Vai trò của chính phủ

Một phần của tài liệu Huyền thoại sông Hàn (1962-1980) và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (KL06700) (Trang 29 - 30)

Những tư tưởng chỉ đạo, định hướng cho phát triển vào giai đoạn này không phù hợp với bối cảnh quốc tế và hoàn cảnh trong nước. Hàn Quốc phát triển nền kinh tế tư bản kiểu cơ cấu cổ điển, tự lực, không tính đến xu hướng liên kết và phân công lao động của nền kinh tế tư bản hiện đại đã khởi đầu.

25

Mặc dù đã đi vào xây dựng kinh tế xã hội bằng con đường của chủ nghĩa tư bản nhà nước nhưng chịu ảnh hưởng của những lý thuyết cho rằng nhà nước chỉ can thiệp một cách hạn chế vào đời sống kinh tế nên nhà nước đã tự hạn chế những chức năng kinh tế của mình. Ngoài ra do chần chừ trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch cùng với khả năng tổ chức quản lý kém của những người lãnh đạo nên ít khai thác được những tiềm năng đáp ứng những nhu cầu cấp bách đặt ra trước đất nước.

Xác định chiến lược để phát triển công nghiệp trước hết là định hướng thị trường quá cứng nhắc, quá thái về hướng nội dẫn đến phần lớn các chính sách nhằm vào hỗ trợ cho các ngành công nghiệp thay thế nhập khẩu hoặc các hoạt động xuất khẩu. Do vậy, nên các ngành công nghiệp non trẻ nhanh chóng khai thác kiệt thị trường nội địa nhỏ và nghèo, giảm tốc độ tăng trưởng, nền kinh tế rơi vào tình trạng thiếu ngoại tệ để mở rộng nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên liệu, bán phẩm cho công nghiệp, việc làm tăng không nhiều. Kết quả là tốc độ thay thế hàng nhập khẩu cũng bị giảm dần.

Như vậy, có thể nói nền kinh tế ở giai đoạn này phát triển không nhanh thậm chí đi vào trì trệ là kết quả của nhiều nguyên nhân từ đường lối phát triển chung cho tới hệ thống biện pháp thực hiện.

Một phần của tài liệu Huyền thoại sông Hàn (1962-1980) và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (KL06700) (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)