ĐẶC ĐIỂM VÀ MÔ HÌNH KINH TẾ HÀN QUỐC 1 Đặc điểm của mô hình kinh tế Hàn Quốc

Một phần của tài liệu Huyền thoại sông Hàn (1962-1980) và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (KL06700) (Trang 80 - 84)

2.5.1. Đặc điểm của mô hình kinh tế Hàn Quốc

Tăng trưởng cao của Hàn Quốc được “kích thích” bởi “mở rộng xuất khẩu” và được duy trì bởi sự phát triển nhanh chóng của các ngành công nghiệp xuất khẩu. Vì mở rộng xuất khẩu luôn chịu “sức ép” của Chính phủ

76

do vậy các ngành công nghiệp xuất khẩu nói riêng và nền kinh tế nói chung luôn được “kích hoạt” bởi Chính phủ và trong nhiều trường hợp vượt quá cả khả năng thông thường.

Nhiều ngành công nghiệp của Hàn Quốc được phát triển trên cơ sở nguyên tắc “ưu tiên xuất khẩu”. Chiến lược phát triển theo định hướng xuất khẩu đã buộc các công ty Hàn Quốc tiến hành chiến lược quảng cáo sản phẩm của họ ra thị trường bên ngoài hơn là thị trường trong nước, ví dụ như trường hợp của ngành công nghiệp sản xuất tivi màu. Chẳng hạn như, cho đến năm 1980, tivi màu không được phép bán tại thị trường nội địa nên các hãng sản xuất tivi màu buộc phải bán sản phẩm của họ ra thị trường bên ngoài. Hay các ngành công nghiệp sản xuất những mặt hàng có giá trị cao như máy quay đĩa, điện thoại để bàn, áo lông chồn…

Chính bởi sự “chi phối” tự nhiên của sự tăng trưởng trong các ngành công nghiệp ở Hàn Quốc ma tỷ lệ ngành chế tạo trong GNP luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn mức “thông thường” của các nước khác. Bởi vậy, sự chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ nông nghiệp sang chế tạo ở Hàn Quốc được tiến hành nhanh hơn các mô hình đặc trưng thường thấy ở các nước khác.

Tăng trưởng của Hàn Quốc được đặc trưng bởi tiết kiệm nội địa thấp, tỷ lệ nợ/ vốn góp cao ở hầu hết các công ty và nợ nước ngoài lớn. Vốn vay từ ngân quỹ Nhà nước Mỹ của Hàn Quốc từ 1962-1971 chỉ có 560 triệu USD thì 1972-1979 đã tăng hơn gấp hai lần với 1,333 tỷ USD [10 ; 53]. Bởi, khi sự mở rộng khả năng công nghiệp có xu hướng thái quá thiy tổng đàu tư trong nước luôn vượt quá tổng tiết kiệm nội địa. Hơn nữa, nhiều khoản tiết kiệm trong nước được chuyển sang bất động sản như là một biện pháp để đối phó với tỷ lệ lạm phát cao. Điều nay dẫn tới mức tiết kiệm trong nước của Hàn Quốc thấp hơn so với mức bình thường. Sự chênh lệch giữa đầu tư và tiết kiệm được bù đắp bởi các khoản vay nước ngoài. Các vốn từ nước

77

ngoài chảy vào Hàn Quốc nhiều hơn mức thông thường ở các nước khác. Bởi vậy, tỷ lệ nợ/ vốn góp của các công ty lứn Hàn Quốc có xu hướng hơn ở các nước NICs châu Á khác bởi các công ty luôn chịu sức ép phải mở rộng khả năng sản xuất và xuất khẩu.

Do các chính sách ưu tiên được dành cho mở rộng xuất khẩu và các ngàh công nghiệp chế tạo, trong khi dó lại thiếu nguồn vốn đầu tư và chi phí quốc phòng tương đối cao nên đàu tư xã hội kém được ưu đãi và thường xuyên chậm trễ so với việc đầu tư cho các hoạt sản xuất trực tiếp. Chính sách đầu tư xã hội của chính phủ chỉ được đưa ra khi có sự than phiền của các nhà kinh doanh về vấn đề cơ sở hạ tầng trở nên gay gắt, Chính phủ rất chậm chạp trong việc tăng cường các thiết bị cho giao thông, thông tin, điện nước và hệ thống nước thải. Do đó, trong quá trình tăng trưởng các ngành công nghiệp của Hàn Quốc đã phải đối mặt với sự thâm hụt và ách tắc về hàng không, điện thoại, đường sắt…

Việc mở rộng khả năng công nghiệp của Hàn Quốc đạt được thông qua sự mở rộng các công ty hiện có hơn là thông qua việc tạo ra doanh nghiệp mới. Mô hình này tồn tại hơn 2 thập niên và dẫn tới kết quả là số lượng các công ty lớn và các tập đoàn kinh tế (Chaebol) tăng rất ít. Nền kinh tế Hàn Quốc được gọi là “nền kinh tế của các công ty lớn” đối nghịch với nó là “nền kinh tế của các công ty nhỏ” hay “nền kinh tế lưỡng cực” của Nhật Bản.

Tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc gắn liền với sự đầu tư rộng lớn cho nguồn nhân lực. Tổng chi phí cho giáo dục, cả cộng đồng và tư nhân, thường xuyên vượt mức 10% GNP, mức cao nhất trong tất cả các nước đang phát triển. Tỷ lệ tốt nghiệp phổ thông trung học và cao đẳng, đại học ở Hàn Quốc hiện nay đứng thứ hai trên thế giới sau Mỹ.

78

Quá trình công nghiệp hóa do Chính phủ chỉ đạo đã dẫn tới sự tập trung quá mức các ngành công nghiệp và dân số ở những thành phố lớn, đặc biệt là Seoul và vùng lân cận. Mức độ đô thị hóa ở Hàn Quốc cao nên những vấn đề như thiếu nhà ở, cơ sở giáo dục, dịch vụ công nghiệp nghèo nàn trở thành vấn đề nghiêm trọng từ những năm 70.

Do chính sách phát triển ở Hàn Quốc là “ưu tiên tăng trưởng” nên vấn đề ổn định được ưu tiên ít hơn. Nền kinh tế Hàn Quốc đã phải trải qua những biến động kéo dài với mức tăng trưởng tổng thể cao hơn nền kinh tế Nhật Bản. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc năm 1966 là 12,7%, nhưng lại giảm xuống chỉ coàn 6,6% vào năm tiếp theo; tỷ lệ này lại tăng lên 13.8% năm 1969, song lại rơi xuống mức 7,6% năm 1970 [21 ; 113]. Vào những năm 70, quy mô của nền kinh tế Hàn Quốc rất nhỏ nên tốc độ tăng trưởng chịu tác động của những biến động lớn do các bước xây dựng trong dự án đầu tư lớn gây ra. Nền kinh tế hướng ngoại này cũng dễ chịu tác động của những biến động do giá dầu lửa tăng và những ảnh hưởng bên ngoài. Các nhà lập chính sách không có kinh nghiệm, đặc biệt là những năm 60 cũng đã góp phần tạo ra những biến động vè kinh tế. Sự tăng trưởng mang tính dao động nhanh nhưng mạnh là đặc trưng nổi bật của sự phát triển kinh tế Hàn Quốc.

Tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc đi liền với sự bình đẳng cao trong thu nhập. Tỷ phần lao động trong thu nhập tăng không đáng kể ở Nhật Bản trong thời kỳ tăng truongr cao nhưng tăng đáng kể ở Hàn Quốc. Điều này do sự tăng lên nhanh chóng tuyệt đối những người làm công ăn lương và quản lý chuyên nghiệp ở Hàn Quốc. Tầng lớp quản lý ở Hàn Quốc rất nhỏ và nghèo ở giai đoạn đầu của sự phát triển nhưng đã liên tục phát triển trong suốt giai đoạn tăng trưởng cao. Mô hình phân phối thu nhập ở Hàn Quốc đối nghịch với mô hình của Đài Loan, được đặc trưng bởi “tăng trưởng đi liền với tăng sự bình đẳng”.

79

Tăng trưởng của Hàn Quốc được gắn liền với sự thâm hụt trong cán cân thương mại. Điều này một phần do sự nghèo nàn về nguồn tài nguyên của Hàn Quốc nhưng về cơ bản đó là do chính sách cho phép các công ty xuất khẩu nhập nguyên vật liệu thô, linh kiện và máy móc cần thiết cho việc sản xuất hàng xuất khẩu ở quy mô lớn. Đây đã từng được gọi là “chính sách thay thế nhập khẩu âm”. Bởi các công ty xuất khẩu ra sức nhập khẩu nên tốc độ gia tăng nhập khẩu rất cao.

Tăng trưởng kinh tế ở Hàn Quốc còn được gọi là “sự tăng trưởng mang tính lạm phát”. Lạm phát cao chủ yếu là do sự mở rộng quá mức nhu cầu cùng với sự mở rộng quá nhanh khả năng sản xuất công nghiệp và xuất khẩu không bình thường, mang tính chất cưỡng ép.

Một phần của tài liệu Huyền thoại sông Hàn (1962-1980) và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (KL06700) (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)