Về tài chính

Một phần của tài liệu Huyền thoại sông Hàn (1962-1980) và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (KL06700) (Trang 47)

Chính phủ Hàn Quốc đã thực hiện những cải cách quan trọng trong lĩnh vực tài chính vào những năm 1960. Những cải cách này đã có những đóng góp quan trọng trong việc xây dựng và phát triển hệ thống tài chính của Hàn Quốc theo hướng khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu và đẩy mạnh chế độ tài chính phục vụ xuất khẩu. Tuy nhiên, cũng chính vì thế mà có thể nói rằng trong lĩnh vực tài chính, việc tự do hóa tiến triển hết sức chậm chạp. Mức lãi suất danh nghĩa chính thức, mặc dù đã được tăng lên hai lần vào năm 1966, vẫn thấp hơn nhiều so với lãi suất thị trường tự do chỉ có hai lần vượt con số ½ trong suốt khoảng thời gian từ 1965 đến 1978. Đặc biệt là tỉ lệ lãi suất chính thức cũng thấp hơn nhiều so với tiền lãi của vốn kinh doanh trong các ngành công nghiệp chế tạo. Cùng với việc duy trì mức lãi suất dưới mức cân bằng này, tức là mức lãi suất thấp hơn so với lãi suất trên thị trường tự do. Chính phủ Hàn Quốc còn thực hiện một chế độ độc tài chính ưu tiên đặc biệt cho xuất khẩu. Theo chế độ này, các nhà xuất khẩu được ưu tiên vay vốn với mức lãi suất ưu đãi thường thấp hơn rất nhiều so với lãi suất thông thường. Trong những năm đầu của thời kỳ công nghiệp hóa, các nhà lập chính sách Hàn Quốc ít chú ý tới việc để cho lãi suất thực hiện chức năng phân bổ các nguồn vốn trong kinh doanh, mà Chính phủ đã có những can thiệp rất trực tiếp và có trọng điểm vào việc phân bổ các nguồn vốn này. Chính sách này mặc dù không tránh khỏi những hạn chế

43

nhất định, song đã có tác dụng rất quan trọng đối với việc định hướng phát triển của nền kinh tế trong điều kiện còn thiếu vốn và ngoại tệ.

Để thực hiện một hệ thống tài chính có điều chỉnh, Chính phủ Hàn Quốc đã sớm triển khai các bước để đặt hệ thống này dưới sự kiểm soát chặt chẽ của mình. Một trong những việc làm đầu tiên là quốc hữu hóa toàn bộ các ngân hàng thương mại vào năm 1961. Tiếp theo, vào năm 1964 việc áp dụng hệ thống đảm bảo chính thức của Chính phủ đối với các khoản vay nước ngoài cũng đã được áp dụng, với mục đích định hướng và kiểm soát việc sử dụng các khoản vay này theo sự chỉ đạo của Chính phủ tới từng chi tiết nhỏ nhất. Việc phân bổ ngoại hối không những đã được cụ thể hóa theo từng khu vực và các ngành công nghiệp, mà còn theo từng công ty và từng dự án. Có thể nói rằng việc kiểm soát chặt chẽ hệ thống tài chính theo cách này đã tạo điều kiện cho Chính phủ nắm được một công cụ thiết yếu trong việc điều hành hoạt động của các công ty, xí nghiệp, và rộng hơn là của toàn bộ khu vực tư nhân, hướng họ vào những mục tiêu kinh tế chiến lược do Chính phủ đề ra.

Tài chính là khâu quan trọng trong việc huy động vốn cho quá trình công nghiệp hóa. Chính vì vậy cho đến nay, ngành tài chính của Hàn Quốc vẫn được đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Chính phủ. Hệ thống tài chính bao gồm 3 bộ phận quan trọng là Ngân hàng Trung ương; các ngân hàng thương mại và chuyên doanh; và các tổ chức tài chính phi ngân hàng như đầu tư, tiết kiệm, bảo hiểm,…Tất cả đều chịu sự quản lý của Chính phủ. Chính sách thắt chặt tín dụng và lãi suất thấp của Chính phủ trong một thời gian dài đã phát huy được tác dụng phát triển, kích thích và nâng cao tính hiệu quả của các ngành công nghiệp trọng điểm trên thị trường trong nước và thế giới. Tuy nhiên, kể từ khi bước vào thập niên 90 của thế kỉ XX, chính sách này đã không còn phù hợp nữa và hậu quả là đã gây ra những trở ngại không nhỏ cho sự phát triển kinh tế, đẩy nền kinh tế lâm vào một cuộc

