầu tiên để phát triển nông nghiệp, đầu tư vào ngành phân bón và thuốc trừ sâu đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện năng suất nông nghiệp. Trong năm 1969, sản lượng gạo đã tăng 30%, từ 3 triệu tấn năm 1965 lên 3,9 triệu tấn vào cuối những năm 1970 [13; 115]; việc cơ giới hóa nông nghiệp được thực hiện thông qua máy kéo và máy gặt đập liên hợp cỡ nhỏ. Vào đầu những năm 1970, các dự án thủy lợi đã được thực hiện, đầu tư mạnh mẽ cho hệ thống tưới tiêu, sắp xếp lại ruộng đất…
Tổng sản lượng ngũ cốc tăng liên tục trong thời kỳ này, và Hàn Quốc đã tự túc được về lúa gạo và lúa mạch vào cuối những năm 1970. Năng suất lúa tăng trung bình từ 3,4 tấn/ha (1971) lên 4,9 tấn/ha (1977) [13; 116].
51
Nhiều giống lúa mới cho năng suất cao đã được áp dụng. Trong thời kỳ này, sản lượng nông nghiệp tăng 6%/năm.
Việc trồng rau, cây ăn quả và cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, chăn nuôi gia súc cũng phát triển mạnh để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng do mức thu nhập đang tăng lên. Việc trồng cây trong nhà kính đã trở thành nhân tố chủ đạo trong việc tăng vụ rau xanh vào năm 1980 đã giúp các hộ gia đình nông dân trung bình đuổi kịp hộ gia đình công dân trung bình ở thành thị.
Lao động nông nghiệp ở Hàn Quốc giảm mạnh do quá trình công nghiệp hóa nhanh. Tỷ lệ dân sống ở nông thôn đã giảm từ 57% năm 1962 xuống 14% năm 1992 [14; 139]. Vào đầu những năm 70, Hàn Quốc bắt đầu phong trào trồng cây gây rừng phủ xanh đồi trọc - chiếm khoảng 66% tổng diện tích đất đai.