Ứng dụng của lectin trong chẩn đoán các vi khuẩn Gram dƣơng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát hiện lectin thực vật có khả năng ngưng kết đặc hiệu với một số vi khuẩn gây nhiễm độc thực phẩm phổ biế (Trang 47)

Việc sử dụng các lectin cho các nghiên cứu về các yếu tố gây độc, nhận dạng các loài thuộc chi Streptococcus đã đƣợc công bố. Lectin đã đƣợc sử dụng để nhận biết các chi Streptococcus tan máu beta, đặc biệt là Streptococcus nhóm C. Tuyến nhày ở 1 loài ốc sên Helix pomatia bao gồm các chất keo có khả năng liên kết đặc hiệu với hồng cầu ngƣời nhóm A ở vị trí đặc hiệu trực tiếp là gốc N – acetyl D- galactosamine đầu không khử. Do Streptococcus tan máu beta nhóm C có đầu aminocarbohydrate tƣơng

48

tự nên chúng có khả năng tƣơng tác đƣợc với lectin này. Ở các nghiên cứu trƣớc đó, các nhà khoa học cũng đƣa ra những nghiên cứu cho thấy dịch thô chứa lectin từ Helix pomatia nhận biết nhóm C đặc hiệu, phân biệt đƣợc với nhóm A và G trong loài

Streptococcus, hay phân biệt nhóm Streptococcus tan máu nhóm A và B [76].

Một dẫn chứng khác, Concanavali A (Con A) – lectin từ cây Đậu rựa (Canavalia ensiformis) - gây ngƣng kết các chủng Staphylococcus không có enzym coagulase và nhờ đó có thể phát hiện ra các chủng này nhờ liên kết đặc hiệu với thành phần N – acetylglucosamin, - D-gal-(1,3)-D-Gal-NAc trên thành tế bào vi khuẩn [75].

Trong một thí nghiệm khác, lectin từ ốc sên Cepaea hortensis đã đƣợc sử dụng để nhận biết Streptoccocus nhóm B có các polysaccharide điển hình liên kết với sialic acid. Trong khi hầu hết các nhóm Streptoccocus và một số vi khuẩn khác, bao gồm cả các loài có sialic acid đều không ngƣng kết với lectin này.

Lectin từ Cà chua (Lycopersicon esculentum) hay từ Khoai tây (Solanum tuberosum) cũng đã đƣợc thử nghiệm để phân biệt sự sinh trƣởng của các loài thuộc chi Streptococcus trên môi trƣờng Todd – Hewitt [71]. Trên môi trƣờng này,

Streptococcus tạo ra rất nhiều kháng thể trong khi lectin này có khả năng bắt cặp đặc hiệu với những phân tử polystyrene đã đƣợc thay đổi do vậy nó gây ngƣng kết với các tế bào. Các lectin này đƣợc sử dụng cùng với môi trƣờng Todd- Hewitt có chứa chất kháng sinh để tạo ra một thuốc thử để phân lập và phân loại các ổ Streptococcus trên phụ nữ và trẻ em.

Lectin từ cây Đa lá lệch Ficus cunia (FCA) đặc hiệu với đƣờng GlcNAc và các oligosaccharide khác có nhóm – Nac khác nhƣ LacNAc,  GlcNAc…cũng đƣợc sử dụng để nghiên cứu khả năng ngƣng kết với các vi khuẩn nhƣ B. subtilis, S. aureus và cho thấy có thể phân biệt các nhóm này bằng lectin [30].

49

Trong một công bố khác, ConA gây ngƣng kết với Lactobacillus plantarum

L. buchneri thông qua vị trí  – glucapyrasosyl trên thành tế bào [39]. ConA cũng đƣợc biết đến là một trong lectin có khả năng tƣơng tác với S. aureusS. epidermidis

thông qua vị trí của teichoic acid [56]. Doyle (1990) đã sử dụng 14 lectin khác nhau để phân biệt đƣợc 2 nhóm Staphylococcus sinh hoặc không sinh enzym coagulase [71].

Lectin cũng đƣợc sử dụng để phân loại các loài thuộc chi Bacillus. B. anthracis

và một số loài trong chi Bacillus rất khó phân biệt bằng các phƣơng pháp vi sinh vật thông thƣờng do một số nguyên nhân nhƣ (i) có rất nhiều các thành viên trong chi

Bacillus, hầu hết trong số này lại có thể chiếm giữ những ổ sinh thái cùng với

B.anthracis, (ii) B. anthracis có cùng những kháng thể chung (bao gồm cả kháng thể bào tử) với các chủng khác nhƣ B. cereus, B. mycoides…(iii) rất nhiều các thành viên của chi này bao gồm cả B. anthracis có sự đề kháng với lyzozim nên rất khó phân biệt trên các môi trƣờng chọn lọc…Do vậy việc sử dụng lectin để phân loại các loài trong chi này là rất lý tƣởng. Cole tìm ra lectin từ Đậu nành (Abrus precatorius và Griffonia simplicifolia) có khả năng ngƣng kết với B. anthracis B. mycoides [74].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát hiện lectin thực vật có khả năng ngưng kết đặc hiệu với một số vi khuẩn gây nhiễm độc thực phẩm phổ biế (Trang 47)