Đánh giá tính ổn định của năng suất và hoạt động nuô

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiếp cận sinh thái nhân văn vào đánh giá tính bền vững của việc phát triển nuôi tôm tại vùng nuôi tập trung ven biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định (Trang 106)

b) Các mô hình nuôi tôm sú

3.1.4.2.Đánh giá tính ổn định của năng suất và hoạt động nuô

Tính ổn định là khả năng duy trì trạng thái và năng suất không biến động mạnh, có thể dao động và tự điều chỉnh về trạng thái ban đầu, khi môi trường, khí hậu thời tiết, tình trạng kinh tế… thay đổi. Tính ổn định của nghề nuôi tôm ở Nghĩa Hưng không cao, năng suất liên tục giảm theo thời gian mà không phục hồi. Đây là chỉ báo tổng hợp về suy thoái môi trường, bất ổn trong quản lý phát triển nghề. Theo Phòng thủy sản huyện Nghĩa Hưng, trước năm 1998, năng suất nuôi tôm sú quảng canh cải tiến trung bình cao, đạt đến 0,7 tấn/ha/năm, năm 2004 các diện tích thí điểm nuôi công nghiệp đạt 3 tấn/ha/vụ, nuôi bán thâm canh đạt 1 tấn/ha/vụ, nuôi quảng canh cải tiến chỉ còn đạt 0,4 - 0,5 tấn/ha/vụ. Những năm sau đó năng suất nuôi quảng canh cải tiến giảm nhanh hơn, nhiều đầm chỉ đạt 0,15 - 0,25 tấn/ha.

109

Chất lượng giống và nguồn nước là những yếu tố đáng kể hạn chế năng suất và lợi nhuận nghề nuôi tôm (nguồn Phạm Bình Quyền (2003) và tác giả). Đầm nuôi quảng canh cải tiến không có ao xử lý nước vào, nước ra, một số đầm nuôi công nghiệp, bán thâm canh chỉ có ao xử lý nước vào mà không có ao xử lý nước ra, chất thải và các tác nhân gây bệnh từ đầm nuôi tôm đều thải ra hệ thống kênh chung. Do vậy nguồn nước tiềm ẩn nhiều nguy cơ ô nhiễm hữu cơ và ô nhiễm sinh vật gây bệnh, càng về cuối vụ nuôi nguy cơ sẽ càng gia tăng.

Việc lấy mẫu phân tích chất lượng môi trường đầm nuôi năm 2008 được thực hiện vào tháng 7, là tháng nuôi cuối vụ, khi mọi biến động bất thường và trạng thái cực đoan của chất lượng môi trường đều đe dọa gây bất lợi cho đối tượng nuôi, có thể dẫn đến phải thu hoạch non, gây thất thu mạnh vì giá tôm tăng theo cỡ tôm. Mẫu nước được lấy tại các đầm nuôi quảng canh cải tiến trong vùng mới quai đê Tây Nam Điền-Cồn Xanh, vùng chuyển đổi lúa tôm Nam Điền năm 2005, vùng Đông Nam Điền, vùng chuyển đổi lúa sang tôm tại nông trường Rạng Đông và đầm nuôi công nghiệp nuôi tôm thẻ chân trắng tại Viễn Đông. Kết quả phân tích cho thấy bức tranh các yếu tố sinh thái của tôm sú vào cuối vụ nuôi là đáng báo động, với nhiều yếu tố thay đổi rất đáng kể. Các yếu tố chịu tác động mạnh của thời tiết, như oxy hòa tan, nhiệt độ, độ pH đều có giá trị rất cao (xem hình 3.4).

