Viện trợ của nước ngoà

Một phần của tài liệu Huyền thoại sông Hàn (1962-1980) và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (KL06700) (Trang 78 - 80)

Vào đầu những năm 1960, Mỹ vẫn tiếp tục viện trợ quân sự cho Hàn Quốc, tuy nhiên con số này bắt đầu giảm dần vào cuối những năm 1960 và giảm mạnh trong suốt thập niên 1970, sau đó ngừng viện trợ hẳn. Nếu như thập niên 1950, viện trợ của Mỹ mang đến cho Hàn Quốc vào thời điểm cao nhất là 382,893 triệu USD chiếm 12,0% tổng sản phẩm quốc dân (GNP) của Hàn Quốc (1957) thì vào năm 1964, viện trợ kinh tế của Mỹ cho Hàn Quốc là 149,331 triệu USD chiếm 3,3% tổng sản phẩm quốc dân (GNP) của Hàn

74

Quốc, năm 1965 là 131,441 (2,7%), năm 1966 là 103,261 (1,9%), năm 1967 là 97,018 (1,7%), năm 1968 là 105,856 (1,6%) [1; 52]. Đặc biệt, học thuyết Nixon ra đời đã làm quan hệ kinh tế giữa Hàn Quốc – Mỹ thay đổi từ quan hệ kiểu “viện trợ và nhận viện trợ” chuyển sang quan hệ kiểu cho vay. Nó nằm trong ý đồ của Mỹ nhằm tạo ra “một nước Hàn Quốc đủ mạnh” và không trở thành gánh nặng cho ngân sách của Mỹ, qua đó xây dựng hình mẫu của chủ nghĩa tư bản ngoại vi ở một trong những nơi mà Mỹ cho rằng có những hứa hẹn thành công nhất. Sự hình thành hệ thống các quốc gia theo chủ nghĩa tư bản ngoại vi như vậy sẽ thực sự là hình ảnh đối lập có tác dụng hơn cả trong cuộc đối đầu giữa hai hệ thống chính trị - xã hội đối địch suốt thời kỳ Chiến tranh lạnh là chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, tham vọng của người Hàn Quốc không chỉ dừng lại ở chỗ “đủ mạnh” và không còn là gánh nặng trong ngân sách của Mỹ.

Sang thập niên 1970, nền kinh tế Mỹ rơi vào trì trệ. Nhiều nước khác, đặc biệt là Nhật bản và Cộng hòa Liên bang Đức, lợi dụng lúc Mỹ bị vướng chân trong cuộc chiến tranh Việt Nam, nhanh chóng phát triển kinh tế trở thành đối thủ đáng gờm về kinh tế, cạnh tranh với Mỹ. Mỹ vừa phải đương đầu với sự mở rộng ảnh hưởng của Liên Xô ở khu vực mà lúc này đã giành được thế cân bằng về hạt nhân chiến lược của Mỹ. Thêm vào đó, sự sụp đổ hệ thống tiền tệ Bretton Woods và cuộc khủng hoảng dầu lửa đã đẩy nước Mỹ rơi vào tình thế khó khăn, uy tín giảm sút. Đặc biệt, khủng hoảng kinh tế kéo dài đi đôi với lạm phát cao làm cho kinh tế Mỹ gặp nhiều biến động to lớn. Dù vẫn là nước đứng đầu các nước tư bản về kinh tế, nhưng giờ đây, vị trí của Mỹ đã giảm sút nhiều so với trước.

Năm 1971, Nixon đã thừa nhận thế giới đang phát triển theo xu hướng đa cực hóa, bắt đầu hình thành năm trung tâm quyền lực là Mỹ, Liên Xô, Tây Âu, Nhật Bản Và Trung Quốc. Trước tình hình đó, chính quyền Nixon, Ford, Carter thực hiện chính sách hòa dịu với Liên Xô để tập trung giải

75

quyết những vấn đề khó khăn nội bộ của nước Mỹ và các khu vực khác trên thế giới, nhất là Trung Đông và châu Âu. Lợi dụng mâu thuẫn Xô – Trung, Mỹ thúc đẩy quan hệ với Trung Quốc để sử dụng con bài này kiềm chế Liên Xô mở rộng ảnh hưởng. Đối với các nước tay sai, Mỹ chỉ giương cái “ô hạt nhân”, các nước này phải tự lực phòng thủ là chính, khi cần thiết Mỹ mới giúp đỡ bằng lực lượng không quân và hải quân, viện trợ hậu cần, khi cần thiết mới dùng ít lực lượng lục quân Mỹ. Mỹ chủ trương không “can thiệp sâu” vào nội bộ các nước một khi những gì xảy ra ở đây không tổn hại đến quyền lợi của Mỹ. Cuộc chiến tranh Việt Nam và bài học đau đớn đã tác động sâu sắc đến chính sách của Mỹ. Điều này thể hiện trong tuyên bố của Tổng thống Nixon: “Mỹ phải tránh chính sách làm cho các nước châu Á phụ thuộc vào mình, bởi vì điều đó sẽ cuốn nước Mỹ vào những xung đột như từng xảy ra ở Việt Nam”[11; 17].

Vì vậy, chính phủ của Pắc Chung Hy ngày càng nhận thức được rằng dù thành công nhưng không thể của tiếp tục tài trợ cho công cuộc công nghiệp hóa bằng hình thức vay nợ nên họ đã chú ý hơn đến hình thức sử dụng đầu tư trực tiếp nước ngoài. Chính phủ nước này đã chủ động xây dựng những chương trình phát triển kinh tế táo bạo, đôi chút phiêu lưu nhưng hiệu quả nhằm tồn tại cho sự tồn tại của mình. Sự tác động kết hợp giữa hai yếu tố từ Mỹ lẫn phía Hàn Quốc đã đặt dấu kết thúc cho kiểu “chi phối – phụ thuộc” giữa Mỹ và Hàn Quốc. Thay vào đó là kiểu quan hệ bình đẳng, cùng có lợi, vừa hợp tác, vừa cạnh tranh giữa hai đối tác.

Một phần của tài liệu Huyền thoại sông Hàn (1962-1980) và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (KL06700) (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)