Yếu tố Khổng giáo trong quá trình phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu Huyền thoại sông Hàn (1962-1980) và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (KL06700) (Trang 74)

Từ thế kỷ IV, Đạo Khổng đã có ảnh hưởng nhất định ở Triều Tiên. Dưới triều đại Kogygyo (thế kỷ IV), đã có một trường dạy Khổng giáo cấp trung ương và một số trường học Đạo Khổng cấp tỉnh. Dưới triều đại Shilla (thế kỷ VIII), Triều Tiên đã gửi những phái đoàn học giả sang Tây Tạng (Trung Quốc) để quan sát hoạt động của các tổ chức Khổng giáo. Ở Triều Tiên trước kia, Đạo Phật là quốc giáo, nhưng Đạo Khổng đã hình thành nên nền móng triết học và cơ cấu của nhà nước. Đến triều đại Koryo thế kỷ X, thể chế của chính phủ cũng không có sự thay đổi về cơ bản, ngoại trừ ảnh hưởng của Đạo Phật ngày càng sâu rộng hơn.

Khổng giáo ở Hàn Quốc đã có những ảnh hưởng nhất định. Dưới triều đại Lý và Choson, Đạo Khổng được giải thích theo những nguyên lý khác nhau. Trong xã hội hiện đại, người Hàn Quốc không thừa nhận vai trò quan trọng của Khổng giáo trong phát triển kinh tế bởi yếu tố quan liêu trì trệ của nó. Song trên thực tế, lợi thế của sự thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc là do yếu tố tôn giáo Đạo Khổng chứ không phải Đạo Phật. Có ba nhân tố để giải nghĩa cho lời khẳng định trên: Chính Khổng giáo đã tạo nên một nhà nước mạnh, một đội ngũ lao động có tính kỷ luật cao, tay nghề giỏi,

70

một nền công nghiệp đồ sộ có cơ cấu quản lý khác biệt với các nước Đông Á khác. Cụ thể là:

Thứ nhất, bổn phận cá nhân và sự tạo dựng đội ngũ lao động tinh hoa cho đất nước. Trong trật tự xã hội, gia đình là một bộ phận cơ bản của xã hội, trong đó mỗi cá nhân trong gia đình phải đặt lợi ích cá nhân dưới lợi ích tập thể. Giá trị của mỗi cá nhân thể hiện ở sự coi trọng đạo đức “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín”. Xã hội Khổng giáo luôn đặt ra các quy tắc đạo đức coi trọng bổn phận của mỗi cá nhân, mà trước hết là thông qua sự tôn trọng học vấn. Theo nguyên tắc của Khổng giáo, bản chất con người có thể hoàn thiện được. Sự thu nhận kiến thức một cách có kỷ luật là con đường tiến tới sự hoàn thiện con người. Con người ưu việt là con người có học vấn và xã hội văn minh là xã hội do con người có học vấn lãnh đạo. Chỉ có những người có giáo dục mới có thể điều hành được gia đình và cộng đồng, và chỉ có những người vượt qua được các kỳ tuyển chọn sát hạch cao hơn mới được phép trở thành người có quyền lực.

Trong tư tưởng Khổng giáo, bổn phận của mỗi cá nhân được thể hiện ở bản chất “tự thân, tự lực”, coi trọng giá trị khổ hạnh cần mẫn, kỷ luật và cống hiến suốt đời vì cộng đồng. Yếu tố trên đã tạo cơ sở đạo đức mới cần thiết cho công nghiệp hóa. Người Hàn Quốc có thể làm việc 60 giờ/tuần trong thời kỳ đầu công nghiệp hóa, 55 giờ/tuần khi đất nước đã có tích lũy đáng kể, cao hơn 10 lần so với các nước công nghiệp khác. Đức tính tiết kiệm và tinh thần cộng đồng thể hiện ở chỗ: đồng lương của người Hàn Quốc thấp hơn nhiều so với các nước khác cùng thời kỳ công nghiệp hóa và con người Hàn Quốc nổi tiếng là có tinh thần kỷ luật cao trong khi làm việc.

Như vậy, chính di sản Khổng giáo truyền thống đã đào tạo nên đội ngũ lao động đầy năng lực và tri thức. Họ đã tự trang bị cho mình tính kỷ

71

luật, sự hăng say và sự rèn luyện trí óc cần thiết nhất cho kỷ nguyên công nghiệp hóa.

Thứ hai, “chủ nghĩa gia đình” Khổng giáo và mô hình quản lý công nghiệp độc đáo: Giáo lý xã hội của Khổng giáo mang tính gia đình trị, nghĩa là coi gia đình chứ không phải cá nhân là hạt nhân của xã hội. Với châm ngôn “dẫn dắt bằng đạo lý, kiểm soát bằng nghi lễ”, người chủ gia đình có quyền uy cao nhất và buộc các thành viên trong gia đình phải tuân theo đúng lễ nghi. Hệ thống gia đình Hàn Quốc phân theo chiều dọc: cha đối với con trai, chồng đối với vợ, anh em đối với em trai, sau đó mới đến co rể, con dâu, con gái và họ hàng.

Người đàn ông trong gia đình trước hết phải tự trau dồi và quản lý gia đình hợp lễ nghi trước khi tham gia các hoạt động xã hội.