Độ pH tiến sát ngưỡng 8,5 của tiêu chuẩn ngành TCN 2 171. Ô xy hòa tan ở tất cả các đầm nuôi quảng canh đều nhỏ hơn tiêu chuẩn cho phép theo TCN 28 171, nhưng tại đầm nuôi Viễn Đông thì bắt đầu vượt tiêu chuẩn. Theo tiêu chuẩn A2 của QCVN 08 2008 dùng cho mục đích bảo tồn động thực vật thủy sinh thì nhiệt độ các đầm nuôi đều vượt. Mặc dù đối tượng nuôi có thể chịu được mức nhiệt độ 33o

C, nhưng ở gần kề biên trên của miền giới hạn sinh thái nhiệt độ cũng là điều bất lợi cho vật nuôi. Tình trạng môi trường đầm nuôi ở Nam Điền là bất lợi nhất. Những đầm này bị mất nguồn cấp nước mặn do xung đột với nông dân trồng lúa. Các chủ đầm chỉ có thể bổ sung nguồn nước mặn hạn chế bằng cách bơm qua đê và không thể tháo nước ra khỏi đầm.

110

a b c

Hình 3.4. Chất lượng môi trường nước các đầm nuôi tôm tại vùng ven biển huyện Nghĩa Hưng tháng 7 năm 2008 (Nguồn tác giả thực hiện)

a- Nhiệt độ, độ pH, nồng độ o xy hòa tan, nhu cầu ô xy sinh học và nhu cầu ô xy hóa học của nước; b- Nồng độ chì, đồng và khí hyđrô sunfua của nước, c-

Nồng độ cadmi, phot pho dễ tiêu và độ muối của nước.

Đầm Rạng Đông1 có yếu tố BOD, COD cực đoan, chủ đầm chỉ dùng thức ăn tươi sống tự nhiên, khi phát hiện tôm chết sau thay nước, ông nghi ngờ nguyên nhân là do nước vào bẩn và giảm thay nước. Trên hình 3.4 có thể thấy ô nhiễm hữu cơ của đầm này là đáng ngại nhất, đi kèm với sự thiên tăng giá trị khí hydro sunfua so với các đầm khác. Chỉ tiêu cadmi, chì, đồng trong đầm nuôi công nghiệp cao bất thường, vượt hẳn lên so với các đầm còn lại. Theo phỏng vấn tại chỗ thì trầm tích đáy đầm thường vẩn lên khi có quạt nước và xáo trộn, đáy đầm có xử lý đất sét, nhưng chất lượng không tốt, bị vụn bở ra. Đây cũng là đầm nuôi công nghiệp nên theo chúng tôi, có khả năng có sự tích tụ các yếu tố kim loại nặng cao hơn ở đầm nuôi thường. Trong các đầm nuôi còn lại được kiểm soát chất lượng nước, nhận thấy hàm lượng đồng đều cao hơn tiêu chuẩn cho phép theo tiêu chuẩn ngành TCN 28 171

Lân có vai trò cung cấp dinh dưỡng cho thực vật và tham gia vào quá trình đệm làm giảm độ chua của nước. Trong các đầm nuôi được kiểm soát hàm lượng photpho đều cao hơn tiêu chuẩn cho phép theo QCVN 08 2008 và QCVN 10 2008.

111

Đặc biệt tại đầm nuôi ở Nam Điền tất cả các yếu tố kim loại nặng, độ muối, photpho và khí hyđrô sunfua đều có giá trị bất lợi hơn.

Kết quả kiểm soát các yếu tố chất lượng trầm tích đáy các đầm nuôi được trình bày trong bảng 3.13. Độ pHKCl của tất cả các điểm kiểm soát là trung tính. Hàm lượng chất hữu cơ, nitơ và P2O5 ở mức nghèo đến trung bình, riêng kali thuộc loại cao. So sánh với các kết quả phân tích tương tự, những số liệu này cũng có sự tương đồng. Thông số đồng, chì và cadmi không thể hiện xu thế phân hóa giữa các đầm nghiên cứu, với giá trị cadmi thuộc loại cao, còn đồng và chì khá thấp.