44

khủng hoảng tài chính và tiền tệ nghiêm trọng. Năm 1993, Chính phủ Hàn Quốc đã bắt đầu thực hiện một chương trình cải cách tài chính một cách triệt để hơn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng và đẩy mạnh việc tự do hóa tài chính theo hướng hội nhập khu vực và quốc tế. Việc tự do hóa lãi suất và tăng cường cơ chế thị trường trong lĩnh vực tài chính đã được thực hiện một cách triệt để hơn trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, do những hạn chế và tính thiếu hiệu quả của nền kinh tế, quá trình này thực sự chưa đem lại hiệu quả một cách khả quan.

2.2.2.3. Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp (FDI) của nước ngoài.

Chính phủ Hàn Quốc đã thực hiện những cải cách quan trọng về luật pháp có liên quan đến việc tiếp nhận FDI của nước ngoài ngay từ những năm 1960 – 1961. Tuy nhiên, trong những năm 1960 - 1970, việc kiểm soát đối với các nguồn vốn đầu tư của nước ngoài vẫn được thực hiện chặt chẽ hơn so với nhiều nước đang phát triển khác. Luật khuyến khích vốn đầu tư nước ngoài ban hành năm 1960, tập trung chủ yếu vào vấn đề kiểm soát và hạn chế hơn là vào việc khuyến khích FDI. Không những FDI chịu sự điều chỉnh theo một danh mục tích cực, mà cả một số loại hình đầu tư của các ngành công nghiệp trong nước cũng như đưa vào danh mục này và chịu sự khống chế của Chính phủ. Sự cạnh tranh của các công ty nước ngoài với các công ty trong nước bị khống chế một cách nghiêm ngặt. Các ngân hàng nước ngoài không được phép cạnh tranh để giành tiền gửi tại địa phương, tài trợ cho xuất khẩu hay làm chủ sở hữu các loại bất động sản thực tế,… Do sự khống chế của Chính phủ, tỉ trọng của những chi nhánh do nước ngoài nắm toàn bộ quyền sở hữu chỉ ở mức rất thấp so với toàn bộ nền kinh tế và còn thấp hơn so nhiều nước kém phát triển. Chính phủ Hàn Quốc cũng thường xuyên thực hiện quyền lực của mình để xem xét tất cả các hợp đồng liên doanh nhằm giành những điều kiện tốt hơn cho các công ty trong nước. có thể nói rằng bằng sự can thiệp có chủ đích của mình, Chính phủ Hàn Quốc

45

đã thành công trong việc làm cho FDI của nước ngoài phù hợp với mục tiêu ưu tiên cho sự phát triển của một số ngành trọng điểm trong thời kỳ đầu của quá trình công nghiệp hóa. Trong khi đó, FDI ra nước ngoài đã bị hạn chế nghiêm ngặt.

Cho đến những năm 1980, do sự thâm hụt trong cán cân thương mại, Chính phủ một mặt đã thắt chặt hơn nữa các dòng vốn đầu tư ra nước ngoài mặt khác nới lỏng sự kiểm soát đối với các dòng vốn đầu tư vào Hàn Quốc. Chính vì thế kể từ những năm này FDI vào Hàn Quốc mới có sự gia tăng đáng kể. Tỉ lệ tổng nguồn vốn từ bên ngoài đưa vào so với tổng đầu tư trong nước chiếm 89% năm 1962, 69% năm 1963; từ năm 1964 đến 1971 xấp xỉ 50%, và thập niên 1970 bình quân là 20% [1; 53].

Một phần của tài liệu Huyền thoại sông Hàn (1962-1980) và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (KL06700) (Trang 47)