“Chủ nghĩa gia đình” trong xã hội truyền thống ở Hàn Quốc có ảnh hưởng rất lớn đến cơ cấu đoàn thể và mối quan hệ công nghiệp ở Hàn Quốc. Chỉ nói riêng chế độ quản lý công ty, mô hình của Hàn Quốc cũng rất khác biệt. Ở Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á, cơ cấu công ty dựa vào kinh doanh gia đình và mối quan hệ họ hàng, trong đó nhấn mạnh đến chủ nghĩa cá nhân. Ở Nhật Bản, cơ cấu công ty gồm các tập đoàn lớn phối hợp với các công ty vệ tinh và vị trí quản lý được phân theo chức năng. Đối với các nước phương Tây, cơ cấu công ty thường dưới hình thức quản liên doanh và phân định vị trí điều hành công ty mang tính chất cạnh tranh, phân biệt rõ “cái riêng” và “cái chung” trong công ty. Ở Hàn Quốc, chế độ quản lý công ty mang tính “gia đình trị” rõ rệt. Các tập đoàn kinh doanh lớn (Chaebol) đều do gia đình người sáng lập và hậu duệ của họ chi phối. Mức độ chi phối chặt chẽ và theo thứ bậc trong Chaebol đã tạo nên môi trường liên kết chặt chẽ hơn với các công ty thành viên, do đó dễ dàng quốc tế hóa hơn. Mức độ “gia đình trị” của giới Chaebol kết hợp với số thành viên còn

72

lại (là đồng hương, đồng học với người sáng lập) đã đưa sự phát triển gia đình trong các Chaebol lên mức đọ xã hội hóa.

Mối quan hệ đẳng cấp trong cơ cấu Chaebol cũng rất cao. Nếu chỉ so sánh với Zaibatsu (Nhật Bản) ta cũng thấy mối quan hệ gia đình và đẳng cấp chặt chẽ qua hệ thống các công ty thành viên. Các Zaibatsu không thuộc quyền kiểm soát chủ yếu của một gia đình, chúng biểu hiện mối quan hệ kém chặt chẽ hơn Chaebol thể hiện ở chỗ: mọi quyết định quan trọng đều được chỉ định ở cấp cao nhất. Mỗi Chaebol đều có một cơ quan điều hành riêng. Do quan hệ gia đình, thứ bậc, chủ tịch Chaebol có vai trò chi phối các thành viên khác trong hội đồng chủ tịch. Ở các Zaibatsu cũng đều có hội đồng chủ tịch riêng nhưng quyền lực của các thành viên là như nhau và việc giải quyết công việc phải nhờ vào sự nhất trí của các thành viên. Còn ở Chaebol, vấn đề không nhất trí không xảy ra. Cho dù các thành viên có giải quyết xung đột theo hướng đó hay không, chủ tịch vẫn có quyền giải quyết bằng mệnh lệnh. Chủ nghĩa gia đình trong cơ cấu công ty ở Hàn Quốc mang tính độc đoán rất cao.

Đóng góp của giới Chaebol đối với nền kinh tế Hàn Quốc là không thể chối cãi. Có tới 65% Chaebol ngày nay vẫn chịu sự kiểm soát của gia đình người sáng lập. Mối quan hệ giữa người quản lý và công nhân không phải là mối quan hệ giai cấp mà là mối quan hệ cha con, anh em, trong đó các thành viên phải tuân luân lý “hiến dâng toàn bộ cuộc đời cho chủ” của Khổng giáo.

Thứ ba, Di sản “xã hội bằng cấp” đã tạo nên một nhà nước mạnh: xã hội Khổng giáo luôn đi theo một trật tự thứ bậc đẳng cấp rõ nét, đặc biệt coi trọng bằng cấp – nơi con người được phân biệt bằng thành tích học tập của mình, coi học tập là một thứ giá trị xã hội và là cơ hội để tiến thân. Hơn nữa, vượt ra ngoài khuôn khổ của chủ nghĩa gia đình, các cá nhân ở địa vị lãnh

73

đạo đất nước đều phải có tri thức rộng, quyền lực và trách nhiệm cao, có đầy đủ đạo đức trong sạch và được hưởng mọi uy quyền và sự tôn kính của quần chúng.

Nhà nước Khổng giáo cũng như gia đình mang tính cộng đồng cao. Theo Khổng Tử “ lãnh đạo nhân dân bằng luật pháp, điều hành họ bằng hình phạt thì họ sẽ cố gắng không bị vào tù nhưng họ sẽ không ý thức được sự hổ thẹn. Lãnh đạo nhân dân bằng đức hạnh và kiềm chế họ bằng những nguyên tắc ứng xử đúng mực, thì họ sẽ ý thức được sự hổ thẹn và sẽ trở thành người tốt”.

Ngày nay, Hàn Quốc là nước công nghiệp phát triển và là một trong những nước thuộc Tổ chức Phát triển và Hợp tác kinh tế (OECD) có cơ cấu công nghiệp hiện đại. Thành công kinh tế của Hàn Quốc chủ yếu phụ thuộc vào nhân tố con người, trong đó mỗi cá nhân, mỗi doanh nhân và nhà lãnh đạo đều tổng hòa được những tinh hoa của văn hóa Khổng giáo, tạo nên ý chí và năng lực tuyệt vời cho công nghiệp hóa. Tuy nhiên, cũng phải kể đến những hạn chế của tính độc đoán của tư tưởng Khổng giáo để lại, tạo nên sự cai trị mang tính đang áp quá mức, sự mất cân đối đồ sộ của nền kinh tế và sự tham nhũng quá độ của giới cầm quyền, ảnh hưởng đến lòng tin và tinh thần của quần chúng.

Một phần của tài liệu Huyền thoại sông Hàn (1962-1980) và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (KL06700) (Trang 74)