Khả năng tƣơng tác với đƣờng là một trong những tính chất điển hình của lectin. Lectin có thể liên kết với các phân tử đƣờng đơn lẫn các gốc đƣờng nằm trên bề mặt tế
44
bào nhƣ glucose và glucosamine, galactose và galactosamine, fucose, mannose… Một số lectin đặc hiệu với đƣờng nhƣ: Con A đặc hiệu với mannose, SBS đặc hiệu với Gal/GalNAc, WGA đặc hiệu với GlcNAc/NeuNAc [46]. Dựa vào tính đặc hiệu đƣờng, lectin có thể đƣợc chia thành các nhóm dựa vào khả năng liên kết với một trong các nhóm đƣờng: Glucose/mannose; Galactose và N – acetyl – D – galactosamine; L – fucose và sialic acid [87].
Sự bền vững của phức hợp lectin-đƣờng đƣợc duy trì nhờ các liên kết phân cực (liên kết giữa các nhóm OH của đƣờng với các đầu phân cực của các gốc axit amin trên phân tử lectin) và liên kết không phân cực hay liên kết không gian (liên kết bằng lực Vander-Walls) [40]. Sự khác biệt trong cấu trúc không gian ở vị trí C3 và C4 của các loại đƣờng trong thành phần các loại lectin là nguyên nhân chính dẫn đến ái lực hóa học khác nhau của chúng với các loại đƣờng. Tính đặc hiệu đƣờng của lectin đƣợc xác định dựa trên vị trí các đƣờng nhánh (loop). Chúng có thể thay đổi về vị trí sắp xếp, hình dạng và độ dài của chuỗi dẫn đến khả năng liên kết với đƣờng khác nhau của các lectin (Hình 1.10).
Hình 1.10. Vị trí liên kết đặc hiệu với đƣờng Gal/GaNAc của 4 loại lectin họ Đậu [56]
Chú thích: (a) Lectin DBL (đặc hiệu với GalNAc(α1-3)GalNAc), (b) EcorL (GalNAc), (c) PNA (Gal(β1-4)GlcNAc) và (d)WBA (Gal).
Màu xanh nhạt là vị trí liên kết đường đặc hiệu (loop D), màu xanh đậm (loop A) là các cis – peptide được bảo tồn, màu vàng (loop C) là các mạch nhánh liên kết với ion kim loại, màu đỏ (loop B) là phân tử Glycine, màu xám là carbohydrates.
45