Bảng 3.13. Chỉ tiêu chất lượng trầm tích đáy đầm nuôi tôm trong vùng ven biển huyện Nghĩa Hưng tháng 7 năm 2008

Chỉ tiêu Đơn vị Cồn

Xanh

Nam

Điền Đông Nam Điền 1 Đông Nam Điền 2 Đông Nam Điền 3 Đông 1 Rạng Đông 2 Rạng Đông Viễn

pHKCl - 7,23 6,97 7,31 7,26 7,20 7,07 7,14 7,64 CHC % 4,21 5,02 4,13 4,04 4,31 4,44 4,41 4,79 N tổng % 0,17 0,20 0,17 0,17 0,18 0,18 0,18 0,18 P2O5tổng % 0,12 0,13 0,11 0,11 0,12 0,13 0,12 0,12 K2O tổng % 1,58 1,78 1,43 1,45 1,58 1,60 1,59 1,62 Muối % 0,67 0,61 0,73 0,79 0,86 0,84 0,72 0,99 CdTS mg/kg 176 195 168 165 175 180 178 182 PbTS mg/kg 87 96 79 83 76 85 81 90 CuTS mg/kg 2,12 3,46 2,01 2,22 2,25 2,35 2,31 2,41

(Nguồn tác giả thực hiện)

Trong cơ cấu vốn đầu tư của các mô hình nuôi tôm sú ở Nam Định và Nghĩa Hưng, tỷ trọng chi cho môi trường không đáng kể. Chủ đầm thải nước không xử lý từ các ao nuôi, thậm chí từ ao có tôm nuôi bị bệnh mà không bị bất kì sự kiểm soát hay trừng phạt nào. Theo Viện Kinh tế và Quy hoạch thuỷ sản, mỗi hecta nuôi thuỷ sản ven biển sử dụng khoảng 32.000 - 40.000 m3 nước/năm. Hoá chất dùng xử lý đầm gồm khoảng 1.000 - 1.500kg vôi/ha/năm cộng với các hoá chất diệt khuẩn, chế phẩm sinh học để gây màu nước. Trong quá trình xử lý bùn đáy ao hàng năm thường nạo vét lớp đáy 1 - 5 cm, tạo ra lượng bùn thải khoảng 100 - 500 m3

/ha. Bùn được đắp lên bờ, làm mở rộng bờ và có thể sẽ bị rửa trôi trở lại đầm khi có mưa.

112

Sơ đồ dòng vật chất thông tin trong hệ thống nuôi tôm tại vùng ven biển huyện Nghĩa Hưng được thể hiện trong hình 3.5.

Đặc điểm chung của hệ sinh thái vùng nuôi là chủ đầm mới chỉ thực hiện quản lý vật nuôi, không chú trọng quản lý yếu tố sinh thái của vật nuôi. Chất lượng nước được kiểm tra bằng cảm quan, sức khỏe tôm nuôi được kiểm soát bằng quan sát hành vi vận động và mức độ tiêu thụ thức ăn. Các chủ đầm hầu như không sử dụng thiết bị kiểm soát chất lượng nước nào, kể cả loại dụng cụ đơn giản như thiết bị đo độ muối, nhiệt độ và độ pH. Kỹ thuật nuôi không được tuân thủ. Đáy đầm được xử lý đầu vụ bằng phương pháp ướt, cày đáy và dùng vôi khử độc hại, dùng phân chuồng gây màu.

Hình 3.5. Sơ đồ dòng vật chất thông tin trong hệ thống nuôi tôm tại vùng ven biển huyện Nghĩa Hưng (Nguồn tác giả điều tra thực địa).

Có nhiều cơ sở để kết luận về các chu kỳ rủi ro 5 năm và 10 năm. Phỏng vấn không chính thức các chủ đầm có thâm niên, trình độ nuôi và có mô hình nuôi khác nhau, nhận thấy họ đều gặp rủi ro trung bình 5 năm một lần, với mức thiệt hại ít

