TÁC ĐỘNG CỦA SỰ PHÁT TRIỂN THẦN KÌ CỦA KINH TẾ HÀN QUỐC

Một phần của tài liệu Huyền thoại sông Hàn (1962-1980) và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (KL06700) (Trang 85 - 89)

chặt chẽ và người Hàn Quốc rất khó thừa nhận vai trò vai trò của Nhật Bản nhưng rõ ràng nền kinh tế và môi trường kinh doanh Hàn Quốc đã dập khuôn theo mô hình kinh tế Nhật Bản hơn là mô hình Mỹ. Trong nhiều thập niên qua, nhờ áp dụng mô hình này đã làm cho nền kinh tế Nhật bản và Hàn Quốc phát triển thần kỳ với một quy chế chặt chẽ và chiến lược hướng về xuất khẩu thành công. Nền kinh tế Hàn Quốc và Nhật Bản có nét đặc trưng giống nhau về các chuyển dịch cơ cấu nhanh chóng, bộ máy Chính phủ quan liêu tập trung hóa nhiều để thực hiện đường lối công nghiệp hóa. Ở Hàn Quốc hệ thống chính sách và bộ máy quyền lực đã chứa đựng nhiều tham vọng, thậm chí cao hơn cả Nhật Bản. Sự gia tăng đầu tư được xem như là tiền đề cần thiết bảo đảm cho việc tăng năng suất lao động bởi điều đó đòi hỏi luôn đổi mới thiết bị và công nghệ hiệu quả. Do công nghiệp hóa của cả Hàn Quốc và Nhật Bản đều bắt đầu từ nền kinh tế rất nghèo nàn, lạc hậu nên việc nâng cao năng suất lao động đòi hỏi phải huy động triệt để các nguồn tài nguyên quốc gia.

Hàn Quốc đã kết hợp thành công kế hoạch hóa kinh tế của Chính phủ và thị trường tự do tư bản chủ nghĩa, coi trọng chiến lược tăng trưởng hướng vào xuất khẩu. Một trong những cách mà Hàn Quốc đã duy trì được sự lành mạnh của mình là thông qua việc xây dựng ráo riết cơ cấu hàng xuất khẩu. Tuy nhiên, hướng về xuất khẩu không phải lúc nào cũng là mục tiêu duy nhất. Trong nhiều thời kỳ khó khăn trên thị trường thế giới, Hàn Quốc đã quay trở về thúc đẩy khai thác thị trường nội địa.

2.6. TÁC ĐỘNG CỦA SỰ PHÁT TRIỂN THẦN KÌ CỦA KINH TẾ HÀN QUỐC HÀN QUỐC

81

Bất cứ một vấn đề đều có hai mặt, bên cạnh những mặt được còn có những mặt trái của nền kinh tế tăng trưởng. Do phụ thuộc quá nhiều vào nguyên vật liệu nhập khẩu, công nghiệp nước ngoài và dịch vụ thương mại quốc tế đã dẫn đến tình trạng thâm hụt cán cân thanh toán. Hơn thế nữa, chiến lược này đã gây ra những tổn hại ngày một lớn cho Hàn Quốc khi đối mặt với những biến động về kinh tế và thương mại quốc tế. Tăng trưởng kinh tế đã không đem lại phân phối thu nhập một cách công bằng.

Nhà nước can thiệp quá sâu vào nền kinh tế, hoặc khu vực quốc doanh tăng quá nhanh được giành nhiều ưu tiên song kinh doanh lại không hiệu quả, khả năng điều hành quản lý nền kinh tế của các quan chức không đáp ứng được tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh.

Bên cạnh đó, tệ nạn tham nhũng và sự thiên vị một lần nữa lại xuất hiện làm dấy lên những lo lắng. Sự can thiệp quá sâu của Nhà nước đối với chính sách kinh tế cũng là nguyên nhân gây ra tệ nạn hối lộ. Nhà nước có quyền buộc các doanh nghiệp ngừng sản xuất hay kinh doanh bằng cách cắt tín dụng của họ hoặc buộc các doanh nghiệp này không được tham gia hoặc phải tham gia vào một số lĩnh vực khác thông qua điều chỉnh vốn đầu tư. Vì vậy đã tạo điều kiện cho các quan chức có quyền rút kinh phí của một doanh nghiệp này hoặc thiên vị doanh nghiệp khác. Các nhà kinh doanh phàn nàn rằng họ phải đóng thuế “đen” dưới hình thức góp công quỹ cho “ Nhà Xanh – Phủ Tổng thống Hàn Quốc”. Nhiều người cảm thấy rằng rất nhiều người giàu mới xuất hiện nhờ tham nhũng.

Chính phủ Pắc Chung Hy đã đạt được sự ổn định về mặt chính phủ song mặt hạn chế của nền chính trị đó là phủ nhận quyền cơ bản của con người, ỉm đi những vụ làm ăn phi pháp, những hạn chế của cơ cấu chính trị và hoàn toàn bãi bỏ quyền lao động.

