NGUYÊN NHÂN CỦA SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÀN QUỐC 1.Triết lý phát triển

Một phần của tài liệu Huyền thoại sông Hàn (1962-1980) và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (KL06700) (Trang 27 - 29)

1.4.1. Triết lý phát triển

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, mặc dù Hàn Quốc nằm dưới sự chỉ huy trực tiếp của chính quyền chiếm đóng, nhận nhiều sự trợ giúp của Mỹ và các quốc gia khác, song người Hàn Quốc vẫn tìm một triết lý riêng, một cách đi riêng cho sự tồn tại và phát triển của mình. Triết lý mà chính quyền Tổng thống Lý Thừa Văn theo đuổi là phát triển kinh tế xã hội để duy trì “độc lập dân tộc”.

Hàn Quốc là một quốc gia thống nhất trong nhiều thế kỷ, bắt đầu từ thế kỷ VII, Hàn Quốc chỉ có hai lần rơi vào ách đô hộ của nước ngoài trong một thời gian ngắn. Lần thứ nhất rơi vào ách cai trị của đế quốc Mông Cổ vào thời điểm họ cực thịnh và lần thứ hai vào thế kỷ XX của chính quyền quân sự Nhật. Người Hàn Quốc thuần nhất một dân tộc, cùng một ngôn ngữ và cùng một nền văn hóa. Sự chia cắt chỉ là tạm thời đối với mọi tầng lớp xã hội và của cả hai miền Nam, Bắc Hàn Quốc. Như vậy, có thể nói truyền

23

thống lịch sử của Hàn Quốc đã ẩn tàng trong tư duy, tâm lý, lối sống của dân tộc này và đã ảnh hưởng tới việc định hướng lối phát triển của mọi giai đoạn.

Đại bộ phận các tầng lớp dân cư Hàn Quốc đều muốn làm tất cả cho sự phát triển của dân tộc vì họ hiểu rõ sự bất công, mất mát, nỗi nhục của sự kỳ thị mà kẻ thống trị đem lại cho họ như ở nhiều thuộc địa khác.

Nhật Bản cũng như các nước tư bản phát triển trước do mục đích xâm chiếm thuộc địa để chiếm nguồn tài nguyên, nguồn nhân lực rẻ tiền, chiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, cho nên với quyền cai trị hành chính của mình, họ đã biến nền kinh tế của Hàn Quốc thành bộ phận phụ thuộc, sản xuất ở tầng thấp. Nền kinh tế này không có quyền được hưởng lợi thế trong phân công lao động quốc tế, chịu thiệt thòi trong trao đổi quốc tế. Tư bản dân tộc bị chèn ép, người lao động chịu mức lương thấp, bị phân biệt đối xử so với công nhân là lao động kỹ thuật của người Nhật. Vào năm 1944, trong các ngành công nghiệp chế tạo và xây dựng, số lao động kỹ thuật là người Hàn Quốc chỉ có 19% còn người Nhật chiếm tới 81%, trong các ngành kỹ thuật cao như luyện kim và hóa chất, công nhân kỹ thuật người Nhật chiếm 89% [8; 9]. Trong hoàn cảnh như vậy, một nền kinh tế phụ thuộc, một dân tộc bị phụ thuộc không thể có điều kiện phát triển bình thường và bình đẳng. Nguy cơ cho sự tồn tại của một dân tộc và một quốc gia cũng tăng dần. Điều này làm cho mọi tầng lớp dân cư vừa muốn cách ly khỏi Nhật Bản vừa mong muốn xây dựng một đất nước độc lập, một nền kinh tế độc lập phát triển đầy đủ các ngành công nghiệp tiêu dùng và công nghiệp nặng để đủ điều kiện tự tái sản xuất mở rộng như các quốc gia phát triển đã đi trong quá khứ.

Quan niệm phát triển công nghiệp muộn phải bằng cách thay thế dần nhập khẩu của các nhà kinh tế học tư sản đang thịnh hành vào thời kỳ này. Các học giả tư sản hiểu rằng Hàn Quốc cũng như hầu hết các nước mới thoát

24

khỏi chế độ thuộc địa đều mong muốn đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa để sớm đưa đất nước ra khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu. Để đạt tới mục tiêu này trong điều kiện tiềm lực và khả năng cạnh tranh yếu các nhà tư sản cho rằng công nghiệp của các nước trẻ tuổi trước hết phải đi vào thị trường nội địa, chiếm dần thị trường của các mặt hàng nhập khẩu, từ hàng tiêu dùng đến máy móc thiết bị và đi vào thị trường quốc tế.

Một mặt do tự mình chưa tạo ra được lý thuyết phát triển, mặt khác quan điểm phát triển trên cho thấy rằng nó phù hợp với những mong muốn mà họ đặt ra, chính phủ Hàn Quốc đã du nhập vừa để củng cố thêm cho tư tưởng hướng nội vừa làm kim chỉ nam cho những bước phát triển công nghiệp cụ thể của mình. Tư tưởng này đã chi phối mô hình cải tạo xã hội của chính phủ do Tổng thống Lý Thừa Văn đứng đầu vào những năm 50 tại Hàn Quốc.

Để thực hiện đường lối phát triển nêu trên, sau chiến tranh Nam Bắc Triều, chính phủ Hàn Quốc thấy trước hết phải đảm bảo các nhu cầu tối thiểu nhằm ổn định đời sống kinh tế xã hội.

Hậu quả của chiến tranh với hàng loạt các vấn đề phức tạp khiến Hàn Quốc phải dồn sức vào giải quyết chúng. Bởi vậy tư tưởng ổn định hiển nhiên trở thành tư tưởng chủ đạo chi phối mô hình hành động của Hàn Quốc vào thời kỳ này.

Một phần của tài liệu Huyền thoại sông Hàn (1962-1980) và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (KL06700) (Trang 27 - 29)