Lectin đƣợc tìm thấy rộng rãi trong tự nhiên trên các đối tƣợng động vật, thực vật và vi sinh vật.
Ở thực vật: Có hơn 1000 lồi đƣợc phát hiện là có lectin, tuy nhiên chỉ khoảng
4- 5% lectin mới đƣợc nghiên cứu ở những họ thực vật có hoa. Trong đó các lectin đƣợc mô tả rõ nhất đều thuộc họ Đậu và cho thấy lectin có mặt trong 60% tổng số loài
42
đậu đang trồng ở Việt Nam [6,12,16]. Một số loài thực vật chứa hàm lƣợng lectin rất cao. Trong 100 g thân cây họ Ráy Remusatia vivipara có khoảng 390 mg lectin tinh
sạch hoặc 75 mg ở 100 g rễ cây thuộc họ Đậu tằm Astragalus mongolicus. Lectin cũng đƣợc tìm thấy ở hạt tuy nhiên hàm lƣợng thấp hơn (3,3 mg /100 g hạt cây phù dung
Hibicus mutabilis) [55]. Lectin ở hạt có thể tập trung ở bao lá mầm hoặc ở nội nhũ
(nhƣ ở đậu Castor- đậu rồng) và thƣờng chiếm 0,1 – 5% protein tổng số nhƣng cũng có thể đạt tới 50% nhƣ ở lồi đậu cơ ve Phaseolus vulgaris [14,55].
Ở động vật: Lectin cũng đƣợc tìm thấy ở nhiều lồi động vật khác nhau, tuy nhiên quá trình tinh sạch lectin này cần phải có một lƣợng lớn lectin thơ thì mới thực hiện đƣợc. Lectin đã đƣợc tìm thấy ở lồi sam biển châu Mỹ Limulus polyphemus, tôm hùm Homarus americanus thuộc ngành giáp xác [19]. Một số lectin đặc hiệu với sialic acid cũng đƣợc tìm thấy ở thân mềm và giáp xác [3,70]. Trong đó lectin sam là loại lectin đặc hiệu với sialic acid đã đƣợc tinh sạch và nghiên cứu tính chất [19].
Lectin ở động vật có xƣơng sống tồn tại ở dạng tự do hoặc protein cấu trúc màng ở dịch phôi, các cơ quan và mô ở cơ thể trƣởng thành. Một số lectin đã đƣợc tinh chế và nghiên cứu tính chất nhƣ: lectin từ huyết tƣơng cá chình Anguilla rastiata, lectin trứng cá vƣợc Peraca piuviatilis [65].
Ở vi sinh vật: Ở các loài vi sinh vật, lectin đƣợc tìm thấy ở virus, vi khuẩn, trùng roi, tảo biển [54]. Lectin ở vi sinh vật giúp chúng gắn kết các tế bào lại với nhau.