82

Chính quyền Pắc Chung Hy đã đánh đổi chính trị vì sự phồn vinh kinh tế. Có thể hiểu được chính quyền Tổng thống Pắc không chấp nhận một thể chế chính trị rộng lớn. Đó là cái giá phải trả của chiến lược phát triển thời Tổng thống.

Tóm lại, chính sách phát triển quốc gia đã thực sự thành công. Nền kinh tế Hàn Quốc được chuyển đổi nhanh chóng. Tích lũy vốn lớn đạt được. Nhiều tài năng kinh doanh đã tạo lập được sự nghiệp. Vai trò của các doanh nghiệp được đánh giá cao và trở thành một phần tất yếu của nền kinh tế. Sức mạnh kinh tế củng cố quyền tự trị quốc gia và biến Hàn Quốc trở thành một nước mạnh trong nền chính trị châu Á.

Tuy nhiên về lâu dài, Hàn Quốc đã chịu những tác động và ảnh hưởng bởi vì Hàn Quốc theo đuổi chiến lược tăng trưởng kinh tế nhanh dựa trên phát triển chính trị và đã thất bại khi giải quyết những yếu kém về cơ cấu như lạm phát, tham nhũng và mối bất hòa giữa những người được đặc quyền và những người không.

Tiểu kết chƣơng 2

Quá trình công nghiệp hóa của Hàn Quốc được tiến hành từ năm 1961 đến năm 1991. Trong ba thập kỷ đó, Hàn Quốc từ một nước nghèo nàn, lại bị tàn phá trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên, trở thành một trong những nước công nghiệp mới hùng mạnh nhất về mặt kinh tế của thế giới thứ ba. Tính từ năm 1963 đến 1978, GNP thực tế của Hàn Quốc tăng với tốc độ hằng năm gần 10% và với tốc độ tăng trưởng thực tế trung bình hơn 11% trong suốt những năm từ 1973 đến 1978 [16 ; 246-247]. Hơn thế nữa, tính đến nay chất lượng tăng trưởng của Hàn Quốc vẫn thuộc vào loại cao nhất so với các nước cùng có tốc độ tăng trưởng cao trên dưới 10%. Theo đánh giá của nhiều học giả, Hàn Quốc là tấm gương rực rỡ nhất về phát triển kinh tế dài hạn.

83

Sự phát triển nhanh và ngoạn mục của Hàn Quốc trong thập niên 60 – 70, trước hết là kết quả của sự kết hợp một cách hữu hiệu các nhân tố kinh tế với các nhân tố xã hội trong điều kiện thuận lợi của hoàn cảnh quốc tế: sự hợp tác chặt chẽ giữa khu vực nhà nước và khu vực tư nhân, chính sách hợp lý và kiên quyết của chính phủ những năm 60 - 70 nhằm vào các ngành công nghiệp cần nhiều lao động và ưu tiên xuất khẩu. Tính linh hoạt rất cao trong quản lý và thái độ sẵn sàng ứng phó trước những tín hiệu phát sinh từ nền kinh tế, tỉ lệ người lớn biết chứ ngày càng cao và sự cần cù của dân chúng, “sự chống lưng” của Mỹ và những lợi thế được hưởng từ dòng chu chuyển vốn quốc tế, trật tự thương mại quốc tế nửa cuối thế kỷ XX và những ưu tiên của Mỹ thời Chiến tranh Lạnh,… Đó là những nhân tố đã làm cho Hàn Quốc hóa rồng và tiếp tục phát triển.

Nhưng dù những nhân tố nói trên có quan trọng đến mấy, thì nhân tố con người mới là cái quyết định trong quá trình công nghiệp hóa của Hàn Quốc. Ý chí cháy bỏng vươn tới thịnh vượng của người dân và lãnh đạo đất nước, sự quản lý nghiêm minh, hà khắc và độc đoán của nhà cầm quyền, vai trò độc đáo của Pắc Chung Hy,…đã là những điều rất đáng kể làm nên một Hàn Quốc như thế giới được chứng kiến hôm nay.

Nhà nước Hàn Quốc đã có chính sách phát triển nguồn nhân lực ngay từ khi được độc lập với nhiều nội dung phong phú. Trong điều kiện có hạn, Nhà nước luôn tìm mọi nguồn để đi tới mục tiêu đã đề ra. Nhà nước vừa tận dụng sự viện trợ của nước ngoài, vừa khai thác hết tiềm năng của các tổ chức tư nhân và yếu tố truyền thống để tạo lực cho phát triển các mặt của nguồn nhân lực và Hàn Quốc đã có khả năng cung cấp nguồn nhân lực cho phát triển.

84

Chƣơng 3:

Một phần của tài liệu Huyền thoại sông Hàn (1962-1980) và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (KL06700) (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)