Xử lý tốt mối quan hệ giữa cạnh tranh và độc quyền

Một phần của tài liệu Huyền thoại sông Hàn (1962-1980) và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (KL06700) (Trang 91 - 92)

Các chính sách của chính phủ đối với các công ty tạo ra cho chúng vị thế độc quyền. Điều này dẫn đến những bất lợi cho nền kinh tế nói chung và cho bản thân các tổng công ty nói riêng. Tình trạng độc quyền không tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng trong ngành giữa các doanh nghiệp tham gia ngành và làm cho các công ty chưa thực sự chú trọng đến việc nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Kinh nghiệm của Hàn Quốc cho thấy việc tạo dựng độc quyền cho các tập đoàn kinh doanh ở giai đoạn đầu của sự phát triển của chúng là một biện pháp hữu hiệu giúp cho các tập đoàn có thể tham gia vào các ngành công nghiệp trọng điểm có mức độ rủi ro của vốn đầu tư lớn. Tuy nhiên, nếu tiếp tục duy trì tình trạng độc quyền của các tập đoàn sẽ dẫn đến những tác động xấu đến nền kinh tế nói chung và khả năng cạnh tranh của các tập đoàn nói riêng trên thị trường trong nước cũng như trên thi trường quốc tế. Do các Chaebol Hàn Quốc có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế và tình trạng độc quyền của chúng nên những phản ứng chống đối của họ đối với chương trình và các chính sách cải tổ đã tạo ra những hậu quả xấu về kinh tế và xã hội. Chính phủ Hàn Quốc, vì muốn tránh những hậu quả này, đã lại tiếp tục hỗ trợ tài chính cho các tập đoàn khiến cho chương trình cải tổ không đạt được những mục tiêu đã đặt ra. Định hướng thị trường đòi hỏi phải tạo ra được một môi trường cạnh tranh tốt cho các tổ chức kinh doanh tham gia thị trường. Hiện nay, nền kinh tế của chúng ta còn quá nhiều độc quyền. Trạng thái này, một mặt sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Nếu không có khả năng cạnh tranh ngay trên thị trường trong nước thì các tổng công ty này cũng khó có thể cạnh tranh được trên thị trường nước ngoài. Tình trạng độc quyền cũng làm cho tệ nạn tham nhũng trở nên phổ biến. Những năm gần đây, nhiều vụ tham nhũng ở các công ty

87

đã bị phát hiện và xử lý. Nếu chúng ta không sớm khắc phục, tình trạng này vẫn tiếp tục trong tương lai thì chúng ta sẽ không có khả năng cạnh tranh về thu hút đàu tư nước ngoài và cả về chi phí. Chính phủ là bà đỡ chứ không phải là mẹ nuôi, nên cần cương quyết chấm dứt các hỗ trợ bất hợp lý đối với các doanh nghiệp nhà nước như khoanh nợ, giãn nợ, xóa nợ, bù lỗ.

Một phần của tài liệu Huyền thoại sông Hàn (1962-1980) và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (KL06700) (Trang 91 - 92)