Năm 1955, Hàn Quốc tham gia vào Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế Giới (WB). Cùng với kế hoạch hiện đại hóa kinh tế đầu những năm 1960, chính phủ bắt đầu mở rộng các quan hệ hợp tác kinh tế với bên ngoài. Chính phủ đã ban hành Luật Đầu tư nước ngoài (1960), Luật và Đạo luật bảo lãnh thanh toán (1962). Tháng 11/1961, Liên đoàn các ngành công nghiệp Hàn Quốc (FKI) được thành lập đã mở ra chương trình mới cho sự hợp tác quốc tế của khu vực tư nhân.
Hàn Quốc chính thức trở thành thành viên đầy đủ của Bộ phát triển quốc tế (IDA) năm 1961, Cơ quan Hợp tác tài chính quốc tế (IFC) năm 1964 và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) năm 1966. Năm 1967, Hàn Quốc tham dự vào Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) và Hiệp ước Geneva về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế. Tháng 12/ 1966, Tổ chức Tư vấn kinh tế quốc tế cho Hàn Quốc (IECOK) được thành lập bao gồm: Mỹ, Nhật Bản, Pháp, Canađa, Ôxtrâylia, Đức, Bỉ, Italia, Đài Loan và các quan sát viên của IMF đã tạo điều kiện cho Hàn Quốc trong vấn đề vay vốn từ các quốc gia phát triển này. Cùng trong những năm 1960, Hàn Quốc đã thành công trong hợp tác tài chính và thương mại song phương với các nước Cộng hòa liên bang Đức, Nhật Bản, Thái Lan và Philippin.
Sau cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973, Hàn Quốc thực hiện chiến lược đa dạng hóa các quan hệ hợp tác quốc tế thông qua đầu tư quốc tế ra bên ngoài và mở rộng các hoạt động thương mại. Hợp đồng hợp tác kinh tế tư nhân Hàn Quốc với Canađa, Bỉ, Italia, Pháp đã lần lượt ra đời. Các ủy ban
61
hợp tác kinh tế tư nhân Hàn Quốc vơi Trung Đông, châu Phi, Mỹ Latinh, Đông Nam Á, Thụy Điển, Phần Lan, Ôxtrâylia cũng nối tiếp nhau xuất hiện.
Trong những năm 60, thị trường Mỹ đã trở thành thị trường quan trọng nhất cho hàng xuất khẩu của Hàn Quốc. Nếu năm 1961, chỉ có 16,6% hàng xuất khẩu của Hàn Quốc được đưa vào Mỹ thì đến năm 1971, tỷ lệ này đã lên đến 49,8% và trong năm cao điểm của thời kỳ 1961-1971 lên đến 52% các tỷ lệ này sau đó giảm dần: 46,7% (1972), 26,3% (1980). Sự suy giảm này nới lên xu hướng đa dạng hóa thị trường của Hàn Quốc nhiều hơn là sự giảm sút tầm quan trọng của thị trường Mỹ đối với Hàn Quốc và về lượng tuyệt đối vẫn tăng mạnh: năm 1961, tổng giá trị xuất khẩu Hàn Quốc vào Mỹ đạt 6,9 triệu USD, đến năm 1971 đã lên đến 531,8 triệu USD và 4373,9 triệu USD; các con số tương ứng của nhập khẩu (từ Mỹ) là: 143,3 triệu USD, 678,3 triệu USD và 4602,6 triệu USD [10; 53].
Hai luồng đầu tư chủ yếu đổ vào Hàn Quốc khi này là đầu tư của Mỹ và Nhật Bản. Đến thập niên 60, thị trường Hàn Quốc không chỉ là thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa ngày càng gia tăng cho các công ty của Mỹ, mà còn là một thị trường đầu tư bắt đầu được sự chú ý của các công ty này. Năm 1971, Nhật Bản đã trở thành thị trường lớn nhất cung cấp nguồn hàng nhập khẩu cho Hàn Quốc. Tuy nhiên, Mỹ vẫn giữ vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển của nền kinh tế Hàn Quốc cũng như sự tồn vong của đất nước này.
62