113

nhất là hòa vốn hoặc lỗ. Thiệt hại là lớn nhất khi tôm mắc bệnh chết lúc còn nhỏ, không bán được, hoặc khi gặp mưa bão mạnh. Chỉ cần mất năng suất trên 30% là đã có thể thua lỗ, trắng tay, nếu không có đất lúa canh tác sẽ dễ thiếu đói cục bộ và chán nản về nghề. Theo chủ đầm nuôi thâm canh, rủi ro thiệt hại từ bệnh tôm hàng năm có thể xảy ra theo tỷ lệ 1/4 - 1/6 số ao nuôi, dù các ao nuôi có chung ao xử lý nước đầu vào, nên rủi ro đe dọa tất cả, nhưng khi một ao có dấu hiệu cảnh báo rủi ro, thì việc chữa chạy phòng ngừa sẽ được thực hiện trên những ao còn lại, nên thiệt hại được hạn chế kịp thời. Nhiều nghiên cứu cũng công bố tần số gặp rủi ro khi nuôi tôm là 1 lần trong 4 - 5 năm. Theo Viện Quản lý thủy sản (2006), năm 2005 toàn miền Bắc có 2/5 số trại tôm bị ảnh hưởng của bệnh đốm trắng, trong đó 1/5 bị thua lỗ hoàn toàn. Chu kỳ rủi ro 5 năm 1 lần đối với nuôi tôm sú có mức rủi ro trung bình là 50% sản lượng, do vậy tính trung bình mỗi năm sẽ có rủi ro thiệt hại 10% sản lượng nuôi. Bảo hiểm nông nghiệp chỉ chi trả khi năng suất giảm >30% so với năng suất trung bình của 3 năm liền kề. Rõ ràng, bức tranh chân thực, không bị bóp méo về lợi nhuận nghề nuôi tôm sú, phải bao gồm lợi nhuận của những năm thu hoạch bình thường đã khấu trừ 10%/năm để khắc phục rủi ro do mất ổn định năng suất. Việc người mới bước vào nghề nuôi, chưa có kinh nghiệm ứng xử với biến động yếu tố sinh thái nước đầm, đã phải thất bại hai vụ nuôi liền trong hai năm là giá phải trả vì thiếu trình độ nghề. Để loại trừ thua lỗ mới vào nghề, họ phải được học nghề đầy đủ và được hướng dẫn theo kiểu cầm tay chỉ việc đến thành thạo về nghề trong hai năm; Các yếu tố kỹ thuật trong quy trình nuôi phải được thực thi đầy đủ theo đúng hướng dẫn; Đầm nuôi phải có đủ thiết bị kiểm soát chất lượng môi trường và phương tiện, hóa chất khắc phục nhanh sự cố.

Rủi ro tần suất khoảng 5 năm gặp 1 lần còn có khả năng liên quan trực tiếp đến mức độ suy thoái môi trường đầm nuôi và tích lũy yếu tố gấy bất ổn trong trầm tích đáy đầm và liên quan gián tiếp đến chu kỳ giao khoán đất. Trong quá trình nuôi, hàng năm các chủ đầm thường không xử lý triệt để đáy đầm nên các yếu tố kim loại nặng và các chất độc hại ở đây có thể gia tăng theo thời gian nuôi. Do trước đây chu kỳ thuê khoán đất thực hiện 5 năm một lần, nên tâm lí người chủ đầm

114

là khi nhận khoán mới, hoặc khi đổi chủ đầm mới cải tạo bờ đáy triệt để một lần. Rủi ro bất lợi cho việc nuôi tôm sú tích lũy theo thời gian nuôi trong mỗi vụ. Khi các quy trình kỹ thuật không được đảm bảo thì càng về cuối vụ nuôi, môi trường nước và trầm tích đáy càng suy thoái.

Từ kết quả phân tích tính ổn định của hệ thống rút ra kết luận là biến động bất ổn của yếu tố sinh thái gây tổn thất trung bình không quá 10% sản lượng hàng năm. Những tổn thất này bị ẩn trong bài toán chi phí lợi ích không đầy đủ, nên đã phóng đại lợi nhuận nghề nuôi, khiến nhà đầu tư bị nhiễu thông tin về sức hấp dẫn của nghề. Tổn thất này không xảy ra ngay lập tức, mà từ từ tác động đến người nuôi, khiến chủ đầm lúng túng khi gặp rủi ro và một số chủ đầm phải bỏ nghề.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiếp cận sinh thái nhân văn vào đánh giá tính bền vững của việc phát triển nuôi tôm tại vùng nuôi tập trung ven biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định (Trang 106)